YOMEDIA
NONE

Nêu sự phát hiện ra châu Mĩ

Nêu sự phát hiện ra châu Mĩ

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Sự kiện Phát hiện ra châu Mỹ là sự kiện lịch sử được đánh dấu bằng thời điểm đoàn thám hiểm do Cristoforo Colombo làm trưởng đoàn đã đặt chân đến châu Mỹ vào ngày 12 tháng 10 năm 1492. Theo lệnh của vua Fernando và hoàng hậu Isabel xứ Castilla và Aragón, đoàn thám hiểm đã xuất phát từ cảng Palos xứ Andalucía. Trong 2 tháng và 9 ngày sau đó, đoàn đã vượt qua biển Đại Tây Dương và đến một số đảo thuộc lục địa châu Mỹ, cụ thể là các đảo thuộc quần đảo Bahamas hiện nay. Khi trở về, Colombo đã thông báo cho châu Âu biết về sự tồn tại của một Thế giới mới.

    Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, là sự tiếp xúc giữa hai thế giới vốn phát triển tách biệt nhau kể từ buổi bình minh của nhân loại.

    Trong những thế kỷ tiếp sau đó, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và cả Vương Quốc Anh cũng như Pháp, bên cạnh các cường quốc châu Âu khác, đã ra sức cạnh tranh để khám phá, chinh phục và thực dân hóa châu mỹ, từ đó dẫn đến sự hình thành của nhiều dân tộc, nhiều nền văn hóa và quốc gia mới.

    Cho đến nay vẫn còn có nhiều tranh luận xung quanh việc sử dụng từ "khám phá" hay "phát hiện" với nhiều học giả cho rằng cụm từ này chỉ dành cho những người đầu tiên đặt chân lên châu lục này cách đây khoảng 14.000 năm, hoặc ít ra là cho những người Viking đại diện cho văn minh Âu châu khi đến châu Mỹ vào thế kỷ thứ 10.

    Bài viết này sẽ chỉ trong tâm vào "sự kiện khám phá ra châu Mỹ", bao hàm ý nghĩa vừa là một chuỗi các chuyến hành trình mà người Tây Ban Nha đã thực hiện để đi đến châu Mỹ, vừa là sự giao thoa giữa các nền văn hóa xảy ra cùng thời điểm này, khác với quá trình lịch sử diễn ra tiếp theo sau đó là việc các vương triều châu Âu chinh phục châu Mỹ. Chính sự gặp gỡ giữa các hai nền văn minh này đã tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc đến cả hai thế giới.

    Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

    Một vài năm trước khi Colombo tìm ra châu Mỹ, người Bồ Đào Nha đã thực hiện nhiều chuyến đi tới Ấn Độ dọc theo bờ biển Châu Phi và xuyên qua Ấn Độ Dương theo hướng từ tây sang đông. Những chuyến đi này đã khiến các nhà thám hiểm châu âu khác cho rằng họ có thể đi đến khu vực Đông Á nếu đi vòng bằng đường biển sang phía tây. Cristoforo Colombo bảo vệ giả thuyết rằng đường kính của Trái Đất đủ nhỏ để người ta có thể đi thuyền từ châu Âu sang châu Á theo hướng tây. Năm 1492 ông đã giành được sự ủng hộ và bảo trợ tài chính từ vua và hoàng hậu xứ Castilla và Aragon của Tây Ban Nha, để thực hiện một chuyến thám hiểm mà đã vô tình đưa ông tới bờ biển châu Mỹ.

    Bên cạnh khám phá của Colombo, hiện nay chúng ta cũng đã tìm thấy nhiều bằng chứng về những mối liên hệ xuyên Đại Tây Dương từ trước thời Colombo. Nhiều di chỉ khảo cổ đã chứng minh người Viking cổ đã đến định cư ở Terranova trước khi có mặt Colombo ở lục địa này, nhưng các khu định cư này sau đó đã bị bỏ hoang và cũng không để lại nhiều tác động đến đời sống của người dân bản địa. Bên cạnh đó cũng có một số các hiện vật và dấu vết nguồn gene cho thấy nhiều nhóm người Mã Lai-Polynesia đã đi thuyền đến bờ biển Nam Mỹ trước thời Colombo. Tuy nhiên, cả hai nhóm người này đều không để lại một tác động nào đáng kể và lâu dài, do đó cũng không thể coi là một sự khám phá một nền văn minh mới do một nền văn minh khác thực hiện được.

    Bốn chuyến đi của Colombo[sửa | sửa mã nguồn]

    Trên danh nghĩa là người đại diện cho vương triều Tây Ban Nha, Cristoforo Colombo đã thực hiện bốn chuyến đi nổi tiếng từ châu Âu sang châu Mỹ vào các năm 1492, 1493, 1498và 1502. Trong chuyến đi đầu tiên, đoàn thám hiểm của ông đã đặt chân đến châu Mỹ vào ngày 12 tháng 10 năm 1492, tại một hòn đảo thuộc quần đảo Bahamas có tên là Guanahani. Tuy nhiên vị trí cụ thể của hòn đảo này đến nay vẫn chưa được xác định.

    Kể từ chuyến đi thứ hai, người Tây Ban Nha đã song song tiến hành hoạt động thám hiểm và chinh phục bằng vũ trang. Trong vòng 20 năm kể từ năm 1499 cho đến năm 1519, là thời điểm đoàn thuyền của Fernando de Magallanes xuất hiện, hoàng gia Tây Ban Nha cùng với các đoàn thuyền tư nhân khác đã thực hiện các chuyến "thám hiểm và giải cứu", "hành trình nhỏ" hay là "hành trình từ Andalusia", và dần phá vỡ vị thế độc tôn của Colombo. Chuyến hành trình đầu tiên trong số này có sự tham gia của Amerigo Vespucci; ông được coi là người châu Âu đầu tiên cho rằng Colombo đã không đi đến châu Á mà là một lục địa mới chưa từng được châu Âu biết tới. Chính tên của ông đã được lấy để đặt tên cho châu Mỹ (America).

      bởi Hà Duy Hiếu 21/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON