Đặc điểm môi trường hoang mạc cần phải có biện pháp gì?
Đặc điểm môi trường hoang mạc cần phải có biện pháp gì nhằm hạn chế hoang mạc hoá đang diễn ra trên thế giới và Việt Nam ?
Trả lời (1)
-
Theo Cục Lâm nghiệp, hiện Việt Nam có khoảng hơn 9 triệu ha đất bị hoang hoá, chiếm 28% tổng diện tích đất đai trên toàn quốc, trong đó có 2 triệu ha đất đang sử dụng bị thoái hóa nặng.
Ngoài những vùng đất bị hoang mạc hóa, nhiều dải cát ven biển Việt Nam còn bị hiện tượng sa mạc hóa cục bộ, tập trung từ tỉnh Quảng Bình đến Bình Thuận với diện tích khoảng 419.000 ha và ở Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 43.000 ha.
Theo thống kê của FAO và UNESCO, Việt Nam có khoảng 462.000 ha cát ven biển, chiếm khoảng 1,4% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc, trong đó có 87.800 ha là các đụn cát, đồi cát lớn di động. Trong gần 40 năm qua, sự di chuyển của các đụn cát đã làm cho quá trình hoang mạc hoá càng diễn ra nghiêm trọng hơn. Mỗi năm có khoảng 10-20 ha đất canh tác bị cát lấn, dẫn đến độ phì nhiêu của đất bị suy giảm mạnh.
Việt Nam đã xác định 4 địa bàn ưu tiên chống sa mạc hóa: Duyên hải Miền Trung, Tây Bắc, Tứ giác Long Xuyên và Tây Nguyên.
Quá trình thoái hóa đất và hoang mạc hóa ở Việt Nam là kết quả của sự xói mòn đất, đá ong hóa, hạn hán, cát bay, cát chảy, đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. Các vấn đề cơ bản của hoang mạc hóa ở Việt Nam là hạn hán, thoái hóa đất và cồn cát di động theo mùa gió trong năm. Trong đó, các tỉnh duyên hải Miền Trung, nhất là Ninh Thuận, Bình Thuận được xem là bị tác động mạnh nhất của quá trình di chuyển cồn cát vùng ven biển.
Việc lập kế hoạch sản xuất, quy hoạch sử dụng đất chỉ dựa trên việc đáp ứng các nhu cầu và lợi ích trước mắt, không tính đến tác hại lâu dài về môi trường sinh thái cũng là nguyên nhân cơ bản của sự thoái hóa đất và hoang mạc hóa.
Tình trạng phá rừng và hủy diệt lớp phủ thực vật do các hoạt động của con người gây ra làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp, độ che phủ thảm thực vật thấp, là nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm lượng nước ngầm trong mùa khô, gia tăng cường độ cũng như tần suất lũ quét, lũ lụt trong mùa mưa, làm cho sự xói mòn và thoái hóa đất diễn ra nghiêm trọng, gia tăng diện tích đất trống đồi núi trọc.
Việc áp dụng những tiến bộ khoa học-công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp (thay đổi biện pháp canh tác, bố trí lại cơ cấu cây trồng-vật nuôi, tưới tiết kiệm nước,...) đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên việc sử dụng bền vững tài nguyên đất, tài nguyên nước chưa được chú trọng và chưa có hiệu quả. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản của việc thoái hóa đất và hoang mạc hóa.
Quá trình thoái hóa đất và hoang mạc hóa do sự tác động đan xen của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người ở Việt Nam chủ yếu như sau:
- Thoái hóa thảm thực vật, kết quả can thiệp của con người lên cân bằng hệ sinh thái tự nhiên;
- Quá trình rửa trôi xói mòn, xói lở do lượng mưa, cường độ mưa, độ dốc, độ dài sườn dốc, hệ số che phủ và phương thức canh tác;
- Quá trình thổi mòn và khoét mòn do gió;
- Quá trình mặn hóa, xâm nhập mặn do nước biển xâm nhập sâu vào nội địa và nước ngầm có nồng độ muối cao;
- Quá trình làm chặt đất kết von đá ong do hạn hán và canh tác không hợp lý;.
- Suy thoái chất hữu cơ trong đất: Nhiệt độ cao, hạn hán kéo dài làm quá trình khoáng hóa hữu cơ mạnh, quá trình mùn hóa yếu dẫn đến lượng hữu cơ trong đất thấp;
- Suy giảm chất dinh dưỡng do phương thức canh tác không bền vững.
Như vậy, quá trình hình thành, phát triển thoái hóa đất, hoang mạc hóa bị chi phối bởi quá trình tự nhiên và xã hội. Các quá trình này sẽ diễn ra mạnh hơn, nhanh hơn cả về cấp độ và khu vực bị ảnh hưởng khi chịu tác động của nhiệt độ cao, nắng nóng, khô hạn kéo dài, xâm nhập mặn gây nên bởi biến đổi khí hậu.
bởi Quách Minh Quân 01/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản