Nguyên nhân hình thành hoang mạc
dựa vào hình 1 và kiến thức đã học , hãy cho biết nguyên nhân hình thành hoang mạc.tại sao các hoang mạc lại phân bố ở dọc hai đường chí tuyến ?
cho biết môi trường nào xảy ra lũ quét và sata lở đất . hãy liên hệ thực tế ở nước ta
Trả lời (8)
-
1. Nguyên nhân chính hình thành hoang mạc:
- Do các lấn
-Do biến đổi khí hậu
- Do con người đã khai thác rừng và chăn thả gia súc
2 Đặc điểm:
- Đặc điểm nổi bật về khí hậu ở các hoang mạc là tính chất vô cùng khô hạn, vì lượng mưa trong năm rất thấp trong khi lượng bốc hơi lại rất lớn. Có nơi nhiều năm liền không mưa hoặc mưa chưa rơi xuống đất đã bốc hơi hết.
- Ở hoang mạc, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, lớn hơn nhiều so với sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm, ban ngày nhiệt độ có thể lên đến 40 độ C. Nhưng đêm lại có lúc hạ xuống dưới 0 độ C.
- Thực vật và động vật:
+ Thực vật: hạn chế sự thoát hơi nước bằng cách rút ngắn chu kì sinh trưởng cho phù hợp với thời kì có mưa ngắn ngủi trong năm. Lá biến thành gai hay bọc sáp để hạn chế sự thoát hơi nước. Dự trữ nước trong thân (cây xương rồng) hay cây có thân hình chai.Phần lớn có thân thấp lùn nhưng có bộ rễ rất to và dài để hút nước sâu dưới đất.
+ Động vật: sống vùi mình trong cát hoặc các hốc đá. Chỉ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm và ít hoạt động vào ban ngoài. Một số khác sống được là nhờ có khả năng chịu đói chịu khát trong thời gian dài ( linh dương, lạc đà, đà điểu,...)
chúc bạn học tốt.
bởi hoàng thiện 17/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
-Do có dòng biển lạnh ở ngoài khơi ngăn hơi nước từ biển vào
-Nằm sâu trong nội địa xa ảnh hưởng của biển
-Nằm dọc theo đường chí tuyến là nơi rất ít mưa
bởi Phạm Ngọc Diễm 17/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Nguyên nhân sa mạc hóa gồm
- do thiên nhiên: hạn hán làm chết thực vật, biến vùng phủ xanh thành cát. Biến đổi khí hâu đang xảy ra là một nguy cơ trong tương lai: nhiều vùng thiếu độ ẩm có thể biến thành sa mạc.
- do con người : dân chặt cây phá rừng làm rẫy hay lấy củi đốt nhiều năm rừng không còn. VN có thêm lâm tặc và khai thác bô xít thải bùn đỏ giết thực vật. Khói bụi hóa chất tạo mưa acít giết cây cỏ.
- do súc vật : các đàn gia súc gặm cỏ quá độ làm mặt cỏ không lên được, gặp hạn hán chúng chết. Loài sóc gặm nhắm tại châu Úc ăn hết vỏ cây, cây chết; nhiều vùng bị sa mạc hóa vì loại sóc này. Úc trồng nhiều chủng loại bạch đàn và keo tràm chống sa mạc hóa.bởi Mai Chiêu Linh 17/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
- Nguyên nhân:
+ Nằm dọc theo 2 đường chí tuyến là nơi có khí áp cao, nhận được nhiều ánh sáng.
+ Có dòng biển lạnh ở ven bờ ngăn hơi nước.
+ Nằm sâu trong nội địa nên ít bị ảnh hưởng của biển.
chúc bạn học tốt
bởi Lâm Hoàng Yến 17/09/2018Like (1) Báo cáo sai phạm -
Hoang mạc cực kỳ không hạn thể hiện nổi lượng mưa rất ít và lượng bốc hơi cao thời tiết khắc nghiệt của khí hậu thể hiện ở sự chênh lệch nhiệt độ Hóa ngày và năm lớn ở hoang mạc sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn lớn hơn nhiều so với sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm còn đối với thực vật và động vật thích nghi với sự có hạn của an mặt bằng cách tự chế sự thoát hơi nước đồng thời tăng cường hiệu trưởng nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể một số loại cây rút ngắn chu kỳ sinh trưởng cho phù hợp với thời kỳ có mưa nhắn Mùi trong năm một số khác lại biến nó thành trai 2 lá bọc sáp để hạn chế sự thoát hơi nước một số loài cây dự trữ nước trong không như cây xương rồng rắn khổng lồ ở Bắc Mĩ 2 cây có thân hình trái 57 phần lớn các loại cây trong khuôn mặt có thân hình thấp lùn nhưng bội và rất to và dài để hút được nước phía sau bò sát và côn trùng sống về mà trong các hoạt các khối đá chứng giữa Ra ngoài kiếm ăn ban đêm Minh Vương Đà điểu Lạc Đạo Sống được nhờ có khả năng chịu đói khát và đi sao tiền thức ăn nước uống chiến lược cách thích nghi với điều kiện của bạn đã tạo nên sự độc đáo của Thế giới động vật thực vật có hoa hạt
bởi Trần Thuỳ Trang 17/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
2.
Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống. Mưa gây ra lũ quét có cường độ rất lớn, lượng mưa tới 100-200mm trong vài giờ. Lũ quét là thiên tai bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng. Kết quả nghiên cứu của Viện Khí tượng-Thủy văn cho thấy, từ năm 1950 trở lại đây, ở nước ta năm nào cũng có lũ quét mà xu hướng ngày càng tăng.
Ở miền Bắc, lũ quét thường xảy ra vào các tháng VI-X, tập trung ở vùng núi phía Bắc. Suốt dải miền Trung, vào các tháng X-XII lũ quét cũng đã xảy ra ở nhiều nơi.
Để giảm thiệt hại do lũ quét gây ra, cần quy hoạch các điểm dân cư tránh các vùng có thể xảy ra lũ quét nguy hiểm, quản lý sử dụng đất đai hợp lí; đồng thời, thực hiện các biện pháp kĩ thuật thủy lợi, trồng rừng, kĩ thuật nông nghiệp trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn đất.
bởi Đỗ Việt Hoàng 17/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
Câu thứ nhất:
-Vì ở hai đường chí tuyến là nơi có khí áp cao, ít mưa, nhận được nhiều ánh sáng mặt trời (rất nóng) thích hợp với tính chất của khí hậu hoang mạc, nên các hoang mạc thường phân bố nhiều ở nơi đó.
Câu thứ hai:
-Môi trường hoang mạc
-Liên hệ thực tế: Vùng núi Tây Bắc, Trường Sơn,...
bởi đặng hưng 17/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm -
- Các nguyên nhân chính hình thành hoang mạc:
+ Nằm sâu trong nội địa nên ít bị ảnh hưởng của biển.
+ Dọc theo 2 đường chí tuyến là nơi có khí áp cao, nhận được nhiều ánh sáng nên ít mưa.
+ Có dòng biển lạnh ven bờ ngăn hơi nước nên ít mưa.
Chúc bạn học tốt.
bởi Thanh Vân Nguyễn 17/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản