YOMEDIA
NONE

Bình giảng bài thơ Hồi hương ngẫu thư

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (3)

  • Hạ Tri Chương (659 – 744) là một trong những thi sĩ lớn đời Đường, là bạn vong niên của Thi tiên Lý Bạch. Quê ông ở Cối Kê, thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Đậu tiến sĩ năm 36 tuổi, là đại quan của triều Đường, được hoàng đế Đường Thái Tông và quần thần trọng vọng.

    Thơ của Hạ Tri Chương thanh đạm, nhẹ nhàng, gợi cảm, biểu lộ một trái tim hồn hậu đáng yêu. ‘Hồi hương ngẫu thư’ là bài thơ xuất sắc của ông, được nhiều người truyền tụng. Tình yêu quê hương là cảm xúc chủ đạo của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt này:

    Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,

    Hương âm vô cải, mấn mao tồi.

    Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,

    Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?

    Câu thơ thứ nhất dùng thủ pháp tiểu đối nêu lên một cảnh ngộ: phải ly biệt gia đình từ ấu thơ, sống nơi đất khách quê người, mãi đến lúc về già mới được trở về thăm cố hương:

    ‘Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi’

    (Khi đi trẻ, lúc về già)

    ‘Thiếu tiểu’ với ‘lão đại’, ‘li gia’ với ‘hồi’ hương, đối nhau. Với Hạ Tri Chương, thời gian ly biệt quê hương gia đình không chỉ 3 năm, 15 năm mà hơn nửa thế kỉ, gần suốt một đời người, sao không thương nhớ? Cảnh ngộ ấy là bi kịch của vị đại quan đời Đường trên con đường công danh? Với Hạ Tri Chương, công danh thì thành đạt, nhưng suốt cuộc đời phải ‘li gia’. Nỗi sầu ‘ly gia’ là một trong những nỗi đau của đời người xưa nay.

    Câu thơ thứ hai, tác giả một lần nữa sử dụng tiểu đối tương phản rất đặc sắc, để nói lên sự gắn bó thiết tha với quê nhà:

    ‘Hương âm vô cải mấn mao tồi’

    (Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu)

    Suốt một đời xa quê, khách ly hương giờ đây mái tóc đã bạc phơ, tóc mai đã rụng, nhưng ‘giọng quê’ (hương âm) vẫn không đổi thay! Chi tiết ‘hương âm vô cải’ (giọng quê không đổi) là một biểu hiện cảm động về tấm lòng tha thiết gắn bó với quê hương. Dòng sữa ngọt ngào, tiếng ru, tình thương của mẹ hiền, công ơn của mẹ cha, đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi đứa con. ‘Giọng quê’ chính là tâm hồn của mỗi con người yêu thương, gắn bó với đất mẹ quê cha. Chỉ có kẻ mất gốc, kẻ bạc tình mới thay đổi ‘giọng quê’, mới coi thường tiếng mẹ đẻ!

    Trong cái biến đổi ‘mấn mao tồi’ và cái không thể biến đổi ‘hương âm vô cải’, nhà thơ chân thành thổ lộ tấm lòng son sắt thủy chung, sự gắn bó thiết tha của khách ly hương đối với nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tình cảm ấy rất đẹp, rất đáng tự hào đối với Hạ Tri Chương. Hơn nửa thế kỉ làm quan tại kinh đô Tràng An, đứng trên đỉnh cao danh vọng, sống trong cảnh vàng son, thế mà tình cố hương của ông vẫn vơi đầy trong trái tim, ‘giọng quê’ vẫn đậm đà như xưa. Đó là một sự kỳ diệu của tấm lòng đôn hậu đáng trân trọng ngợi ca.

    Hai câu cuối rất hóm hỉnh ghi lại một tình huống nói về một nghịch lí trong cuộc đời. Có câu hỏi và nụ cười hồn nhiên khi gặp ‘người khách lạ’:

    ‘Nhi đồng tương kiến bất tương thức,

    Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?’

    Kẻ đi xa, nay trở về làng đã trở thành khách lạ. Trẻ con gặp mà không biết. Thời gian xa quê dài dằng dặc bao năm tháng. Bạn bè tuổi thơ ngày xưa, ai còn ai mất? Vì thế mới có chuyện lạ đời:

    ‘Trẻ con nhìn lạ không chào,

    Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?’

    Một câu hỏi hồn nhiên ngây thơ của nhi đồng để lại bao man mác, bâng khuâng trong lòng li khách. Vì cảnh ngộ mà phải xa quê. Tuổi già sức yếu vẫn trở lại cố hương. Tình yêu quê hương của Hạ Tri Chương mới thắm thiết biết bao! Tình cảm ấy rất đẹp, rất chân thành: son sắt và thủy chung. Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

    ‘Ngày đi, tóc hãy còn xanh,

    Mai về, dù bạc tóc anh, cũng về!’

    (‘Nước non ngàn dặm’)

    ‘Hồi hương ngẫu thư’ của Hạ Tri Chương là một bài thơ hay, cho ta nhiều xúc động. Tác giả sử dụng tiểu đối rất thành công, tạo nên những vần thơ hàm súc, nói ít mà gợi nhiều, đem đến cho người đọc bao liên tưởng về bi kịch và nỗi lòng của khách ly hương. Một hồn thơ thâm trầm, nhẹ nhàng và hồn hậu. Tình yêu thương và tấm lòng son sắt thủy chung của nhà thơ đối với quê hương thấm đẫm trên từng vần thơ.

    ‘Thơ là tiếng lòng trang trải…’, ‘Hồi hương ngẫu thư’ là tiếng lòng của Hạ Tri Chương. Tiếng lòng ấy mới hồn hậu và đằm thắm biết bao!

      bởi Nguyen Phuc 02/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Bình giảng tác phẩm Hồi hương ngẫu thư

    Hạ Tri Chương (659 – 744) là một trong những thi sĩ lớn đời Đường, là bạn vong niên của Thi tiên Lý Bạch. Quê ông ở Cối Kê, thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Đậu tiến sĩ năm 36 tuổi, là đại quan của triều Đường, được hoàng đế Đường Thái Tông và quần thần trọng vọng.

    Thơ của Hạ Tri Chương thanh đạm, nhẹ nhàng, gợi cảm, biểu lộ một trái tim hồn hậu đáng yêu. ‘Hồi hương ngẫu thư’ là bài thơ xuất sắc của ông, được nhiều người truyền tụng. Tình yêu quê hương là cảm xúc chủ đạo của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt này:

    Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,

    Hương âm vô cải, mấn mao tồi.

    Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,

    Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?

    Câu thơ thứ nhất dùng thủ pháp tiểu đối nêu lên một cảnh ngộ: phải ly biệt gia đình từ ấu thơ, sống nơi đất khách quê người, mãi đến lúc về già mới được trở về thăm cố hương:

    ‘Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi’

    (Khi đi trẻ, lúc về già)

    ‘Thiếu tiểu’ với ‘lão đại’, ‘li gia’ với ‘hồi’ hương, đối nhau. Với Hạ Tri Chương, thời gian ly biệt quê hương gia đình không chỉ 3 năm, 15 năm mà hơn nửa thế kỉ, gần suốt một đời người, sao không thương nhớ? Cảnh ngộ ấy là bi kịch của vị đại quan đời Đường trên con đường công danh? Với Hạ Tri Chương, công danh thì thành đạt, nhưng suốt cuộc đời phải ‘li gia’. Nỗi sầu ‘ly gia’ là một trong những nỗi đau của đời người xưa nay.

    Câu thơ thứ hai, tác giả một lần nữa sử dụng tiểu đối tương phản rất đặc sắc, để nói lên sự gắn bó thiết tha với quê nhà:

    ‘Hương âm vô cải mấn mao tồi’

    (Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu)

    Suốt một đời xa quê, khách ly hương giờ đây mái tóc đã bạc phơ, tóc mai đã rụng, nhưng ‘giọng quê’ (hương âm) vẫn không đổi thay! Chi tiết ‘hương âm vô cải’ (giọng quê không đổi) là một biểu hiện cảm động về tấm lòng tha thiết gắn bó với quê hương. Dòng sữa ngọt ngào, tiếng ru, tình thương của mẹ hiền, công ơn của mẹ cha, đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi đứa con. ‘Giọng quê’ chính là tâm hồn của mỗi con người yêu thương, gắn bó với đất mẹ quê cha. Chỉ có kẻ mất gốc, kẻ bạc tình mới thay đổi ‘giọng quê’, mới coi thường tiếng mẹ đẻ!

    Trong cái biến đổi ‘mấn mao tồi’ và cái không thể biến đổi ‘hương âm vô cải’, nhà thơ chân thành thổ lộ tấm lòng son sắt thủy chung, sự gắn bó thiết tha của khách ly hương đối với nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tình cảm ấy rất đẹp, rất đáng tự hào đối với Hạ Tri Chương. Hơn nửa thế kỉ làm quan tại kinh đô Tràng An, đứng trên đỉnh cao danh vọng, sống trong cảnh vàng son, thế mà tình cố hương của ông vẫn vơi đầy trong trái tim, ‘giọng quê’ vẫn đậm đà như xưa. Đó là một sự kỳ diệu của tấm lòng đôn hậu đáng trân trọng ngợi ca.

    Hai câu cuối rất hóm hỉnh ghi lại một tình huống nói về một nghịch lí trong cuộc đời. Có câu hỏi và nụ cười hồn nhiên khi gặp ‘người khách lạ’:

    ‘Nhi đồng tương kiến bất tương thức,

    Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?’

    Kẻ đi xa, nay trở về làng đã trở thành khách lạ. Trẻ con gặp mà không biết. Thời gian xa quê dài dằng dặc bao năm tháng. Bạn bè tuổi thơ ngày xưa, ai còn ai mất? Vì thế mới có chuyện lạ đời:

    ‘Trẻ con nhìn lạ không chào,

    Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?’

    Một câu hỏi hồn nhiên ngây thơ của nhi đồng để lại bao man mác, bâng khuâng trong lòng li khách. Vì cảnh ngộ mà phải xa quê. Tuổi già sức yếu vẫn trở lại cố hương. Tình yêu quê hương của Hạ Tri Chương mới thắm thiết biết bao! Tình cảm ấy rất đẹp, rất chân thành: son sắt và thủy chung. Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

    ‘Ngày đi, tóc hãy còn xanh,

    Mai về, dù bạc tóc anh, cũng về!’

    (‘Nước non ngàn dặm’)

    ‘Hồi hương ngẫu thư’ của Hạ Tri Chương là một bài thơ hay, cho ta nhiều xúc động. Tác giả sử dụng tiểu đối rất thành công, tạo nên những vần thơ hàm súc, nói ít mà gợi nhiều, đem đến cho người đọc bao liên tưởng về bi kịch và nỗi lòng của khách ly hương. Một hồn thơ thâm trầm, nhẹ nhàng và hồn hậu. Tình yêu thương và tấm lòng son sắt thủy chung của nhà thơ đối với quê hương thấm đẫm trên từng vần thơ.

    ‘Thơ là tiếng lòng trang trải…’, ‘Hồi hương ngẫu thư’ là tiếng lòng của Hạ Tri Chương. Tiếng lòng ấy mới hồn hậu và đằm thắm biết bao!

     

      bởi Thiếu Muối Năng 02/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Hạ Tri Chương (659 – 744) là một trong những thi sĩ lớn đời Đường, là bạn vong niên của Thi tiên Lí Bạch. Quê ông ở Cối Kê, thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Đậu tiến sĩ năm 36 tuổi, là đại quan của triều Đường, được hoàng đế Đường Thái Tông và quần thần trọng vọng.

    Thơ của Hạ Tri Chương thanh đạm, nhẹ nhàng, gợi cảm, biểu lộ một trái tim hồn hậu đáng yêu. ‘Hồi hương ngẫu thư’ là bài thơ xuất sắc của ông, được nhiều người truyền tụng. Tình yêu quê hương là cảm xúc chủ đạo của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt này:

    Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,

    Hương âm vô cải, mấn mao tồi.

    Nhi dồng tương kiến, bất tương thức,

    Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?

    1. Câu thơ thứ nhất dùng thủ pháp tiểu đối nêu lên một cảnh ngộ: phải li biệt gia đình từ ấu thơ, sống nơi đất khách quê người, mãi đến lúc về già mới được trở về thăm :

    ‘Thiếu tiểu li gia II lão đại hồi’

    (Khi đi trẻ, lúc về già)

    ‘Thiếu tiểu’với ‘lão đại’, ‘li gia’ với ‘hồi’ hương, đối nhau. Với Hạ Tri Chương,  li biệt quê hương gia đình không chỉ 3 năm, 15 năm mà hơn nửa thế kỉ, gần suốt một đời người, sao không thương nhớ? Cảnh ngộ ấy là bi kịch của vị đại quan đời Đường trên  công danh? Với Hạ Tri Chương, công danh thì thành đạt, nhưng suốt cuộc đời phải ‘li gia’. Nỗi sầu ‘li gia’ là một trong những nỗi đau của đời người xưa nay.

    Câu thơ thứ hai, tác giả một lẩn nữa sử dụng tiểu đối tương phản rất đặc sắc, để nói lên sự gắn bó thiết tha với quê nhà:

    ‘Hương âm vô cải II mấn mao tồi’

    (Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu)

     

    Suốt một đời xa quê, khách li hương giờ đây mái tóc đã bạc phơ, tóc mai đã rụng, nhưng ‘giọng quê’ (hương âm) vẫn không đổi thay! Chi tiết ‘hương âm vô cải’ (giọng quê không đổi) là một biểu hiện cảm động về tấm lòng tha thiết gắn bó với quê hương. Dòng sữa ngọt ngào, tiếng ru, tình thương của mẹ hiền, công ơn của mẹ cha, đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi đứa con. ‘Giọng quê’ chính là tâm hồn của mỗi  yêu thương, gắn bó với đất mẹ quê cha. Chỉ có kẻ mất gốc, kẻ bạc tình mới thay đổi ‘giọng quê’, mới coi thường tiếng mẹ đẻ!

    Trong cái biến đổi ‘mấn mao tồi’ và cái không thể biến đổi ‘hương âm vô cải’, nhà thơ chân thành thổ lộ tấm lòng son sắt thủy chung, sự gắn bó thiết tha của khách li hương đối với nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tình cảm ấy rất đẹp, rất đáng tự hào đối với Hạ Tri Chương. Hơn nửa thế kỉ làm quan tại kinh đô Tràng An, đứng trên đỉnh cao danh vọng, sống trong cảnh vàng son, thế mà tình cố hương của ông vẫn vơi đầy trong trái tim, ‘giọng quê’ vẫn đậm đà như xưa. Đó là một sự kì diệu cùa tấm lòng đôn hậu đáng trân trọng ngợi ca.

    2. Hai càu cuối rất hóm hỉnh ghi lại một tình huống nói về một nghịch lí trong cuộc đời. Có câu hỏi và nụ cười hồn nhiên khi gặp ‘người khách lạ’:

    ‘Nhi đồng tương kiến bất tương thức,

    Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?’

    Kẻ đi xa, nay trở về làng đã trở thành khách lạ. Trẻ con gặp mà không biết. Thời gian xa quê dài dằng dặc bao năm tháng. Bạn bè tuổi thơ ngày xưa, ai còn ai mất? Vì thế mới có chuyên lạ đời:

    ‘Trẻ con nhìn lạ không chào,

    Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?’

    Một câu hỏi hồn nhiên ngây thơ của nhi đồng để lại bao man mác, bâng khuâng trong lòng li khách. Vì cảnh ngộ mà phải xa quê. Tuổi già sức yếu vẫn trở lại cố hương. Tình yêu quê hương của Hạ Tri Chương mới thắm thiết biết bao! Tinh cảm ấy rất đẹp, rất chân thành: son sắt và thủy chung. Nhà thơ Tô' Hữu đã từng viết:

    ‘Ngày đi, tóc hãy còn xanh,

    „ Mai về, dù bạc tóc anh, cũng về!’

    (‘Nước non ngàn dặm’)

    ‘Hồi hương ngẫu thừ’của Hạ Tri Chương là một bài thơ hay, cho ta nhiều xúc động. Tác giả sử dụng tiểu đối rất thành công, tạo nên những vần thơ hàm súc, nói ít mà gợi nhiều, đem đến chongười đọc bao liên tưởng về bi kịch và nỗi lòng của khách li hương. Một hồn thơ thâm trầm, nhẹ nhàng và hồn hậu. Tình yêu thương và tấm lòng son sắt thủy chung của nhà thơ đối với quê hương thấm đẫm trên từng vần thơ.

    ‘Thơ là tiếng lòng trang trải…’, ‘Hồi hương ngẫu thư’là tiếng lòng của Hạ Tri Chương. Tiếng lòng ấy mới hồn hậu và đằm thắm biết bao!

      bởi Nguyễn Thị Linh Chi 02/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON