YOMEDIA
NONE

Đóng góp của thời Lý đối với dân tộc?

đóng góp của thời Lý đối với dân tộc?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Tháng 10 năm Kỷ Dậu (1009), Lý Công Uẩn được quần thần tôn lên làm vua, sáng lập vương triều Lý. Nhà Lý trị vì thiên hạ được 216 năm, trải 9 đời vua (từ Lý Công Uẩn đến Lý Chiêu Hoàng). Thời gian ở ngôi báu của các Đức vua tuy dài ngắn khác nhau, song các vua nhà Lý đều dốc lòng vì vương triều, vì nước, vì dân và đều để lại dấu ấn của vương triều mình trong quá trình đấu tranh giữ nước, xây dựng và kiến thiết đất nước nói chung Thăng Long nói riêng… Chính vì vậy các sử gia của nước Việt đều đồng lòng đánh giá cao vương triều Lý: là một vương triều đã đóng góp nhiều thành tựu cho lịch sử nước nhà ở một số lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, kiến trúc…

    Cuốn sách “Vương triều Lý (1009 - 1226)” do Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Quang Ngọc chủ biên sẽ giúp người đọc hiểu thêm về sự thịnh, suy của vương triều Lý trong dòng chảy của lịch sử dân tộc để thấy được vai trò cũng như những cống hiến của vương triều này đối với đất nước, đối với lịch sử dân tộc
    Đó là quyết định dời đô từ Hoa Lư hẻo lánh hiểm trở ra Đại La, điểm trung tâm của đất nước, rồi mượn hình tượng rồng bay để đặt tên cho kinh đô mới Thăng Long, như muốn xác định một lần nữa người Việt là con Rồng cháu Tiên. Sau đó đổi tên nước Đại Cồ Việt thành quốc hiệu Đại Việt, trang trọng và kiêu hãnh, cũng là một cách tự khẳng định đất nước này ở phương Nam không có gì phải kiêng dè, e sợ những kẻ xấc xược hợm mình ở phương Bắc, tự cho nước mình là trung tâm thiên hạ, còn những dân, những nước láng giềng chung quanh là mọi rợ, man di.
    Cùng với đó là bài thơ thần của Lý Thường Kiệt - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên
    Bài thơ thần “Bản Tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của dân tộc Việt đã vang lên trên sóng nước Như Nguyệt, khích động tinh thần quân sĩ, dấy lên niềm tự hào dân tộc và đó chính là vũ khí chiến thắng kẻ thù:
    “Nam quốc sơn hà Nam đế cư
    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
    Hùng khí của bài thơ Thần đã xuyên suốt không gian, vượt qua thời gian vọng mãi đến ngàn năm.
    Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Nhà Lý tiến hành “Vẽ bản đồ nước Việt. Sau khi đánh bại quân Tống trong hai năm: 1171 -1172, vua Lý Anh Tông xa giá đi tới nhiều vùng núi non hiểm trở của đất nước, tìm hiểu đời sống sinh hoạt của người dân. Sai người làm tập bản đồ nước Đại Việt, và soạn sách “Nam Bắc Phiên giới đồ”. Tiếc rằng tập bản đồ đó đã thất lạc trong dân gian. Việc làm của vua Lý Anh Tông có ý nghĩa to lớn đó chính là việc đặt nền móng cho ý thức giáo dục, xây dựng, và bảo vệ biên cương tổ quốc cho các thế hệ sau.
    Tiếp đó ta không thể không nhận thấy rằng vương triều Lý là một vương triều thân dân, vì dân, thương dân.Năm 1029, vua Lý Thái Tông cho sửa sang điện Càn Nguyên và đổi tên là điện Thiên An. Hai bên tả hữu đặt hai lầu chuông đối xứng nhau, tạo điều kiện cho dân ai có việc kiện tụng, oan uổng thì đến đánh chuông, nhà vua sẽ đích thân xem xét xử lý. Tháng 2 năm 1038, vua Thái Tông thân hành ra cửa Bố Hải cày ruộng tịch điền. Ngài làm lễ tế Thần nông, rồi tự mình cầm cày xuống ruộng. Thấy vậy các quan can rằng: “Đó là việc của nông phu, bệ hạ việc gì phải làm thế?”. Đức vua trả lời: “Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì cho thiên hạ noi theo…”. Nói rồi, vua đẩy cày ba lần mới thôi.
    Việc lần đầu tiên một vương triều cho xây trường học
    Năm 1070, vua Lý Thánh Tông chọn khu đất ở phía Nam hoàng thành Thăng Long để xây Văn Miếu. Năm Ất Mão (1075), Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam để chọn người tài. Tới năm 1076, nhà Lý đã quyết định xây nhà Quốc Tử Giám kề sau Văn Miếu, để làm nơi cho các hoàng tử và con các vị đại thần đến học. Việc mở trường dạy học, cho dù ý tưởng ban đầu chỉ là để con cái hoàng gia có nơi “nấu sử sôi kinh” cũng đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của Nhà Lý, của đất nước. Sau này các triều vua Trần, Lê... đã tiếp tục phát triển Văn Miếu - Quốc Tử Giám thành trường Đại học đầu tiên, là trung tâm giáo dục của cả nước.
    Ban bố“Hình thư”.Sự kiện này được ghi lại trong Đại Việt sử ký toàn thư:“ngày 01 tháng 10 năm 1042, ban Hình thư. Trước kia việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu… Đến đây phép xử án được bằng thẳng rõ ràng, cho nên mới đổi niên hiệu là Minh Đạo (làm sáng tỏ đạo)”. Theo “Lịch triều hiến chương loại chí” thì “Hình thư” gồm có ba quyển, đã bị thất truyền. Đó là bộ luật thành văn đầu tiên trong lịch sử Việt Nam chứng tỏ một thành tựu lập pháp quan trọng và một bước tiến lớn trên con đường xây dựng nhà nước pháp luật, là mốc quan trọng trong lịch sử pháp quyền Việt Nam.
    Vương triều Lý đã mở ra một kỷ nguyên văn minh mới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên văn minh Đại Việt. Đó là thời kỳ cả dân tộc vươn lên trong khí thế rồng bay, xây dựng lại đất nước sau hơn nghìn năm Bắc thuộc. Nước Đại Việt nhanh chóng trở thành một quốc gia độc lập, thống nhất và văn minh thịnh đạt ở Đông Nam Á, mà Thăng Long là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của đất nước, nơi hội tụ và toả chiếu ánh sáng của tâm hồn và trí tuệ dân tộc.
    Cuốn sách “Vương triều Lý (1009 - 1226)” của GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc giúp cho các nhà nghiên cứu cùng đông đảo bạn đọc hiểu rõ hơn, khách quan và toàn diện hơn những cống hiến to lớn của các vị vua Lý, của vương triều Lý và quân dân Đại Việt trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hoá. Đặt nền tảng cho nền văn minh Việt Nam với trung tâm là kinh đô Thăng Long tiếp tục phát triển và toả sáng. Hãy tìm đọc cuốn sách độc giả sẽ thấy được những cái đầu tiên mà vương triều Lý đã dựng xây trong thời gian trị vì của mình.
      bởi Lê Đình Hiếu 04/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON