YOMEDIA
NONE

Hướng dẫn soạn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Hướng dẫn soạn bài " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" - Hồ Chí Minh - ( Văn lớp  7)

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (4)

  • Câu hỏi 1: Bài văn này nghị luận về vấn đề gì? Em hãy tìm ở phần ở đầu câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài. Gợi ý: - Đọc bài văn ta nhận thấy vấn đề nghị luận của bài là: Lòng yêu nước của nhân dân ta. - Trong phần mở bài câu “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta” được coi là câu chốt, thâu tóm nội dung của bài văn nghị luận. Câu hỏi 2: Tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Gợi ý: - Bài văn có bố cục 3 phần rõ ràng như sau: Mở bài: Từ “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” đến “...lũ cướp nước”. Thân bài: Từ “lịch sử ta” đến “...lòng nồng nàn yêu nước”. Kết bài: Phần còn lại. - Bài văn được lập dàn ý theo trình tự lập luận: Mở bài: Giới thiệu về dân ta có lòng nồng nàn yêu nước; đó là truyền thống quý báu và khẳng định mỗi khi Tố quốc bị xâm lăng thì nó lại trỗi dậy sức mạnh hơn bao giờ hết. Thân bài: Tác giả chứng minh tinh thần yêu nước qua các thời kì: + Lịch sử ta đã có rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại (tiêu biểu là Bà Trưng, Bà Triệu...), chúng ta phải ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng ấy. + Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước (từ các cụ già đén các cháu nhi đồng, từ các kiều bào đến những đồng bào ở vùng bi tạm chiến, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi...), tất cả đều giống nhau bởi cùng có lòng yêu nước nồng nàn. Kết bài: Tác giả nêu lên bổn phận của mọi người là phải làm cho tinh thần yêu nước được thế hiện bằng các việc làm thiết thực (giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo) đề góp phần vào công cuộc kháng chiến. Câu hỏi 3: Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào? Gợi ý: Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thông quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra các dẫn chứng theo trình tự thời gian. Tác giả chọn lọc dẫn chứng trong hiện tại phong phú, gợi lên không khí sôi nổi của cuộc kháng chiến chông Pháp và khơi dậy ý thức trách nhiệm của mỗi người dân. Dần chứng đó thể hiện như sau: Thứ nhất là trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Thứ hai là trong kháng chiến Pháp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương...”. Các dẫn chứng đưa ra thật phong phú ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, mọi vùng miền đều có chung lòng yêu nước. Câu hỏi 4: Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy. Gợi ý: Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã thuyết phục được mọi tầng lớp của nhân dân Việt Nam. Có được điều đó là do tác giả đã dùng những lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục. Một trong những yếu tô góp phần quan trọng vào sự thành công đó chính là việc tác giả đã dùng các câu văn có hình ảnh so sánh để khẳng định sức mạnh to lớn và vẻ đẹp của tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Hình ảnh so sánh rất đặc sắc được ta nhận thấy ngay ở phần mở bài: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”. Tác giả đã so sánh “tinh thần yêu nước” (một khái niệm trừu tượng) với làn sóng to lớn mạnh mẽ (một hình ảnh cụ thể). Từ đó, giúp cho người đọc hình dung rõ ràng về sức mạnh phi thường, vô tận của tinh thần yêu nước trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. Cùng với việc kết hợp với các động từ mạnh “nhấn”, “lướt” đã góp phần làm cho người đọc thấy được cái linh hoạt mà mềm dẻo, mạnh mẽ vô cùng của tinh thần yêu nước. Hình ảnh so sánh tiếp theo: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Cũng như hình ảnh so sánh trên, tác giả so sánh tinh thần yêu nước (mang tính chất trìu tượng) với các thứ của quí (các sự vật cụ thể). Từ đó giúp người đọc hình dung rõ ràng về giá trị to lớn của tinh thần yêu nước. Cua quý khi đã cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm thì không ai nhìn thấy nhưng khi đã đem ra trưng bày thì ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy. Và tinh thần yêu nước cũng vậy, nó phải được thực hành vào những công việc cụ thể để góp phần đưa kháng chiến của chúng ta tới thắng lợi. Có thể nói đây là một hình ảnh so sánh đẹp, nhắc nhở mọi người phải biết phát huy lòng yêu nước. Câu hỏi 5: Đọc lại đoạn văn: “Đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, và hãy cho biết: a- Câu mở đoạn và câu liên kết đoạn. b- Các dẫn chứng trong đoạn văn này được sắp xếp theo cách nào? c- Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình: “ từ... đến” có mối quan hệ với nhau như thế nào? Gợi ý: a. Đọc lại đoạn văn từ “Đồng bào ta ngày nay...” đến "... nơi lòng nồng nàn yêu nước” ta tìm thấy câu văn mở đoạn như sau: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước...”. Câu văn kết đoạn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giông nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”. b. Các dẫn chứng trong đoạn văn trên được tác giả sắp xếp theo phương pháp liệt kê các biểu hiện của tinh thần yêu nước ở mọi tầng lớp nhân dân, mọi lứa tuổi, mọi vùng miền... c. Các sự việc và con người được sắp xếp theo mô hình “Từ ... đến” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng được sắp xếp theo trình tự: - Theo quan hệ lứa tuổi: “Từ cụ già... đến các cháu nhi đồng...”. - Theo quan hệ không gian: “Từ kiều bào nước ngoài đến nhân dân vùng tạm bị chiếm...”. - Theo quan hệ công việc: “Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức ở hậu phương ...”. Cách liên kết theo mô hình trên, làm cho lập luận của đoạn văn trở nên chặt chẽ, sâu sắc do hệ thống dẫn chứng được dần ra liên tục mà không rối, vừa khái quát, vừa cụ thể. Gợi lên một khôi đoàn kết, đồng tâm nhất trí cao của cả dân tộc. Câu hỏi 6: Theo em nghệ thuật nghị luận ở bài này có những đặc điểm gì nổi bật? (Bố cục, chọn lọc dẫn chứng và trình tự đưa dẫn chứng, hình ảnh so sánh). Gợi ý: Bài văn với bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc, lí lẽ thống nhất với dẫn chứng và được diễn đạt dưới dạng hình ảnh so sánh nên sinh động dễ hiểu. Giọng văn tha thiết, giàu cảm xúc. Đây là bài văn nghị luận mẫu mực. LUYỆN TẬP Bài tập 1: Học thuộc lòng đoạn văn từ đầu đến “tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”. Gợi ý: HS sinh học thuộc đoạn đầu của văn bản để tích lũy cho bản thân những kinh nghiệm quý báu về cách diễn đạt đặc sắc trong văn nghị luận. Bài tập 2. Viết một đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4-5 câu có sử dụng mô hình liên kết “từ ... đến”. Gợi ý: HS có thể tự viết theo mô hình liên kết “từ... đến”. Ngoài ra các em có thể tham khảo đoạn văn sau: “Lá lành đùm lá rách” là một trong những truyền thống đạo lí đẹp đẽ của dân tộc ta. Ngày nay, truyền thống đó lại được phát huy mạnh mẽ. Hằng năm, cứ vào dịp cuối năm là cả nước ta lại chung tay góp sức ủng hộ người nghèo. Từ các quan chức cấp cao của nhà nước đến các công nhân viên chức bình thường, từ những doanh nhân thành đạt cho đến những nông dân lao động một nắng hai sương, từ những cụ già tóc bạc cho đến những nhi đồng trẻ thơ, từ các chiến sĩ ngoài hải đảo cho đến những kiều bào ở nước ngoài... Những cử chỉ cao quý đó tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giông nhau ở tấm lòng tương thân, tương ái, ở sự sẻ chia đối với những cảnh đời còn cơ cực nghèo khổ. Những việc làm đó, đã góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh, giàu mạnh.

      bởi Rùa lật ngửa 29/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

       Vấn đề : tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu văn thâu tóm : "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta".

    Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

       Bố cục và dàn ý theo trật tự trong bài :

       - Mở bài (Từ đầu … lũ bán nước và lũ cướp nước) : Nêu vấn đề nghị luận.

       - Thân bài (tiếp … lòng nồng nàn yêu nước) : Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong kháng chiến hiện tại.

       - Kết bài (còn lại) : Nhiệm vụ tất cả mọi người.

    Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

       - Tinh thần yêu nước trong lịch sử các triều đại.

       - Tinh thần yêu nước trong kháng chiến chống Pháp.

       Các dẫn chứng trên được đưa ra theo trình tự thời gian (quá khứ – hiện tại), không gian (miền ngược – miền xuôi, trong nước – nước ngoài), …

    Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

       Hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng :

       - Tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn …

       - Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.

       Tác dụng : Giúp sự hình dung được sức mạnh, giá trị của lòng yêu nước được rõ ràng, cụ thể. Mở ra trách nhiệm cần phát huy sức mạnh lòng yêu nước còn tiềm ẩn.

    Câu 5 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Đồng bào ta ngày nay … nơi lòng nồng nàn yêu nước :

       a. Câu mở đầu : Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

       Câu kết đoạn : Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

       b. Cách sắp xếp dẫn chứng : theo mô hình “từ … đến” và theo trình tự : tuổi tác, khu vực, tiền tuyến, hậu phương, tầng lớp, giai cấp, …

       c. Các sự việc và con người được sắp xếp theo mô hình “từ…đến” có mối quan hệ hợp lí trên các bình diện khác nhau nhưng bao quát toàn thể nhân dân Việt Nam.

    Câu 6 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

       Nghệ thuật nghị luận của bài có những điểm nổi bật :

       - Bố cục chặt chẽ.

       - Dẫn chứng chọn lọc, trình bày hợp lí, giàu sức thuyết phục.

       - Cách diễn đạt trong sáng, hình ảnh so sánh độc đáo.

    Luyện tập

    Câu 2 (trang 27 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Đoạn văn tham khảo :

       Hè đến, những cơn mưa rào cũng vô tình đến. Dọc phố, từ những hàng cây rung rinh đón gió đến những âm thanh rộn rã đàn ve, từ bầu trời quang mây nắng chiếu đến từng hơi thở nặng trĩu nóng nực. Tất cả như đè lên không khí một mùi nắng nóng. Hè đến thật rồi.

      bởi Lê Trần Khả Hân 28/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Câu 1 (trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 2)

    Bài văn này nghị luận về vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

    - Luận điểm: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”

    Câu 2 (trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 2)

    Bài văn có bố cục 3 phần:

    - Phần 1 ( từ đầu đến lũ bán nước và cướp nước): Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta

    - Phần 2 (tiếp đến lòng nồng nàn yêu nước): Lòng yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại

    - Phần 3 (còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp.

    Câu 3 (trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 2)

    Để chứng minh tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu:

    - Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.

    - Tinh thần yêu nước trong các cuộc kháng chiến chống Pháp:

       + Từ các lứa tuổi: từ già tới trẻ

       + Khắp các vùng miền: miền ngược tới miền xuôi

       + Mọi giai cấp: công nhân, nông dân, chiếc sĩ

       + Khắp các mặt trận: hậu phương tới tiền tuyến

    Câu 4 ( trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 2)

    Các hình ảnh so sánh trong bài:

    - Tinh thần yêu nước như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước

    → Cách so sánh cụ thể, độc đáo làm nổi bật sức mạnh vô địch của tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc

    - Tinh thần yêu nước như các thứ của quý… kín đáo.

    → Giá trị của tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ. Nhấn mạnh vào nhiệm vụ làm tinh thần yêu nước tiềm ẩn trở thành sức mạnh chống kẻ thù.

    Câu 5 (Trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 2)

    - Câu mở đoạn: “Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.

    - Câu kết: “Những cử chỉ… nồng nàn yêu nước”.

    → Các dẫn chứng trong đoạn này được đưa theo mô hình “từ…đến…” và được sắp xếp theo trình tự: tuổi tác, vùng miền, giai cấp… Những sự việc này có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau nhưng bao quát được mọi khía cạnh.

    Câu 6 ( trang 26 sgk ngữ văn 7 tập 2)

    Nghệ thuật lập luận nổi bật:

    - Bố cục chặt chẽ

    - Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân

    - Lối so sánh độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cho người đọc thấy được sức mạnh, giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.

      bởi Hk DP'kseven 15/10/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Để chứng ming cho nhận định: "Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.", tác giải đã đưa ra những dẫn chứng nào.( mình cần rất gấp mn giúp mình với)

      bởi Vũ Phương 21/02/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON