YOMEDIA
NONE

Thế mạnh phát triển du lịch ở ĐBSH

Thế mạnh phát triển du lịch ở ĐBSH

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • Ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước những cơ hội phát triển mạnh mẽ để hội nhập khu vực và thế giới. Việc chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng cho Năm du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013 với chủ đề "Văn minh sông Hồng" nhằm tạo thế liên kết, phát huy thế mạnh của du lịch khu vực với sự phong phú về tài nguyên tự nhiên và nhân văn.Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới và những khó khăn kinh tế của đất nước, ngành du lịch Việt Nam vẫn đón được gần 3,36 triệu lượt du khách quốc tế (khoảng 52% kế hoạch) trong sáu tháng đầu năm, khách du lịch nội địa ước đạt 17,5 triệu lượt (gần 54,6% kế hoạch), thu nhập du lịch ước đạt 75 nghìn tỷ đồng (gần 50% kế hoạch). Tổng số khách quốc tế đến Việt Nam trong gần ba quý đầu năm đã đạt gần 4,4 triệu lượt khách, đưa du lịch trở thành điểm sáng của nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay. Từ nay đến cuối năm, lượng du khách quốc tế đến Việt Nam chắc chắn sẽ còn tăng mạnh.Ðể đạt được những thành công nhất định này, ngành du lịch hiểu rõ tầm quan trọng của sự chủ động và đón trước những biến đổi của các nhóm nhu cầu khách hàng cùng sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ. Chiến dịch quảng bá cho Năm du lịch quốc gia duyên hải các tỉnh Bắc Trung Bộ - Huế 2012 với chủ đề "Du lịch di sản" chính là bước đệm tiền đề để ngành du lịch nước ta tiếp tục chuẩn bị cho bước tiến tiếp theo trong năm 2013 với phương châm: liên kết ngành giữa các địa phương tạo nên sức mạnh tổng lực, trong đó khu vực tập trung chính là đồng bằng sông Hồng với chủ đề quảng bá "Văn minh sông Hồng". Tổng cục trưởng Du lịch Việt Nam Nguyễn Văn Tuấn cho biết: "Nền văn minh sông Hồng gắn với sản xuất lúa nước, gắn với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng đa dạng và thật sự là giá trị cốt lõi kết nối các tỉnh trong khu vực. Văn minh sông Hồng hứa hẹn sẽ là chủ đề tạo ra một cảm hứng rất đặc biệt cho Năm du lịch quốc gia 2013".Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, tiến sĩ Hà Văn Siêu khẳng định: Vùng du lịch đồng bằng sông Hồng và duyên hải từ bao đời nay luôn là cái nôi đặc trưng về tài nguyên du lịch văn hóa sinh thái, tài nguyên tâm linh lịch sử.  Bởi lẽ đó, cần thiết quy hoạch vùng chính là để xác định mục tiêu phát triển, xác định những yếu tố tương đồng, đặc trưng để hợp sức cùng phát triển mở ra một tuyến du lịch liên kết, mới mẻ và hấp dẫn. Ba nội dung chính được đưa ra cho du lịch Việt Nam năm 2013 gắn với chủ đề "Văn minh sông Hồng" bao gồm: du lịch đô thị gắn với di sản văn hóa, đô thị cổ cùng các di sản văn hóa cổ; du lịch biển đảo - duyên hải đông bắc Hạ Long, Ðồ Sơn, Cát Bà... Xây dựng thương hiệu Hạ Long trở thành trung tâm thúc đẩy các thương hiệu khác đi lên; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng gắn với thắng cảnh, khu bảo tồn thiên nhiên, các cảnh quan vùng ven sông Hồng, trong đó tối ưu hóa việc kết hợp với các hình thức giải trí hiện đại. Khu vực du lịch đồng bằng sông Hồng cần thiết phải có ba phân khu chức năng xoay quanh ba trung tâm lớn là: vùng Hà Nội, vùng duyên hải và vùng nam sông Hồng trải dài qua các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Nam Ðịnh, Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Quảng Ninh. Các sản phẩm du lịch chính sẽ được phân bố hợp lý theo từng địa phương sao cho hình thành cơ bản một tuyến liên kết du lịch vững chắc.Tiêu đề Năm du lịch quốc gia đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013 đã cho thấy ý tưởng mong muốn tạo nên những đột phá mạnh mẽ từ chính những thế mạnh du lịch "đang ngủ quên" của khu vực châu thổ sông Hồng và vùng duyên hải Bắc Bộ. Trước tiên phải kể đến Hải Phòng, thành phố cảng và du lịch biển, một điểm trong tứ giác tăng trưởng kinh tế - du lịch: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Ninh Bình. Tuy nhiên, du lịch Hải Phòng đang gặp nhiều khó khăn về xây dựng sản phẩm du lịch và lại nằm cạnh một Quảng Ninh - Hạ Long, một điểm đến đang thu hút đông du khách với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch biển, đảo. Ðiều đó cũng tạo nên cảm giác du lịch Hải Phòng dường như đang bị hụt hơi trong những năm gần đây. Tại hội nghị Liên kết phát triển du lịch đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng vừa diễn ra, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng Ðoàn Duy Linh cũng khẳng định, du lịch Hải Phòng chỉ có thể phát triển mạnh mẽ và bền vững, thương hiệu được quảng bá rộng rãi khi có sự liên kết với nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực châu thổ sông Hồng. Ngành du lịch thành phố hy vọng với chương trình Năm du lịch quốc gia 2013, sự hợp tác, liên kết du lịch sẽ giúp thành phố hoa phượng đỏ nâng cao được vị thế, trở thành một trong những trung tâm, đầu mối trong trục "tứ hùng" của khu vực, với những điểm đến, những sản phẩm du lịch mới đầy hứa hẹn. Trình làng trong chuyến khảo sát liên kết du lịch khu vực đồng bằng sông Hồng tháng 10, Hải Phòng đã giới thiệu tuyến du lịch chính của năm 2013 nối kết Cát Bà - Ðồ Sơn và nội thành Hải Phòng. Trong đó, điểm nhấn chính là Cát Bà, một trung tâm du lịch biển, nghỉ dưỡng với nhiều danh thắng di tích hấp dẫn, đặc biệt là vịnh Lan Hạ với vẻ đẹp quyến rũ có tiềm năng liên kết tốt với Quảng Ninh và Vịnh Hạ Long.

    Ngoài Hải Phòng, hai trung tâm du lịch Quảng Ninh và Ninh Bình vốn nổi danh trong nhiều năm qua cũng được lựa chọn như một động lực kích thích những liên kết vùng bên cạnh Thủ đô Hà Nội. Hai tỉnh trên có rất nhiều lợi thế nhưng cần loại bỏ triệt để những yếu kém tồn tại từ nhiều năm nay như nạn chèo kéo khách và vấn đề vệ sinh môi trường, v.v. Với du khách nước ngoài, đây là yếu tố góp phần quyết định về việc họ có chọn lựa điểm đến trong hành trình, nhất là với Vịnh Hạ Long, một trong bảy kỳ quan thế giới và đã có một thương hiệu vững vàng nên càng cần chăm chút đầu tư vào dịch vụ phục vụ du khách...Sự mới mẻ mang tính nổi bật trong liên kết du lịch đồng bằng sông Hồng 2013 còn phải kể đến những cái tên như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Ðịnh, Hà Nam, Thái Bình. Nếu như Vĩnh Phúc thuộc vùng chuyển tiếp từ miền trung du phía bắc xuống đồng bằng sông Hồng và mang nhiều đặc điểm văn hóa đặc sắc thì Nam Ðịnh lại là trung tâm của đồng bằng sông Hồng với những dòng sông đỏ nặng phù sa, những cánh đồng thẳng cánh cò bay và những bãi biển thoải dài cát mịn. Hưng Yên có Phố Hiến với danh ngôn "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến" và Hà Nam đang trở mình nhanh chóng với việc ra mắt khu du lịch Tam Chúc Ba Sao rất ấn tượng. Sự góp mặt của du lịch các tỉnh nêu trên trong tuyến liên kết du lịch đồng bằng sông Hồng và vùng duyên hải Bắc Bộ cho thấy sự quan tâm và quyết tâm thật sự xây dựng một ngành "công nghiệp không khói" phát triển bền vững. Tuy nhiên, một sự liên kết vững vàng đòi hỏi những nhân tố bên trong phải đảm nhận đủ và đúng vai trò nếu không muốn bị lu mờ. Và ngành du lịch Việt Nam hay chính những địa phương này cần tìm ra một phương án hợp lý để những thế mạnh của tài nguyên du lịch khu vực đồng bằng sông Hồng được phát huy một cách tổng thể, đưa năm 2013 trở thành năm du lịch quốc gia thành công bằng chính sức mạnh liên kết hoàn chỉnh.

     

      bởi Liễu Dung 07/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF