YOMEDIA
NONE

Nhận xét về chính sách ngụ Ngụ binh ư nông?

Em có nhận xét gì về chính sách ngụ binh ư nông

Trình bày nguyên nhân diễn biến kết quả ý nghĩa cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt

nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên thế kỉ 13

nội dung cải cách của Hồ Quý Ly!tác dụng ý nghĩa của cuộc cải cách đó

sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến phương đông phương Tây(các bạn ghi rõ giùm mình hoàn cảnh hình thành của xã hội phong kiến phương đông và phương Tây)

Nêu những chính sách đối nội đối ngoại của nhà Đường ----những thành tựu lớn về văn hóa và khoa học kỹ thuật của người Trung Quốc

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Em có nhận xét gì về chính sách ngụ binh ư nông

    TL:

    - Nhu cầu bảo vệ đất nước và bảo vệ chính quyền cai trị cần một lực lượng quân đội hùng hậu. Tuy nhiên, nhu cầu nhân lực để sản xuất nông nghiệp cho đời sống cũng rất lớn. Vì vậy việc đưa quân về địa phương luân phiên cày cấy giúp lực lượng này tự túc được về lương thực, bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân cho triều đình.

    - Ngụ binh ư nông là việc liên kết hài hoà giữa việc quân sự và nông nghiệp, giữa kinh tế và quân sự, chuyển hóa nhanh từ thời bình và sang thời chiến khi cần. Nhờ chính sách này, triều đình có được lực lượng quân đội hùng mạnh, đông đảo trong khi sản xuất nông nghiệp vẫn được duy trì.

    - Chính sách ngụ binh ư nông phản ánh tư duy nông binh bất phân (không phân biệt quân đội và nông dân), đâu có dân là đó có quân, phù hợp với điều kiện xây dựng nền quốc phòng của một nước đất không rộng, người không đông, cần phải huy động tiềm lực cả nước vừa sản xuất, vừa đánh giặc.

    Trình bày nguyên nhân diễn biến kết quả ý nghĩa cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt

    TL:

    Nguyên nhân: Sau khi thất bại ở Ung Châu, nhà Tống vô cùng tức tối, tiến hành xâm lược Đại Việt.

    Diễn biến:

    - Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng

    - Xây dựng phòng tuyến ở các vị trí chiến lược và trên sông Như Nguyệt - Cuối năm 1076,quân Tống kéo vào xâm lược nước ta - Một đêm cuối xuân 1077, Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông bất ngờ đánh vào doanh trại của giặc Kết quả: - Quân Tống thua to,“ mười phần chết đến năm sáu phần” - Quách Qùy chấp nhận giảng hòa rút quân về nước Ý nghĩa: - Nhà Tống bỏ mộng xâm lược Đại Việt - Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được giữ vững

    nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên thế kỉ 13

    TL:

    1.Nguyên nhân thắng lợi: - Nhờ tinh thần hy sinh, quyết chiến quyết thắng của quân dân và quân đội nhà Trần . - Mưu trí, sáng tạo trong chiến lược của Vua Trần và Trần Hưng Đạo. - Cách đánh giặc đúng “Lấy ít đánh nhiều , lấy yếu đánh mạnh”; “đỏan binh thắng trường trận”. 2. Ý nghĩa lịch sử: - Đập tan tham vọng xâm lược của quân thù, bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. - Củng cố niềm tin và xây dựng khối đoàn kết toàn dân. - Kế hoạch bành trướng xuống phương Nam và Đông Nam Á bị phá tan.

    nội dung cải cách của Hồ Quý Ly!tác dụng ý nghĩa của cuộc cải cách đó

    TL: Cải cách của Hồ Qúy Ly:

    Ngay từ khi còn là một đại thần, đặc biệt sau khi lên ngôi vua, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách trên nhiều lĩnh vực.
    - Về chính trị, ông cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải
    họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.
    Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
    Hồ Quý Ly đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.
    -Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
    - Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.
    Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
    - về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
    - Về quân sự, để đề phòng giặc ngoại xâm, Hồ Quý Ly đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

    Ý nghĩa tác dụng:

    Trước tình trạng suy sụp của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.
    Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.

    sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến phương đông phương Tây(các bạn ghi rõ giùm mình hoàn cảnh hình thành của xã hội phong kiến phương đông và phương Tây)

    TL: Phương Đông: Hình thành rất sớm (trước công nguyên-Trung quốc -> đầu công nguyên-các nước Đông Nam Á)
    Phương Tây: Hình thành muộn hơn (Hình thành vào thế kỉ V - X)
    Tình hình phát triển:
    Phương Đông: Phát triển rất chậm tại Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
    Phương Tây: Từ thế kỉ XI - XIV

    Nêu những chính sách đối nội đối ngoại của nhà Đường ----những thành tựu lớn về văn hóa và khoa học kỹ thuật của người Trung Quốc

    TL: Chính sách:

    Về đối nội:

    • Cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đồng thời mở khoa thi để tuyển chọn nhân tài.
    • Giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruông hoang chia cho nông dân (chế độ quân điền).

    => Nông nghiệp phát triển, xã hội phồn thịnh

    Về đối ngoại:

    • Đem quân xâm chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực và xâm lược Triều Tiên….=>Lãnh thổ Trung Quốc không ngừng mở rộng và trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.

    Thành tựu:

    • Về văn hóa:
      • Tư tưởng : Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến, là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến.
      • Văn học , Sử kí : rất phát triển, có nhiều bài thơ, nhiều tác phẩm tiêu biểu , nhà thơ văn nổi tiếng như Lý Bạch , Đỗ Phủ , La Quán Trung với Tam quốc diễn nghĩa v.v cung với các bộ sử kí nổi tiếng
      • Nghệ thuật : phong cách độc đáo , hội hoá , điêu khắc ... với trình độ cao, rất nổi tiếng
    • Về khoa học-kĩ thuật : nhiều phát minh quan trọng như giấy viết , nghề in , la bàn, chế tạo thuốc súng . Kĩ thuật : đóng thuyền , nghề luyện sắt , khai thác dầu.
      bởi Nguyễn Quang Công Tôn 09/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON