YOMEDIA
NONE

Hoá học 8 Bài 26: Oxit


Oxit là gì? Có máy loại oxít? Công thức hóa học oxit gồm những nguyên tố nào? Cách gọi tên oxít như thế nào? Để hiểu rõ hơn tiết học này các em sẽ tìm hiểu về Oxit.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Định nghĩa

  • Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi.
  • Ví dụ: SO2 ; Na2O; CuO.

1.2. Công thức

  • Công thức chung: \(\mathop {{M_x}}\limits^n \mathop {{O_y}}\limits^{II}\)
  • Theo qui tắc hóa trị, ta có: n.x = II.y

1.3. Phân loại

  • Oxit axit: thường là oxit của phi kim tương ứng với 1 axit

     Ví dụ: P2O5; N2O5...

  • NO,CO không phải là oxit axit

  • Oxit bazơ : thường là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ.

    Ví dụ: Al2O3; CaO…

  • Chú ý: Mn2O7,Cr2O7... không phải là oxit bazơ

1.4. Cách gọi tên

  • Tên oxit bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị) + Oxit

Ví dụ: CuO tên là Đồng (II) oxit; FeO gọi là Sắt (II) oxit; Fe2O3 gọi là Sắt (III) oxit ...

  • Tên oxit axit = tên phi kim + Oxit  (kèm theo tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim và oxi)

Ví dụ: SO2 tên là lưu huỳnh đioxit; CO2 tên là cacbon đioxit...

  • Đối với các oxit axit ⇒ đọc tên kèm theo tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim và oxi.
Chỉ số Tên tiền tố
1 mono
2 đi
3 tri
4 tetra
5 penta
... ...

1.5. Tổng kết

Sơ đồ tư duy bài Oxit

Hình 1: Sơ đồ tư duy bài Oxit

Bài tập minh họa

Bài 1:

Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại oxit ?

a. K2O                 d. H2S

b. CuSO4             e. SO3

c. Mg(OH)2           f. CuO

Hướng dẫn:

Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi.

Vậy đáp án là: K2O, SO3, CuO

Bài 2:

Hãy viết công thức các axit tương ứng với oxit axit và bazơ tương ứng với oxit bazơ dưới đây:

Oxit axit: CO2, P2O5, SO3

Oxit bazơ: K2O, CaO, MgO

Hướng dẫn:

Oxit axit         Axit tương ứng

CO2                H2CO3

P2O5               H3PO4

SO3                 H2SO4

Oxit bazơ         Bazơ tương ứng

K2O                KOH

CaO                Ca(OH)2

MgO               Mg(OH)2

Bài 3:

Đọc tên các oxit axit sau: SO3, N2O5, CO2, SO2

Hướng dẫn:

  • Lưu huỳnh trioxit: SO3
  • Đinitơpentaoxit: N2O5
  • Cacbon đioxit: CO2
  • Lưu huỳnh đioxit: SO2

Bài 4:

Hãy ghép nội dung ở cột A với cột B để được câu trả lời ở cột C. 

Xác định các oxit axit để hoàn thành cột D.

Công thức hóa học của oxit (A) Tên gọi Oxit (B) Trả lời (C) Oxit axit (D)

1. SiO2

a. Lưu huỳnh trioxit

1 - b X
2. Al2O3

b. Silic đioxit

2 - d  
3. SO3

c. Sắt (III) oxit

3 - a X

4. Fe2O3

d. Nhôm oxit

4 - c  

5. SO2

e. Điphotpho pentaoxit 5 - g X
 

g. Lưu huỳnh đioxit

   

3. Luyện tập Bài 26 Hóa học 8

Sau bài học cần nắm:

  • Oxit là hợp chất của oxi với 1 nguyên tố khác.
  • Công thức hóa học của oxit và cách gọi tên. Oxit có 2 loại: oxit axit và oxit bazơ.

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 26 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 8 Bài 26.

Bài tập 1 trang 91 SGK Hóa học 8

Bài tập 2 trang 91 SGK Hóa học 8

Bài tập 3 trang 91 SGK Hóa học 8

Bài tập 4 trang 91 SGK Hóa học 8

Bài tập 5 trang 91 SGK Hóa học 8

Bài tập 26.1 trang 35 SBT Hóa học 8

Bài tập 26.2 trang 35 SBT Hóa học 8

Bài tập 26.3 trang 36 SBT Hóa học 8

Bài tập 26.4 trang 36 SBT Hóa học 8

Bài tập 26.5 trang 36 SBT Hóa học 8

Bài tập 26.6 trang 36 SBT Hóa học 8

Bài tập 26.7 trang 36 SBT Hóa học 8

Bài tập 26.8 trang 36 SBT Hóa học 8

Bài tập 26.9 trang 36 SBT Hóa học 8

Bài tập 26.10 trang 36 SBT Hóa học 8

Bài tập 26.11 trang 36 SBT Hóa học 8

4. Hỏi đáp về Bài 26 Chương 4 Hóa học 8

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON