YOMEDIA
NONE

Ban đầu Nguyễn Ánh sang cầu cứu nước nào?

Nguyễn Ánh là ai? Ban đầu Nguyễn Ánh sang cầu cứu nước nào?

Ba anh em trong cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là ai?

Nếu nguyên nhân và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (7)

  • - Nguyễn Ánh  là cháu nội của chúa Nguyễn Phúc Khoát, vị chúa Ng áp chót ở Đàng Trong. Sau khi gia tộc chúa Nguyễn bị quân Tây Sơn lật đổ vào năm 1777 và ông là người duy nhất sống sót trốn thoát.

    - Ng Ánh đầu tiên sang cầu cứu nc Xiêm ( Thái Lan )

    - Ba anh em trong cuộc kn Tây Sơn là Ng Nhạc, Ng Huệ, Ng Lữ

    - Nguyên nhân: 

     + Sự thối nát của chính quyền pk lúc bấy giờ

     + Nhân dân nghèo khổ, phải đi phiêu bạt khắp nơi

     + Thuế má nặng nề

     + Vua quan ăn chơi xa xỉ, ko chăm lo đời sống nd

    - Ý nghĩa:

     + Kết thúc những năm tháng đất nc bị chia cắt, bắt đâu một thời kì mới

     + Tạo tiền đề cho việc thống nhất đất nước

     + Khẳng định sức mạnh trước ý định xâm lược của nước Xiêm

     Đúng thì like cho mik nha!laugh

     

      bởi Hoàng Hello 29/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Nguyễn Ánh là cháu của Chúa Nguyễn. Năm 1777, Tây sơn bắt được chúa Nguyễn , chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát.

    Ban đầu, Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm.

    Ba anh em trong cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

    Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn:

    • Sự mục nát chính quyền phong kiến.
    • Cuộc sống người dân ngày càng cơ cực. 
    • Nhân dân phải nộp nhiều thứ thuế.

    Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn

    1. Lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê.
    2. Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng nhất thống nhất quốc gia.
    3. Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh bỏa vệ độc lập và lãnh thổ của Tổ Quốc.
      bởi Lê Chí Thành 29/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • - Gia Long, huý là Nguyễn Phúc Ánh thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh, là nhà vua sáng lập ra nhà Nguyễn, là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời là năm 1820. Được truy tôn miếu là Nguyễn Thế Tổ.

    Nguyễn Ánh là cháu nội của Nguyễn Phúc Khoát, vị chúa Nguyễn áp chót ở Đàng Trong. Sau khi gia tộc chúa Nguyễn bị quân Tây Sơn lật đổ năm 1777, ông trốn được và bắt đầu cuộc chiến 25 năm với Tây Sơn để khôi phục triều đại. 

    - Ban đầu Nguyễn Ánh sang cầu cứu nước Xiêm ( Thái Lan).

    - Ba anh em trong cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

    - Nguyên nhân:

    + Sự mục nác của chính quyền phong kiến lúc bấy giờ.

    + Cuộc sống người dân ngày càng cơ cực.

    + Nhân dân phải nộp nhiều thứ thuế.

    + Nguyễn Ánh sang cầu cứu vua Xiêm.

    - Ý nghĩa:

    + Lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê.

    + Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

    + Đập tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.

    Chúc bạn học tốt !yes

      bởi FF- Misha 30/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nguyến Ánh là 1 công thần tôn thất nhà Nguyến 

    ban đầu nguyễn ánh cầu viện nước xiêm (campuchia)

    3 anh em trong cuộc khởi nghĩa tây sơn là:nguyễn nhạc, nguyễn huệ, nguyễn lữ 

    nguyên nhân:do sự đoàn kết của nhân dân và quân lính 

                        sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy,đứng đầu là quang trung( nguyễn huệ )

    ý nghĩa:kết thúc sự chia rẽ đất nước và chính quyền phong kiến trịnh,nguyễn 

               kết thúc  sự xâm chiếm của nhà xiêm,thanh 

               đặt lại nền tảng quốc gia,bảo vệ độc lập dân tộc và lãnh thổ của tổ quốc 

      bởi Trần Trung Anh 02/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • chúng ta ko cần phải tôn trọng những người đã khiến nhân dân cực khổ lầm than . những người hèn nhát đê tiện như nguyễn ánh ko xứng đáng đc nhắc Tới trong lịch sử VN

      bởi Trần Thị Thương Thương 04/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Thông tin cho bạn về Nguyễn Ánh (Gia Long)


     

    Gia Long (chữ Hán嘉隆 8 tháng 2 năm 1762 – 3 tháng 2 năm 1820), húy là Nguyễn Phúc Ánh (阮福暎), thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh (阮暎), là vị vua sáng lập nhà NguyễnTriều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thế Tổ (阮世祖), thụy hiệu Cao Hoàng Đế (世祖 高皇帝)

    Nguyễn Ánh là cháu nội của chúa Nguyễn Phúc Khoát, vị chúa Nguyễn áp chót ở Đàng Trong. Sau khi gia tộc chúa Nguyễn bị quân Tây Sơn lật đổ vào năm 1777, ông trốn chạy và bắt đầu cuộc chiến 25 năm với Tây Sơn để khôi phục triều đại. Ban đầu Nguyễn Ánh chịu nhiều thất bại lớn, phải cầu viện quân Xiêm La và hứa cắt lãnh thổ đất nước cho Pháp để 2 nước này xuất quân sang đánh Tây Sơn, ông cũng từng hỗ trợ 50 vạn cân gạo cho quân Thanh khi đội quân này kéo sang nước Việt đánh nhà Tây Sơn. Nguyễn Ánh cùng với Lê Chiêu Thống là 2 ông vua trong lịch sử Việt Nam đã dẫn đường cho quân đội ngoại quốc đánh vào lãnh thổ đất nước[cần dẫn nguồn]. Việc cầu viện ngoại xâm vì tham vọng cá nhân đã khiến ông bị giới sử học sau này chỉ trích gay gắt.

    Về sau, nhân lúc Tây Sơn suy yếu sau cái chết đột ngột của vua Quang Trung, ông đã giữ vững được Nam Hà và đến năm 1802 thì đánh bại Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Nguyễn, kết thúc nhiều thế kỷ nội chiến ở Việt Nam. Triều đại của Gia Long đã chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam. Ông cũng quyết định đóng kinh đô tại Phú Xuân (Huế) dù vùng này khá chật hẹp và ít dân, một phần vì lo ngại người dân phía Bắc vẫn còn muốn khôi phục nhà Hậu Lê.[1] Lãnh thổ nước Việt thời Gia Long về cơ bản được định hình giống như ngày nay, kéo dài từ biên giới với Trung Quốc tới vịnh Thái Lan, tuy nhiên diện tích miền Trung đã bị thu hẹp lại do Gia Long đã đem vùng Trấn Ninh (rộng khoảng 45.000 km²) cắt cho vương quốc Vạn Tượng để lôi kéo sự ủng hộ của họ (vùng này ngày nay là lãnh thổ của Lào).[2] Với việc cắt Trấn Ninh cho Lào, Gia Long là ông vua trao lãnh thổ đất nước cho ngoại quốc nhiều thứ 2 trong lịch sử Việt Nam (chỉ kém việc chắt nội của ông là Tự Đức đã cắt cả Nam Kỳ Lục tỉnh cho thực dân Pháp).

    Về đối ngoại, ông là người mở đường cho sự can thiệp của người Pháp ở Việt Nam qua việc mời sỹ quan Pháp giúp xây dựng các thành trì lớn, huấn luyện quân đội và khoan thứ cho việc truyền đạo Công giáo tại Việt Nam. Về mặt đối nội, nước Việt thời Gia Long không được ổn định, do Gia Long tăng thuế khóa và lao dịch quá nặng nên bị người dân bất bình,[3] chỉ trong 18 năm đã có khoảng 90 cuộc khởi nghĩa nổ ra trên cả nước.[4] Gia Long cũng xóa bỏ các cải cách tiến bộ của triều Tây Sơn để thay bằng việc áp dụng các chính sách cai trị phong kiến khá bảo thủ, tiêu biểu là việc cấm thương nhân người Việt buôn bán với ngoại quốc,[5] soạn Hoàng triều luật lệ (còn gọi là "luật Gia Long"), gần như chép nguyên mẫu từ luật của nhà Thanh (Trung Quốc) nên khá khắc nghiệt và không được tiến bộ như bộ luật Hồng Đức của nhà Hậu Lê.[6] Lương Đức Thiệp nhận xét rằng việc Nguyễn Ánh thi hành chính sách bảo thủ, xóa bỏ các cải cách tiến bộ của triều Tây Sơn đã khiến "dân tộc Việt Nam vẫn cứ đứng lỳ trên một nấc tiến hóa với cái kỹ thuật canh tác không thay đổi"[7] Các chính sách này là nguyên nhân khiến nước Việt thời nhà Nguyễn dần trở nên trì trệ, lạc hậu, không thích ứng kịp với thời đại mới và bị đế quốc Pháp xâm chiếm vào nửa thế kỷ sau.[8]

     

    Thời trẻ

    Nguyễn Ánh sinh vào ngày 15 tháng 1 năm Nhâm Ngọ (tức ngày 8 tháng 2 năm 1762), là con trai thứ ba của vương tử Nguyễn Phúc Luân và Nguyễn Thị Hoàn.[9] Khi còn nhỏ Nguyễn Ánh còn có tên khác là Nguyễn Phúc Chủng (阮福種) và Noãn (暖).[9][10]

    Nguyễn Ánh sinh ra vào thời kỳ nước Đại Việt bị chia làm hai, lấy ranh giới ở sông Gianh (Quảng Bình): từ sông Gianh ra Bắc là Đàng Ngoài có nhà nước của vua Lê – chúa Trịnh; lãnh thổ từ sông Gianh vào Nam là Đàng Trong, nằm dưới sự cai trị của chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn tự đặt chính sách kinh tế, quân sự, tài khóa riêng cho Đàng Trong, dù trên danh nghĩa các chúa Nguyễn vẫn là bề tôi của vua Lê, hàng năm nộp cống và dùng niên hiệu của vua Lê. Ông nội Nguyễn Ánh là Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát, chúa thứ 8 của họ Nguyễn. Vũ vương mất năm 1765; trước đó thế tử Nguyễn Phúc Hiệu đã chết, con thế tử là Nguyễn Phúc Dương còn nhỏ, nên Vũ vương có di chiếu truyền ngôi cho Phúc Luân.[11] Nhưng quan phụ chính Trương Phúc Loan tỏ ra chuyên quyền, bèn sửa di chiếu lập con thứ 12 của Vũ vương là Phúc Thuần làm chúa. Phúc Luân bị bắt giam và chết trong ngục; năm đó Nguyễn Ánh mới 4 tuổi.[9][10]

    Khi Nguyễn Ánh được 9 tuổi (1771), 3 anh em Nguyễn NhạcNguyễn HuệNguyễn Lữ dấy binh ở Tây Sơn chống chúa Nguyễn. Năm ông 13 tuổi (1775), chúa Nguyễn bị quân Lê – Trịnh do Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy và quân Tây Sơn đánh kẹp từ hai mặt. Nguyễn Ánh và 4 anh em trong nhà đi theo Nguyễn Phúc Thuần chạy vào Quảng Nam rồi vượt biển vào khu vực Gia Định (vùng miền Nam Việt Nam ngày nay).[9][10][12] Thời gian này, Nguyễn Ánh dù còn nhỏ tuổi vẫn được cho giữ chức Chưởng sứ coi binh Tả Dực, và cho dự họp bàn việc quân.[12]

    Tây Sơn đánh gắt, quân chúa Nguyễn mất Quảng Nam dần rút về khu vực Gia Định và lân cận.[13] Trong thời gian ở Gia Định, nội bộ quân chúa Nguyễn xảy ra tranh chấp giữa phe ủng hộ Nguyễn Phúc Thuần của Đỗ Thanh Nhơn và phe ủng hộ Nguyễn Phúc Dương của Lý Tài, còn Nguyễn Ánh trú tại Ba Giồng với quân Đông Sơn.[14]

    Đầu năm 1777, Nguyễn Huệ tiến đánh Sài Gòn. Giữa năm 1777Thái thượng vương Nguyễn Phúc Thuần, Tân Chính vương Nguyễn Phúc Dương cùng vài người anh em ruột của Nguyễn Ánh và nhiều người khác trong gia tộc chúa Nguyễn bị Nguyễn Huệ bắt giết hết. Về phần Nguyễn Ánh thời gian này đang đi cùng với Nguyễn Phúc Dương cũng xém bị bắt giết, may được một đứa trẻ con nhà kép hát che giấu nên trốn thoát.[15][16]

    Tiếp đến, Nguyễn Ánh được một linh mục Công giáo tên là Phaolô Hồ Văn Nghị và một thầy giảng tên Toán che chở tại khu vực Rạch Giá rồi sau đó lén giúp ông thoát sang Hà Tiên. Tại đây, Nguyễn Ánh ban đầu đến trú tại nhà của Giám mục thuộc Hội Thừa sai Ba Lê là Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine), rồi trốn vào rừng để ẩn nấp quân Tây Sơn truy kích.[15] Nhận được tin báo từ Phaolô Hồ Văn Nghị, Bá Đa Lộc đang tránh Tây Sơn ở Cao Miên bèn trở về, mang theo một người Pháp tên Gioang (Jean) đến gặp và theo giúp Nguyễn Ánh.[15][17][18][19][20] Sau đó, Bá Đa Lộc giúp Nguyễn Ánh trốn sang đảo Poulo Panjang (đảo Thổ Châu) sau khi quân lùng bắt của Tây Sơn rút đi.[15][16]

    Thất thế ở Nam Hà

    Lược đồ một số địa danh ở Gia Định cuối thế kỷ XVIII xuất hiện trong bài viết. Bản đồ này chứa đựng hầu hết các địa danh ở miền nam Việt Nam và khu vực lân cận xuất hiện trong bài viết (riêng địa danh Long Xuyên thế kỷ XVIII nay là Cà Mau, Long Xuyên trong bản đồ này chỉ là địa danh từ cuối thế kỷ XIX khi thuộc Pháp).

    Sau chừng một tháng trốn chạy, khi Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đã về Quy Nhơn thì Nguyễn Ánh lại trở lại Long Xuyên, tiến lên Sa Đéc với Đỗ Thanh Nhơn và Lê Văn Quân;[21] ông ra hịch cáo quân và thu nhận được thêm một đội quân cùng các tướng Nguyễn Văn HoằngTống Phước KhuôngTống Phước Luông và Hồ Văn Lân...[21] Khi Nguyễn Ánh lưu lạc trong dân gian đã để lại nhiều giai thoại. Những địa danh ở Nam Bộ ngày nay có tên Long đánh dấu những nơi ngày xưa Nguyễn Ánh từng đặt chân đến. Theo giai thoại, ông dẫn quân về nơi ngày nay là Lấp Vò (Đồng Tháp), bị quân Tây Sơn truy đuổi, khi đi qua vùng đất ẩm đoàn quân để lại dấu chân rất dễ bị địch lần theo. Đêm đó Nguyễn Ánh khấn rằng "Nếu số mạng của quân ta chưa tận xin hãy lấp dấu chân đi để kẻ địch không thể truy tìm". Sáng ra thì trời mưa to, mọi vết tích của đoàn quân dều mất. Về sau người ta g

      bởi N. T .K 12/09/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON