Nguyên nhân dẫn đến chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài?
Câu 1 : Nguyên nhân dẫn đến chia cắt Đàng trong - Đàng ngoài.
Câu 2 : Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn nổ ra và phát triển như thế nào ?
Câu 3 : Trình bày chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút ( 1785 ).
Câu 4 : Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩ lịch sử của phong trào Tây Sơn.
Trả lời (1)
-
Câu 1 : Nguyên nhân dẫn đến chia cắt Đàng trong - Đàng ngoài.
+ Chiến tranh Nam - Bắc triều:
_ Hàng vạn người bị bắt đi lính, đi phu, gia đình li tán.
_ Mùa màng bị tàn phá nặng nề, đồng ruộng bỏ hoang, dịch tễ phát sinh, người chết đến quá nửa.
_ Nhân dân đói khổ, phiêu bạt, tan tác.
+ Sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài
_ Gây bao đau thưong cho dân tộc
_ Đất nước bị chia cắt lâu dài, ảnh hưởng khối đoàn kết dân tộc.
Câu 2 : Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn nổ ra và phát triển như thế nào ?
Đây là cuộc chiến tranh giai cấp quyết liệt nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Ngay từ đầu, nghĩa quân đã lấy khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo” để hiệu triệu và tập hợp quần chúng bị áp bức.
Từ căn cứ Tây Sơn, nghĩa quân tiến xuống đồng bằng giải phóng các làng xã, các huyện lỵ. Bọn quan lại, cường hào, ác bá bị trừng trị. Của cải của chúng và lương thực của cải trong kho nhà nước phong kiến bị tịch thu chia cho dân nghèo. Mọi thứ thuế được tuyến bố bãi bỏ, nhữung người bị giam cầm trong nhà ngục được giải phóng. Nhân dân các địa phương nô nức tham gia khởi nghĩa, trong đó có cả các thương nhân ở các thành thị. Một số nho sĩ tiến bộ, một số quan lại, thổ hào lớp dưới đã sớm tham gia khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng với khí thế hết sức mạnh mẽ.
Mùa thu năm 1773, nghĩa quân hạ thành Quy Nhơn rồi tiến ra chiếm Quảng Ngãi, tiến vào giải phóng Phú Yên, Bình Thuận. Sau khi điều đình tạm hoà hoãn với quân Trịnh ở mặt Bắc để tập trung diệt quân Nguyễn ở phía nam, liên tục các năm 1776, 1777, 1778, 1782, 1785, 5 lần quân Tây Sơn tiến công vào Gia Định. Cả 5 lần quân Nguyễn đều thất bại, lực lượng bị tan rã phải chạy trốn ra các hải đảo sang sống lưu vong bên đất Xiêm. Chính quyền họ Nguyễn cát cứ trên 200 năm bị đánh đổ. Phong trào Tây Sơn đã giải phóng hầu hết đất Đàng Trong.
Sau khi đánh tan 5 vạn quân Xiêm can thiệp xâm lược, từ tháng 6/1786, quân Tây Sơn chuyển hoạt động ra hướng Bắc. Trong vòng 10 ngày, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh tan 3 vạn quân Trịnh (mới vượt sông Gianh vào chiếm Phú Xuân của họ Nguyễn), giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong. Thừa thắng, Nguyễn Huệ quyết định tiến quân ra Bắc.
Tình hình Bắc Hà lúc này đang rối loạn. Chính quyền Lê - Trịnh mục nát cực độ. Binh lính thì đang tan rã, lưu manh hoá và nổi loạn. Quân Tây Sơn với hơn 1.000 chiến thuyền vượt biển đánh chiếm vùng Nam Định rồi tiến thẳng về giải phóng Thăng Long ngày 21/7/1786. Như thế chỉ chưa đầy một tháng, bằng cuộc tiến công vũ bão, quân Tây Sơn đã đập tan lực lượng quân sự của họ Trịnh, lật đổ chính quyền họ Trịnh tồn tại gần 300 năm, giải phóng Đàng Ngoài.
Cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn là sự quật khởi của các tầng lớp nhân dân bị áp bức đứng lên lật đổ các thế lực phong kiến thống trị suy tàn, phản dân, hại dân, đảm nhiệm sứ mệnh của dân tộc khôi phục quốc gia thống nhất, đánh bại các đạo quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập của đất nước.
Câu 3 : Trình bày chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút ( 1785 ).
* Nguyên nhân: Do Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm
* Diễn biến:
- Giữa năm 1784, 5 vạn quân Xiêm kéo vào Gia Định, ra sức đánh phá miền Tây Gia Định
- Tháng 1/ 1785, Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đén Xoài Mút(cửa sông Tiền) làm trận địa quyết chiến với địch
- 19/1/1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch
* Kết quả:
Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, quân xâm lược Xiêm bị đánh tan. Nguyễn Ánh thoát chết, chạy sang Xiêm lưu vong
Câu 4 : Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩ lịch sử của phong trào Tây Sơn.
Nguyên nhân thắng lợi
- Tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân
- Được sự ủng hộ của nhân dân;
- Tài chỉ huy của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân, với chiến thuật tài tình , nắm vững thời cơ phản công quyết liệt , hành quân thần tốc , tiến quân mãnh liệt , chiến đấu cơ động.
* Công lao của Tây Sơn là lật đổ chính quyền phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn; thống nhất đất nước , đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh.
* Ý nghĩa của phong trào Tây Sơn:
Thống nhất đất nước .Giữ vững độc lập tổ quốc. Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.bởi đặng phùng quí 12/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Trình bày quá trình hình thành và phát triển của Trung Quốc?
21/12/2022 | 0 Trả lời
-
Nêu những thành tựu văn hóa củaTrung Quốc thời phong kiến?Em thích thành tựu nào nhất?Vì sao?
Giusp mik vs ạ!!
29/12/2022 | 0 Trả lời
-
Trình bày nguyên nhân, mục đích, ý nghĩa của Phong trào Văn hóa Phục Hưng
07/11/2023 | 1 Trả lời
-
Em hãy cho biết những nét tương đồng trong văn hóa của người dân Đại Việt ta với người dân các quốc gia phong kiến Đông Nam Á từ nữa sau thế kỷ X đến đầu thế kỉ XVI.
21/12/2023 | 1 Trả lời