YOMEDIA
NONE

Đối nội và đối ngoại của nhà Trần-Hồ?

về vấn đề đối nội đối ngoại 

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (4)

  • đó là một vấn đè rất quan trọng

      bởi Phan Công Trực 30/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Về đối nội

    Hai lần cải tổ, thay đổi thành phần chính phủ trong năm qua ở Pháp là tâm điểm thu hút sự quan tâm của công luận. Đặc biệt, sự cải tổ này ảnh hưởng lớn tới uy tín của Tổng thống Hollande cũng như Đảng Xã hội (PS) cánh tả cầm quyền.

    Ngay đầu năm, sau thất bại nặng nề tại cuộc bầu cử Hội đồng địa phương cuối tháng 3-2014, Tổng thống Hollande đã phải ra quyết định giải tán chính phủ, bổ nhiệm ông Manuel Valls làm Thủ tướng, thay ông Jean-Marc Ayrault, để lập nội các mới. Thế nhưng, chính trường Pháp lại rơi vào khủng hoảng sau khi Tổng thống Hollande, ngày 25-8, yêu cầu Thủ tướng Valls tiến hành cơ cấu lại và thành lập chính phủ mới. Như vậy, chỉ sau 5 tháng hoạt động, chính phủ mới của ông Valls lại phải tiến hành cuộc cải tổ lớn bằng việc thay đổi nhiều vị trí bộ trưởng.

    Những cuộc thay đổi lớn này cho thấy sự loay hoay tìm hướng đi của chính phủ cánh tả, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Hollande, nhằm nỗ lực đưa nước Pháp ra khỏi bế tắc về kinh tế. Thêm nữa, việc cải tổ nội các còn bộc lộ yếu kém của chính phủ đương nhiệm cùng những bất đồng tồn tại trong nội bộ.

    Tuy Tổng thống Hollande không nói rõ nguyên nhân dẫn tới việc cải tổ, nhưng một trong những lý do dễ nhận thấy xuất phát từ tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Arnaud Montebourg chỉ trích “hướng đi của nước Pháp là không thích hợp”. Quan điểm này nhận được sự ủng hộ của Bộ trưởng Giáo dục Benoit Hamon, nhưng không đồng quan điểm với Thủ tướng Manuel Valls.

    Cuộc bầu cử địa phương, cuối tháng 3-2014, cũng gây ra biến động lớn, gần như một sự đảo lộn trên chính trường trên toàn nước Pháp, với sự thất bại của cánh tả, nhất là Đảng Xã hội (PS) của Tổng thống Hollande. Kết quả cuộc bầu cử Hội đồng địa phương lần này (PS bị thất cử tại 155 thành phố trên 10.000 dân, trong khi chỉ giành lại được 4 thành phố từ lực lượng cánh hữu) còn thể hiện sự thất vọng của nhiều người dân Pháp đối với chính phủ đương nhiệm.

    Các chuyên gia chính trị đánh giá, đây là sự thất bại nặng nề nhất của một đảng phái chính trị tại cuộc bầu cử Hội đồng cấp địa phương trong lịch sử nền Cộng hòa thứ V của Pháp. Cùng với PS, các đảng phái cánh tả gồm: Mặt trận cánh tả, Đảng Cộng sản, Đảng Xanh đã thất bại cùng với PS trong cuộc bầu cử năm nay. Đáng lưu tâm, một số địa bàn là thành trì của cánh tả từ hàng chục năm nay cũng đã bị cánh hữu hoặc cực hữu (Mặt trận quốc gia - FN) giành sự quản lý như: Limoges, thành phố miền Trung, thuộc về cánh tả từ năm 1912, nhưng nay là Thị trưởng thuộc cánh hữu. Cơ hội lại thuộc về cánh hữu, đứng đầu là Liên minh vì phong trào nhân dân (UMP), sau thất bại của ông Nicolas Sarkozy trong cuộc bầu cử Tổng thống 2012. Không chỉ có vậy, thắng lợi lại thuộc về cánh hữu, đại diện là UMP, tại cuộc bầu cử Thượng viện tháng 9-2014, khi liên minh cánh hữu (gồm UMP và một số đảng nhỏ) giành được 187 ghế, trong khi liên minh cánh tả chỉ được 155 ghế. Như vậy, UMP nay trở thành chính đảng lớn nhất nước Pháp.

    Trong cuộc bầu cử địa phương đầu năm nay, nhiều người đã không thể ngờ về sự lớn mạnh nhanh chóng của Mặt trận quốc gia cực hữu (FN), với việc giành được tới 11 vị trí thị trưởng, hơn 1.500 ghế tại hội đồng các địa phương, và đặc biệt là lần đầu tiên có mặt tại Thượng viện với hai ghế. FN cũng đang tạo dựng cơ sở tại nhiều địa bàn ở Pháp, đồng thời gây dựng chiến lược lâu dài, mở rộng quy mô phát triển quyền lực trên toàn nước Pháp. Với sự lớn mạnh như vậy, FN bắt đầu có ảnh hưởng trong đời sống chính trị tại Pháp, với vị trí được xem như lực lượng chính trị thứ 3 ở nước này (chỉ sau UMP và PS).

    Vào những tháng cuối năm nay, công chúng Pháp còn được chứng kiến sự xuất hiện nhiều lần trước công chúng của cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy. Sau đó là việc ông Sarkozy được bầu Chủ tịch UMP, với 64,5% phiếu ủng hộ, trong cuộc bỏ phiếu đầu tháng này. Những dấu hiệu gần đây cho thấy, ông Sarkozy đang chuẩn bị cho chiến dịch quay trở lại Điện Élysées. Với vai trò là người đứng đầu UMP - đảng đối lập lớn nhất, với 200 đại biểu tại Quốc hội, ông Sarkozy có nhiều cơ hội để trở thành ứng cử viên trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp 2017.

    Một sự kiện trong lịch sử nước Pháp cũng được nhiều người quan tâm đã diễn ra vào những ngày cuối năm này. Vào ngày 17-12, Quốc hội Pháp bỏ phiếu thông qua việc chia lại địa giới các vùng (22 vùng giảm còn 13, trong đó chỉ có 3 vùng giữ nguyên: Ile de France, Provence-Alpes-Côte d'Azur, và đảo Corse. Theo các chuyên gia chính trị, mục đích của việc làm này là nhằm giảm bớt chi phí ngân sách quốc gia của Pháp, đồng thời tăng cường hiệu quả công tác quản lý hành chính các vùng miền. Quyết định này được Tổng thống Hollande ủng hộ, và dự kiến sẽ được áp dụng từ tháng 1-2016.

    Suốt một năm qua, Tổng thống thống Hollande và nội các của ông dường như ở trong thế bí, rất khó khăn để tìm ra giải pháp hiệu quả. Đó là giải pháp tổng thể để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm, đồng thời giảm thâm hụt ngân sách và nợ công. Các chuyên gia đánh giá, năm 2014 đối với nước Pháp là một năm ì ạch, nếu không nói là tồi tệ. Mức tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 0,1-0,2%, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng liên tiếp (nay đang ở mức 10,8%), thêm nhiều loại thuế, mức tiêu dùng không tăng, tỷ lệ thâm hụt ngân sách năm 2014 ở mức 4,4% GDP, cùng nhiều vụ việc bê bối liên quan tới cả chính trường… Đây là nguyên nhân dẫn tới uy tín của Tổng thống Hollande và chính phủ cánh tả ngày càng giảm sút. Kết quả cuộc khảo sát mới công bố của Cơ quan điều tra dư luận Pháp (IFOP), chỉ có 13% người Pháp hài lòng với những chính sách của ông Hollande trong thời gian qua; 85% người Pháp không muốn ông ra tranh cử Tổng thống 2017; 50% người Pháp nhận định, ông Hollande không thực hiện những gì đã hứa khi tranh cử.

    Trước thực tế như vậy, Tổng thống Hollande mới đây đã công bố chương trình hành động trong thời gian tới. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ông Hollande đã đề ra mục tiêu tạo việc làm cho 100.000 thanh niên trong lĩnh vực hoạt động dân sự và 500.000 người được học nghề đến năm 2017. Đặc biệt, sẽ có hàng trăm nghìn người được xét giảm thuế trong năm 2015. Nhiều chương trình cải cách lớn sẽ được triển khai. Năm tới, chính phủ của ông Hollande sẽ tập trung vào các chương trình cải cách cơ chế đối với giáo dục và sức khỏe, y tế; cải cách cơ cấu tổ chức của các tổ chức xã hội và thể chế.

    Về đối ngoại

    Quan hệ trục Pháp - Đức, hai đầu tàu của Liên hiệp châu Âu (EU), vẫn được Tổng thống Hollande và chính phủ của ông coi trọng, ưu tiên. Hai cường quốc này tiếp tục thúc đẩy hợp tác về quốc phòng để bảo đảm an ninh trong Khu vực sử dụng đồng euro cũng như trên toàn khối EU.

    Đức và Pháp đã nhất trí đưa ra một chương trình nghị sự chung về vấn đề cạnh tranh, tăng trưởng và việc làm; tiếp tục thúc đẩy việc thành lập liên minh ngân hàng EU. Tại cuộc họp cấp cao Pháp - Đức đầu năm nay, hai nước quyết định hợp tác chặt chẽ hơn trong các vấn đề khí hậu trước hội nghị toàn cầu về chống biến đổi khí hậu, tổ chức tại Pháp năm 2015.

    Trong nỗ lực cải thiện Chính sách quốc phòng và an ninh châu Âu, Đức và Pháp cam kết sẽ thúc đẩy ''hành động của EU'' nhằm tăng cường năng lực của các nước đối tác và các tổ chức khu vực trong giải quyết khủng hoảng, bằng cách cung cấp các khóa đào tạo và các thiết bị cần thiết, trong đó tuân thủ đầy đủ các quy định của EU và quốc tế về xuất khẩu vũ khí.

    Quan hệ giữa Pháp với cường quốc bên kia bờ Thái Bình Dương năm qua ghi nhận một số biến chuyển tích cực, tuy vẫn có quan điểm khác nhau về một số vấn đề quốc tế lớn. Mối quan hệ đồng minh giữa Pháp và Mỹ thể hiện rõ nhất trong các vấn đề an ninh châu Phi như nỗ lực phối hợp để tiêu diệt lực lượng nổi dậy có liên hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda ở Mali cũng như giải quyết tình trạng bạo loạn tại Cộng hòa Trung Phi. Thế nhưng, sự hăng hái của Tổng thống Hollande hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Barack Obama phối hợp cùng các nước đồng minh thuộc NATO tấn công truy quét nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Iraq đã không nhận được sự ủng hộ của đông đảo công chúng Pháp.

    Cùng với lĩnh vực chính trị, quân sự, Pháp và Mỹ cũng đang hợp tác để cải thiện quan hệ kinh tế song phương nhằm củng cố mối quan hệ đồng minh. Quan hệ đối tác thương mại giữa Mỹ với Pháp nói riêng và EU nói chung, được đẩy mạnh sẽ góp phần tạo việc làm, cơ hội xuất khẩu cũng như tạo nền tảng lâu dài nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế châu Âu và toàn cầu.

    Quan hệ giữa Pháp và Nga năm qua được đánh giá là có một số điểm mới. Lãnh đạo hai nước dường như tìm được tiếng nói chung trên một số hồ sơ khu vực và quốc tế, nhất là tình hình tại Ucraina. Mặc dù ủng hộ lệnh trừng phạt của EU nhằm vào Nga do khủng hoảng Ucraina, nhưng Pháp thể hiện lập trường ở mức độ mềm dẻo đối với Nga. Tổng thống Hollande còn trực tiếp tới Maxcơva để gặp Tổng thống Putin, hôm 6-12, tại sân bay Vnukovo, để bàn về tình hình Ucraina, với sự thiện chí cùng chia sẻ quan điểm chung.

    Ông Hollande là một trong số ít các nhà lãnh đạo phương Tây không tỏ ra lạnh nhạt hoặc tẩy chay Tổng thống Nga Putin tại một số hội nghị quốc tế như Hội nghị cấp cao G20 ở Brisbane (Ôxtrâylia). Pháp cũng không buộc các doanh nghiệp nước này ngừng quan hệ hợp tác với các đối tác Nga. Một số chuyên gia cho rằng, việc thể hiện lập trường mềm dẻo và mở rộng quan hệ với Nga sẽ giúp nâng cao vị thế của Tổng thống Hollande cũng như thúc đẩy sự phát triển chiến lược lâu dài của Pháp về mặt ngoại giao.

    Đối với địa bàn truyền thống châu Phi, năm qua Pháp tiếp tục thúc đẩy quan hệ với các nước ở khu vực này. Tổng thống Pháp và nhiều nhà chức trách của Pháp đã tiến hành các chuyến công du tới châu Phi, đồng thời thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác trong khuôn khổ cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp, tăng cường sự ảnh hưởng của Pháp tại châu Phi nhiều tiềm năng.

    Châu Á, Trung Đông cũng vẫn là những khu vực được lãnh đạo Pháp quan tâm, trong đó có ASEAN. Đặc biệt, Pháp tiếp tục đặt trọng tâm, ưu tiên phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, cửa ngõ vào ASEAN.

    Với Tổng thống Hollande, 2014 là năm chồng chất khó khăn, không mấy suôn sẻ, nhất là giải quyết những vấn đề nội bộ trong nước. Vì thế, trong năm tới, Tổng thống Hollande cũng như nội các của ông sẽ tiếp tục phải vật lộn, nỗ lực nhiều hơn, với những chính sách hài hòa, tháo gỡ những bất đồng nội bộ thì mới hy vọng có thể gặt hái được thành công, lấy lại uy tín đối với công chúng Pháp, cũng như tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò của Pháp trong khu vực và trên thế giới.

      bởi Thánh Bảo 17/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Năm Nguyên Phong thứ 7 (1258) đã đi vào lịch sử dân tộc với những vần thơ bất hủ, đồng thời khẳng định vị thế, chủ quyền và độc lập của Đại Việt. Đây cũng là nền tảng cho mọi ứng xử ngoại giao của Trần Thái Tông và vương triều nhà Trần trong các hoạt động bang giao. Vang vọng lịch sử về triều Trần còn là hào khí Đông A, còn là 3 lần chiến thắng đại quân Nguyên - Mông... Để viết nên những trang sử oai hùng đó phải kể đến công sức của những anh hùng dân tộc trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm và cũng là những nhà hoạt động đối ngoại sắc sảo, tài ba, tiêu biểu như Trần Thái Tông, Trần Quang Khải, Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật....

     

    Bạch đầu quân sĩ tại,

    Vãng vãng thuyết Nguyên Phong

    (Người lính già đầu bạc

    Kể mãi chuyện Nguyên Phong)

     

    Vua Trần Thái Tông, tên là Trần Cảnh kết hôn với Lý Chiêu Hoàng và được Chiêu Hoàng nhường ngôi vua vào ngày 12/12/1225, mở đầu cho thời kỳ thống trị thiên hạ của dòng họ Trần. Vua Trần Thái Tông có sự nghiệp thành công rực rỡ trên nhiều lĩnh vực trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước thời Trần. Ông là người mở khoa thi, đặt lễ nghi, định luật lệ, tu sửa Văn Miếu, khi quân Nguyên xâm lược nước Đại Việt lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông đã thân chinh làm tướng cầm quân đánh giặc thắng lợi.

     

    Đối sách ngoại giao của vua Trần Thái Tông dứt khoát và mạnh mẽ với các nước lân bang đặc biệt là phương Bắc. Vào khoảng thời gian này, quân Mông - Nguyên đã đánh thắng nhà Tống để thống trị Trung Quốc và âm mưu thôn tính Đại Việt không khi nào dứt, vua Mông Cổ có ý bắt nước Đại Việt phải thần phục nên một mặt vừa bắt vua Trần Thái Tông sang chầu ở Bắc Kinh, mặt khác lại sai sứ sang đòi lệ cống. Trước yêu sách này, vua Trần Thái Tông đã không chịu sang chầu, cũng không chịu cống hàng năm và ông cũng là vị vua chưa từng đưa thư trước cầu phong với nhà Nguyên. Với chính sách ngoại giao tự chủ, độc lập, vua Trần Thái Tông đã tỏ cho vua Mông Cổ thấy được bản lĩnh của nước láng giềng tuy nhỏ bé nhưng đã từng thắng quân Nguyên, vua quan triều Trần cùng nhân dân Đại Việt quyết giữ nền độc lập dân tộc.

     

    Vua Trần Thái Tông được ghi nhận là vị vua có nhiều công lao trong việc ổn định xã hội sau thời kỳ bất ổn cuối triều Lý, từng bước xây dựng nước Đại Việt đi vào giai đoạn thịnh vượng, đồng thời là nhà hoạt động ngoại giao lỗi lạc.

     

    Người luôn tỏ rõ khí phách của một vị tướng tài giỏi khi tiếp sứ nhà Nguyên là Trần Quang Khải. Khi được cử tiếp sứ Sài Xuân nhà Nguyên, Thượng tướng Trần Quang Khải đã tiếp đón hết sức tử tế, chu đáo nhưng vẫn giữ vững tư thế của một nước độc lập. Dưới triều Trần cũng như suốt các triều đại phong kiến, Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải được đánh giá và ghi nhận vừa là nhà quân sự tài ba, vừa là nhà chính trị xuất sắc, nhà ngoại giao tài giỏi. Đặc biệt, ông lập công lớn trong trận Chương Dương, giải phóng Thăng Long.

     

    Nói đến triều Trần không thể không kể đến Trần Hưng Đạo - Anh hùng, danh nhân quân sự cổ kim của thế giới. Ba lần chống giặc Mông – Nguyên, các vua Trần đều giao cho ông quyền Tiết chế. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến lần thứ ba (1288), dưới sự chỉ huy của tướng quân Trần Hưng Đạo với trận quyết chiến chiến lược trên sông Bạch Đằng lịch sử quân Mông - Nguyên đã hoàn toàn thất bại trong ý đồ xâm lược Đại Việt. Trần Hưng Đạo không chỉ là vị tướng kiệt xuất trên lĩnh vực quân sự, mà còn là nhà ngoại giao sắc sảo, nhà văn hoá xuất sắc. Với bản lĩnh của một vị tướng lĩnh lại am hiểu văn hoá Trung Hoa, Trần Hưng Đạo đã tạo nên cái uy khuất phục kẻ thù. Hơn thế, ông còn là người khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước, như Dã Tượng, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão… các người nổi tiếng khác như Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự.

     

    Ngoài những danh tướng văn võ song toàn kể trên, triều Trần còn phải kể đến nhà ngoại giao nổi tiếng, giỏi ngoại ngữ, sành âm nhạc, thông Nho đạo và là nhà văn hoá lớn của Đại Việt đó là Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật. Do hiểu biết về phong tục tập quán của người Man nên ông không tốn một mũi tên hòn đạn vẫn dẹp được các cuộc nổi loạn của người Man. Trần Nhật Duật không chỉ nổi tiếng giỏi ngoại ngữ mà khi giao tiếp với người nước ngoài hoặc tiếp đãi sứ thần nhà Nguyên, kiến thức uyên bác của ông khiến họ phải kính nể.

     

    Làm nên một triều đại thịnh trị ngoài những danh nhân văn võ song toàn cùng huyết thống dòng tộc họ Trần còn phải kể đến sự góp sức của những nhân vật ưu tú khác như Đoàn Nhữ Hài, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh... Về Đoàn Nhữ Hài, ông là người chưa hề đỗ đạt qua thi cử nhưng tài năng thể hiện trên nhiều lĩnh vực như ngoại giao, quân sự, nội trị và văn học, được các vua Trần trọng dụng. Trong hoạt động đối ngoại, Đoàn Nhữ Hài là người lần đầu tiên thay đổi được nghi lễ lạy chiếu thư Đại Việt trước, lạy vua nước Chiêm sau. Trong quan hệ của nhà Trần với các nước Chiêm Thành, Ai Lao, Đoàn Nhữ Hài đã đóng góp một phần công sức quan trọng. Còn về Nguyễn Trung Ngạn, ông được đánh giá là người có năng lực trên nhiều lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, văn hoá. Về ngoại giao, ông được triều đình tin cẩn cử đi sứ nhà Nguyên và tiếp phái đoàn sứ Nguyên sang Đại Việt. Ông cùng Phạm Sư Mạnh từng đi sứ và từng có nhiều công trạng bang giao nổi tiếng cả ở Trung Hoa và Đại Việt.

     

    Cùng với triều Lý, triều Trần là một trong hai triều đại phong kiến hưng thịnh nhất lịch sử phong kiến Việt Nam. Qua các sử liệu, triều Lý được ghi nhận có công lớn trong gây dựng, tạo nền móng vững chắc cùng với những thiết chế kinh tế, văn hoá, chính trị xã hội ổn định thì triều Trần có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, củng cố thống nhất quốc gia và thúc đẩy sự phát triển của nền văn minh Đại Việt, nền văn hoá Thăng Long. Để khẳng định vị trí và vai trò của triều Trần trong lịch sử dân tộc, có sự góp sức của những anh hùng dân tộc, danh nhân văn võ song toàn đồng thời cũng là những nhà hoạt động đối ngoại kiệt xuất

      bởi phùng kim huy 21/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF