YOMEDIA
NONE

Trình bày sự phát triển của giáo dục, văn học, nghệ thuật ở các thế kỉ X – XV.

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • – Giáo dục:

    + Nhu cầu xây dựng đất nước và nâng cao dân trí đã thúc đẩy các nhà nước đương thời quán tâm nhiểu đến giáo dục. Chữ Hán trở thành chữ viết chính thức.

    + Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long.

    Năm 1075, nhà Lý tổ chức khoa thi quốc gia đầu tiên.

    + Thời Trần, các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn. Năm 1247, nhà Trần đặt lệ lấy “tam khôi” (ba người đỗ đầu), quy định rõ nội dưng học tập, mỏ rộng Qucíc Tử Giám.

    + Thời Lê sơ, quy chế thi cử được ban hành rõ ràng: cứ 3 năm có một kì thi Hội, chọn tiến sĩ. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460 ị 1497) đã tổ chức 12 khoa thi Hội. Số” người đi học ngày cởng đông, dân trí được nâng cao. Năm 1484, nhà nước quyết định dựng bia, ghi tên tiến sĩ.

    + Sự phát triển giáo dục đã tạo nên nhiều trí thức tài giỏi cho đất nước như Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh,… Vị ưí của Nho giáo được nâng dần lên thế độc tôn.

    – Văn học:

    + Văn học chữ Hán phát triển, đã xuất hiện hàng loạt bài hịch, bài phú nổi tiếng như Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, các tập thơ của Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh,… đậm đở tình yêu nước* niềm tự hào dân tộc, đánh dáu sự hình thành của văn học dân tộc.

    + ở các thế kỉ XII XII, chữ Nôm ra đời trên cơ sở chữ Hán. Thời Trần, Hồ đã xuất hiện một số bài thơ Nôm.

    + ở thế kỉ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển với sự xuất hiện hàng loạt tập thơ của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lý Tử Tán,…

    –              Nghệ thuật:

    + Thời Đinh, Tiền Lê, Hoa Lư đã trở thành một đô thị với nhiều cung điện, đền đời.

    + Thời Lý, Trần, kinh đô Thăng Long với các cung điện, tháp chuông, đền đời, ngoài ra còn có hàng loạt công trình kiến trúc độc đáo như chùa Diên Hựu (còn gọi là chùa Một Cột), tháp Báo Thiên, chùa Chân Giáo, đền Đồng cổ.

    + Chùa, tháp được xây dựng rất nhiều ỏ các địa phương. Vào cuối thế kỉ XIV, một khu thành lớn được xây dựng ở Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), sau này thường gọi là “thành nhà Hồ”, đánh dâu bước phát triển mới của nghệ thuật kiến trúc.

    + Nghệ thuật điêu khắc tinh tế* độc đáo với nhiều hình loại khác nhau như chân bệ cột hình hoa sen, hành làng rồng, những bức phù điêu khắc hình rồng nổi cuộn trong lá đề, hình bống cúc nhiều cánh, hình các vũ nữ,… Hàng loạt tượng Phật được tạc, đúc, trong đó nổi lên tượng Phật chùa Quỳnh Lâm.

    + Nghệ thuệt sân kháu như chèo, tuồng ra đời sớm và ngày cởng phát triển. Múa rối nước là một nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ thời Lý.

    + Âm nhạc phát triển với nhiềụ công cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh, chiêng cồng,… Các nghệ nhân sáng tác nhiều bản nhạc để tấu hát trong các buổi lễ hội.

    + Ca múa được tổ chức trong các lễ hội, ngày mùa ở khắp các làng bản miền xuôi cũng như miền ngược. Cùng với các điệu ca, điệu múa, còn có các cuộc đua tài như đáu vật, đua thuyền, đá Cầu,…

      bởi Phạm Phú Lộc Nữ 26/07/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON