YOMEDIA
NONE

Hoá học 8 Bài 28: Không khí - sự cháy


Không khí có là điều rất quen thuộc và tồn tại trong bầu khí quyển xung quanh chúng ta. Vậy bằng cách nào người ta xác định được thành phần của không khí? Không khí có liên quan gì đến sự cháy? Tại sao gió càng lớn thì đám cháy càng lớn? Làm thế nào để dập tắt được sự cháy? Để hiểu rõ hơn tiết học này các em sẽ tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thành phần của không khí

1.1.1. Thí nghiệm

Thí nghiệm xác định thành phần của không khí

Hình 1: Thí nghiệm xác định thành phần của không khí

  • Ống đong có 6 vạch.
  • Đặt ống đong vào chậu nước, đến vạch thứ nhất (số 0), đậy nút kín → không khí trong ống đong lúc này chiếm 5 phần hay
    • Khi P cháy mực nước trong ống đong dâng lên đến vạch số 2 (số 1).
    • Khí O2  trong ống đong đã tác dụng  với P đỏ để tạo thành khói trắng (P2O5).

⇒Từ sự thay đổi mực nước  trong ống đong ta thấy thể tích của khí oxi trong  không khí chiếm 1 phần.

Hay \({V_{{O_2}}} = \frac{1}{5}{V_{kk}}\)

  • Chất khí còn lại trong ống đong chiếm 4 phần. 

* Kết luận: 

  • Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí.
  • Thành phần theo thể tích của không khí là:
    • 21% khí O2 .
    • 78% khí N2 .
    • 1% các khí khác (hơi H2O, CO2, khí hiếm, …)

1.1.2. Ngoài khí oxi và nitơ, không khí còn chứa chất nào khác?

  • Hiện tượng có xuất hiện những giọt nước nhỏ trên mặt ngoài của thành cốc nước lạnh để trong không khí và hiện tượng sương mù chứng tỏ không khí có hơi nước.
  • Khí cacbonic CO2 tạo thành màng trắng với nước vôi ở hố vôi tôi, chứng tỏ CO2 có sẵn trong không khí.
  • Các khí khác (CO2, hơi nước, khí hiếm như Neon Ne, Argon Ar, bụi khói ...) có trong không khí với tỉ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 1%

1.1.3. Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm

  • Xử lí rác thải ở nhà máy, xí nghiệp, lò đốt…
  • Bảo vệ rừng.
  • Luật pháp về môi trường…

1.2. Sự cháy và sự oxi hóa

1.2.1. Sự cháy

  • Khi đốt cháy P, S, Fe trong oxi (trong không khí), ta thấy có hiện tượng:
    • Toả nhiệt.
    • Phát sáng.
  • Sự cháy là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng.
  • Khi ga, củi, … cháy gọi là sự cháy.
  • Sự cháy trong không khí và trong oxi đều là sự oxi hóa. Nhưng sự cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn.
  • Các chất cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn khi cháy trong không khí vì trong không khí có lẫn 1 số chất khí khác đặc biệt là khí N2 nên tốn nhiệt độ để đốt cháy các khí này.

1.2.2. Sự oxi hóa chậm

  • Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có toả nhiệt nhưng không phát sáng.
  • Quá trình hô hấp của con người gọi là sự oxi hóa chậm vì oxi qua đường hô hấp → máu → chất dinh dưỡng cho cơ thể.

1.3. Điều kiện để có sự cháy và dập tắt sự cháy

1.3.1. Các điều kiện phát sinh sự cháy

  • Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
  • Phải có đủ oxi cho sự cháy.

1.3.2. Các biện pháp để dập tắt sự cháy:

  • Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
  • Cách li chất cháy với oxi.

1.3.3. Kết luận

  • S, P, Fe muốn cháy được cần phải được đốt nóng và có đủ oxi.
  • Muốn dập tắt sự cháy ta phải:
    • Hạ thấp nhiệt độ cháy.
    • Cách li chất cháy với khí O2.
  • Phải hạ thấp nhiệt độ cháy bằng cách phun nước.
  • Để cách li chất cháy với oxi ta có thể:
    • Dùng bao dày đã tẩm nước.
    • Dùng cát, đất.
    • Phun khí CO2.
  • Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy ta phải cách li chất cháy với oxi, không được dùng nước để dập tắt đám cháy vì xăng dầu không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nổi lên trên làm đám cháy lan rộng hơn.
  • Trong thực tế khi muốn dập tắt sự cháy ta chỉ cần vận dụng 1 trong 2 biện pháp trên là đủ để dập tắt sự cháy.

Bài tập minh họa

Bài 1:

Em hãy chọn phương pháp đúng để dập tắt ngọn lửa do xăng dầu.

Phương án A:  Dùng quạt để quạt tắt ngọn lửa

Phương án B: Dùng vải dày hoặc cát phủ lên ngọn lửa

Phương án C: Dùng nước tưới lên ngọn lửa

Hướng dẫn:

Ta chọn phương pháp B: Dùng vải dày hoặc cát phủ lên ngọn lửa.

Bởi vì:

Phương pháp A: Dùng quạt: Cung cấp thêm oxi, ngọn lửa sẽ cháy lớn hơn

Phương pháp B: Dùng vải dày hoặc cát phủ lên ngọn lửa sẽ ngăn cách được chất cháy với oxi 

Phương pháp C: Dùng nước: Xăng dầu nhẹ, nổi lên mặt nước sẽ lan rộng ra làm đám lửa cháy to hơn

Bài 2:

Em hãy giải thích các  hiện tượng sau:
a) Khi quạt gió vào bếp lò củi vừa bị tắt thì sẽ lửa bùng cháy
b) Khi quạt gió vào ngọn nến đang cháy, nến sẽ tắt.

Hướng dẫn:

a) Khi quạt gió vào bếp củi vừa bị tắt, lượng oxi sẽ tăng lên làm cho sự cháy diễn ra mạnh hơn và lửa sẽ bùng cháy lên.

b) Khi quạt gió vào ngọn nến đang cháy, nến tắt  là do ngọn lửa của nến nhỏ nên khi quạt lượng gió vào nhiều sẽ làm nhiệt độ hạ thấp đột ngột nên nến bị tắt.

3. Luyện tập Bài 28 Hóa học 8

Sau bài học cần nắm:

  • Định nghĩa Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí theo thể tích là: 78% N2, 21% O2 và 1% các chất khí khác.
  • Sự cháy là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có toả nhiệt nhưng không phát sáng.
  • Hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy.

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 28 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 8 Bài 28.

Bài tập 1 trang 99 SGK Hóa học 8

Bài tập 2 trang 99 SGK Hóa học 8

Bài tập 3 trang 99 SGK Hóa học 8

Bài tập 4 trang 99 SGK Hóa học 8

Bài tập 5 trang 99 SGK Hóa học 8

Bài tập 6 trang 99 SGK Hóa học 8

Bài tập 7 trang 99 SGK Hóa học 8

Bài tập 28.1 trang 39 SBT Hóa học 8

Bài tập 28.2 trang 39 SBT Hóa học 8

Bài tập 28.3 trang 39 SBT Hóa học 8

Bài tập 28.4 trang 39 SBT Hóa học 8

Bài tập 28.5 trang 39 SBT Hóa học 8

Bài tập 28.6 trang 40 SBT Hóa học 8

Bài tập 28.7 trang 40 SBT Hóa học 8

4. Hỏi đáp về Bài 28 Chương 4 Hóa học 8

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON