So sánh về các nguồn lực tự nhiên tài nguyên để phát triển sản xuất giữa ĐBSCL và ĐBSH?
So sánh sự giống nhau và khác nhau về các nguồn lực tự nhiên tài nguyên KTXH (thế mạnh) để phát triển sản xuất giữa ĐBSCL và ĐBSH.
Trả lời (1)
-
* Giống nhau về các nguồn lực tự nhiên:
- Về VTĐL:
+ Cả 2 vùng đều nằm ở hạ lưu của 2 sông lớn cho nên đất đai của 2 vùng luôn được phù sa bồi đắp rất màu mỡ thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp.+ Cả 2 vùng đều giáp biển nên vừa có vùng biển rộng thuận lợi cho phát triển GT vừa có nguồn tài nguyên thuỷ hải sản rất
phong phú.- Khí hậu:
+ Cả 2 vùng đều có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với nền bức xạ cao lắm nắng, nhiều mưa rất thuận lợi cho phát
triển 1 nền nông nghiệp nhiệt đới.+ Cả 2 vùng đều phân hóa rõ theo 2 mùa mưa và khô trong đó mùa mưa thì thừa nước, mùa khô thì thiếu nước.
- Tài nguyên đất:
+ Đất đai của 2 vùng đều rất đa dạng về loại hình, (đều có phù sa ngọt, mặn, phèn...).
+ Đất của 2 vùng đều tiếp tục được mở rộng thêm nhờ vào quá trình quai đê, lấn biển.
+ Đất đai của 2 vùng đều rất màu mở đều thích hợp với trồng nhiều cây LTTP, nhiều cây công nghiệp ngắn ngày và nuôi
trồng thuỷ sản.- Tài nguyên nước: do cả 2 vùng đều có lượng mưa lớn 1400-1800mm và đều có mạng lưới sông ngòi dày đặc,mỗi vùng đều
có 2 hệ thống sông lớn, đều có trữ lượng nước tưới dồi dào, đều có lượng phù sa phong phú, đồng thời sông ngòi của 2 vùng rất tốt
cho nuôi trồng thuỷ sản lại rất thuận lợi cho phát triển GT.- Tài nguyên sinh vật: S/vật của 2 vùng đều rất phong phú ở cả trên đất liền và dưới biển, trong đó trên đất liền là hệ thống
cây trồng, vật nuôi rất đa dạng, còn dưới biển tài nguyên hải sản rất phong phú với nhiều ngư trường lớn, nhiều bãi cá, bãi tôm lớn.
Nhưng tài nguyên sinh vật của 2 vùng đều có xu thế cạn kiệt nhanh do đánh bắt khai thác bừa bãi và ô nhiễm môi trường.- Tài nguyên khoáng sản: cả 2 vùng hải sản trên đất liền đều có than nâu, than bùn và VLXD như đá vôi, đất sét... khoáng
sản dưới biển của 2 vùng đều có khí đốt.- Tài nguyên du lịch: cả 2 vùng đều có cảnh quan thiên nhiên đa dạng hấp dẫn, có các điểm du lịch như cảnh quan biển, rừng
rất hấp dẫn và đặc biệt tài nguyên sông nước.Tóm lại, về các nguồn tài nguyên thiên nhiên của ĐBSH và ĐBSCL nhìn chung đa dạng giầu tiềm năng, thuận lợi cho phát
triển kinh tế - xã hội.* Giống nhau về các nguồn lực KT-XH
- Về dân cư:
+ Cả 2 vùng hiện nay đều rất đông dân và lớn nhất cả nước, đồng thời có nguồn lao động dồi dào nhất, mật độ trung bình
cao nhất cho nên cũng là những thị trường tiêu thụ lớn nhất và có động lực phát triển KTXH lớn nhất.
+ Trình độ lao động, trình độ dân trí của 2 vùng này đều khá cao, đặc biệt trình độ thâm canh lúa được coi là cao nhất cả
nước. Vì thế nguồn lao động của 2 vùng này được coi là nguồn lực chính để sản xuất ra nhiều lúa gạo nhất cho cả nước.- Về cơ sở hạ tầng: Nhìn chung cả 2 vùng đều có cơ sở hạ tầng phát triển mà trước hết biểu hiện mật độ giao thông đường
bộ, đường thuỷ dày đặc nhất cả nước, nhiều trung tâm công nghiệp, nhiều đô thị lớn vào loại bậc nhất cả nước, nhiều cảng sông
cảng biển lớn nhất như cảng Hải Phòng, cảng Cần Thơ. Hiện nay cả 2 vùng này đều là những vùng chuyên canh lương thực trọng
điểm nhất cả nước.- Về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước: Cả 2 vùng trước hết đều được Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều nhất;
đồng thời cũng được vận dụng sáng tạo nhất, năng động nhất, mọi chủ trương đường lối chính sáchc của Đảng về phát triển kinh tế
xã hội như chính sách khoán 10, cơ chế thị trường, đồng thời 2 vùng này cũng là những khu vực có khả năng thu hút hấp dẫn nhiều
dự án hợp tác liên doanh nước ngoài nhất.* Khác nhau về các nguồn lực tự nhiên:
- Về VTĐL:
+ Hai vùng này tuy đều nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới nhưng ĐBSH nằm gần chí tuyến hơn là gần xích đạo; ĐBSCL
lại nằm gần xích đạo hơn là gần chí tuyến.
+ ĐBSH thuộc khu vực vùng kinh tế năng động phía Bắc: Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh còn ĐBSCL giáp
với vùng kinh tế năng động phía Nam TPHCM - Bình Dương - Đồng Nai - Vũng Tàu. Nhưng ĐBSCL thuận lợi hơn là nằm gần
đường biển quốc tế, dó là eo biển Malacca gần cảng Singapore, Thái Lan thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và được các nước
này đầu tư phát triển sớm.- Về tài nguyên khí hậu: Mặc dù 2 vùng này đều có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đều phân hóa theo mùa, nhưng ĐBSH vì
gần chí tuyến hơn là gần xích đạo nên có mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4. Cho nên ĐBSH rất thuận lợi để hình thành
1 hệ thống cây trồng đa dạng gồm nhiều cây ưa nóng và nhiều cây ưa lạnh (xu hào, cải bắp, xúp lơ..). Trong khi đó ĐBSCL nằm
gần xích đạo nên có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo nóng nắng quanh năm, nên cơ cấu cây trồng cũng đa dạng, nhưng chủ yếu là cây
ưa nóng mà điển hình là lúa, lạc, mía, đậu tương...) nhưng khí hậu ĐBSH thì diễn biến thất thường khắc nghiệt nhiều thiên tai ĐB
bão, lũ lụt, sương muối... nên năng suất cây trồng rất bấp bênh trong khí hậu ĐBSCL khá ôn hòa nên năng suất và sản lượng cây
trồng khá ổn định.- Về chế độ nước trên sông ngòi.
Tuy cả 2 vùng đều phân hóa theo 2 mùa mưa và khô, nhưng mức độ phân hóa ở ĐBSH ít thể hiện rõ sự thừa và thiếu nước
không gay gắt vào mùa khô nhưng mức độ phân hóa giữa mùa mưa và khô ở ĐBSCL rất gay gắt, trong đó mùa mưa thì rất thừa
nước, mùa khô rất thiếu nước mà mùa khô và mùa mưa ở vùng này rất kéo dài. Vì vậy mùa khô hạn hán nghiêm trọng còn mùa mưa
thì buộc phải tìm cách "chung thuỷ" với lũ lụt.- Tài nguyên sinh vật: Sinh vật hoang dã trên đất liền ở ĐBSH coi như đã cạn kiệt hết nhưng ĐBSCL còn rất phong phú điển
hình là các loài chim, ong, bò sát, vì vậy nguồn động vật hoang dã ở ĐBSCL là cơ sở để tạo ra nguồn thực phẩm rất có giá trị.- Tài nguyên hải sản ở ĐBSH có trữ lượng ít hơn ĐBSCL chỉ = 20% cả nước, trong khi đó ở ĐBSCL có hơn 50% cả nước.
Cho nên khả năng phát triển ngành đánh bắt chế biến hải sản ở ĐBSCL cũng mạnh hơn nhiều lần ĐBSH. Sinh vật nuôi trồng ở
ĐBSCL mạnh hơn nhiều lần ở ĐBSH vì ĐBSCL có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn gấp 35 lần ở ĐBSH.- Tài nguyên đất: Hầu hết các loại đất ở ĐBSCL đều lớn hơn rất nhiều lần ĐBSH, đặc biệt đất phù sa ngọt ĐBSCL hơn 1 tr
ha, ĐBSH hơn 500 ngàn ha. Đất phù sa ngập phèn ĐBSCL khoảng 1,5tr ha, ĐBSH không đáng kể, đất phù sa ngập mặn ở ĐBSCL
0,5tr ha thì ĐBSH 1 vạn ha. Nhìn chung đất nông nghiệp của 2 vùng đều rất màu mỡ. Nhưng có thể nói ở ĐBSH màu mỡ hơn
ĐBSCL vì ĐBSH vừa được phù sa bồi đắp, vừa được con người cải tao, chăm bón thường xuyên nên đất rất tươi xốp và giàu N, P,
K (đạm, lân, ka li...). Đất nông nghiệp ĐBSCL màu mỡ chủ yếu là do phù xa bồi đắp nên đất quá chặt, thiếu dinh dưỡng, thiếu N, P,
K. Vì vậy năng suất cây trồng nói chung, trong đó năng suất LTTP nói riêng ở ĐBSH cao hơn ĐBSCl.- Tài nguyên khoáng sản:
+ Khoáng sản trên đất liền thì ở ĐBSH phong phú hơn ĐBSCL có trữ lượng than nâu khoảng 980 tr tấn trong khi đó
ĐBSCL than nâu có trữ lượng nhỏ, nhưng than bùn ở ĐBSCL trữ lượng lớn còn ĐBSH thì ngược lại.
+ Các loại VLXD như đá vôi, đất sét, cao lanh... ĐBSH rất phong phú nổi tiếng như đa vôi Hải Phòng, Hải Dương, Ninh
Bình, nổi tiếng đất sét ở Kim Môn - Hải Dương. Trong khi dó ĐBSCL VLXD chính là đá vôi nhưng chỉ có trữ lượng nhỏ ở Hà
Tiên.
+ Khoáng sản dưới biển ở ĐBSCL rất phong phú gấp nhiều lần so với ĐBSH vì có 3 bể trầm tích chứa dầu mỏ khí đốt đó là
Nam Côn Đảo, vùng trũng Cửu Long và thổ Chu Mã Lai, trong khi đó ĐBSH mới phát hiện trữ lượng khí đốt nhỏ ở ven biển Thái
Bình. Cho nên trước mắt ĐBSCL đã là vựa lớn nhất cả nước nhưng trong tương lai sẽ trở thành vùng cơ cấu công nghiệp phát triển
mạnh và rất đa dạng.* Khác nhau về các nguồn lực KTXH.
- Dân số + lao động:
. Tuy người lao động của 2 vùng này đều dồi dào, đểu có trình độ thâm canh LTTP cao, nhưng nguồn lao động ở ĐBSH mặc
dù có bản chất rất cần cù nhưng thiếu tác phong công nghiệp chưa quan với cơ chế thị trường, thiếu đội ngũ lao động có kỹ thuật
trình độ tay nghề cao. Trong khi đó nguồn lao động ở ĐBSCL thì đã rất quen với tác phong công nghiệp, quen với cơ chế thị trường
và quen với sản xuất nông nghiệp và mục đích hàng hoá cao. Cho nên nguồn lao động của ĐBSCL khi chuyển đổi sang kinh tế thị
trường rất phù hợp rất năng động còn ở ĐBSH thì ngược lại.- Về CSHT: + Có thể nói trước tiên ở ĐBSH mạnh hơn ở ĐBSCL vì mật độ giao thông đường bộ ở ĐBSH cao nhất cả nước
1,18km/km2 trong khi đó giao thông đường bộ ở ĐBSCL kém phát triển mà vùng này giao thông đường sông phát triển mạnh hơn
ĐBSH.
+ CSVCKTHT ở ĐBSH đã được Nhà nước đầu tư khai thác từ lâu mà biểu hiện là đã xây dựng được hệ thống để điều rất
kiên cố từ lâu đời, trong khi đó ở ĐBSCL chưa có đê mà lại mới bắt đầu được khai thác từ năm 1975 đến nay. ở ĐBSH có mật độ
đô thị cao nhất cả nước vì có tới 3 thành phố lớn ở trong vùng như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và có tới 10 thị xã trực thuộc,
với số dân đô thị hiện nay là 35% trong khi đó ở ĐBSCL có 1 thành phố lớn là Cần Thơ và mỗi tỉnh chỉ có 1 thị xã.
+ ở ĐBSH có hệ thống trường học Đại học, Cao đẳng lớn nhất cả nước, với 45 trường, trong đó ở ĐBSCL có gần 20 trường,
trong đó chỉ có 3 trường Đại học. Cho nên có thể nói ĐBSH hiện nay có nhiều thuận lợi tiến nhanh lên công nghiệp hóa, hiện đại
hóa hơn ĐBSCL.- Về đường lối, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.
Do ĐBSH gần Đảng gần Chính phủ hơn ĐBSCL cho nên mọi chủ trương của Đảng và Chính phủ đều được vận dụng trước
hớn.- ĐBSCL do rất năng động thích ứng nhanh với cơ chế thị trường nên hiện nay có nhiều khả năng lớn hơn so với ĐBSH về
mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút các nguồn vồn đầu tư nước ngoài…bởi Hoàng Dương Vũ 05/11/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
tại sao lại gọi là đai cận nhiệt đới hạ thấp
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, hãy cho biết dãy Đông Triều thuôc̣ miền địa lí tự nhiên nào sau đây?
A. Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
B.Tây Bắc.
C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ
03/01/2023 | 1 Trả lời
-
Hãy nêu các đặc điểm về địa hình đồi núi ở nước ta?
09/01/2023 | 2 Trả lời
-
A. Đà Nẵng, Quảng Nam.
B. Quảng Nam, Quảng Ngãi.
C. Ninh Thuận, Bình Thuận.
D. Phú Yên, Khánh Hòa.
19/02/2023 | 2 Trả lời
-
A. VQG Bạch Mã, Phố cổ Hội An, Nhã nhạc cung đình Huế.
B. VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng.
C. VQG Bạch Mã, Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.
D. Cố đô Huế, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, Nhã nhạc cung đình Huế.
19/02/2023 | 6 Trả lời
-
Phân tích hậu quả của dân đông, gia tăng nhanh và phân bố dân cư chưa hợp lí
01/03/2023 | 1 Trả lời
-
Nêu đặc điểm dân cư nước ta?
08/03/2023 | 1 Trả lời
-
Lao động nước ta có đặc điểm gì
08/03/2023 | 0 Trả lời
-
14/03/2023 | 1 Trả lời
-
Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cơ cấu dân số ở nông thôn và thành thị?
18/03/2023 | 1 Trả lời
-
Vì sao thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai đầu mối giao thông quan trọng của nước ta?
25/03/2023 | 1 Trả lời
-
Phân tích cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và thị trường xuất nhập khẩu?
22/04/2023 | 1 Trả lời
-
Trình bày vị trí các tỉnh,1 số thế mạnh kinh tế của vùng trung du miền núi bắc bộ?
22/04/2023 | 0 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
19/06/2023 | 1 Trả lời
-
20/06/2023 | 1 Trả lời
-
26/06/2023 | 2 Trả lời
-
26/06/2023 | 1 Trả lời
-
25/06/2023 | 1 Trả lời
-
26/06/2023 | 1 Trả lời
-
25/06/2023 | 1 Trả lời
-
25/06/2023 | 1 Trả lời
-
25/06/2023 | 1 Trả lời