Nội dung Ôn tập chương 2 chương trình Hóa học lớp 10 SGK Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn sẽ giúp các em củng cố các kiến thức về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Ôn tập Bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
a. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
- Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp cùng một chu kì.
- Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp cùng một nhóm, trừ nhóm VIIIB.
b. Cấu tạo của bảng tuần hoàn
- Ô nguyên tố: Số thứ tự của một ô nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố hoá học trong ô đó.
- Chu kì
+ Các chu kì 1, 2 và 3 là các chu kì nhỏ.
+ Các chu kì 4, 5, 6 và 7 là các chu kì lớn.
- Nhóm: số thứ tự của nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm.
c. Phân loại nguyên tố dựa theo cấu hình electron và tính chất hoá học
- Dựa vào cấu hình electron: nnguyên tố s, nguyên tố C, nguyên tố d và nguyên tố f.
- Dựa vào tính chất hoá học: nguyên tố kim loại, nguyên tố phi kim và nguyên tố khí hiếm.
1.2. Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm
a. Bán kính nguyên tử
- Bán kính nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu huong biên đối tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
+ Trong một chu kì, từ trái sang phải, bán kính nguyên tử của các nguyên tố có xu hướng giảm dần
+ Trong một nhóm, theo chiều từ trên xuống dưới bán kính nguyên tử có xu hướng tăng.
b. Độ âm điện
- Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hoá học.
- Độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố nhóm A có xu hướng biến đối tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
+ Trong một chu kì, độ âm diện của nguyên từ các nguyên tố có xu hướng tăng dần.
+ Trong một nhóm, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố có xu hướng giảm dần.
c. Tính kim loại, tính phi kim
- Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhường electron.
- Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhận electron.
- Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố nhóm A có xu hướng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
+ Trong một chu kì, tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần.
+ Trong một nhóm, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim giảm dần.
d. Tính acid - base của oxide và hydroxide
Bảng 6.2. Tính acid – base của oxide và hydroxide tương ứng của các nguyên tố thuộc chu kì 2 và 3 (ứng với hoá trị cao nhất của các nguyên tố)
1.3. Định luật tuần hoàn - Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Ôn tập Bài 7: Định luật tuần hoàn - Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
a. Định luật tuần hoàn
Định luật tuần hoàn: Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
b. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn → Cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó và ngược lại → biết những tính chất hoá học cơ bản của nó.
Bài tập minh họa
Bài 1: Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử của một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28.
a) Tính nguyên tử khối.
b) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó.
Hướng dẫn giải
a) Tính nguyên tử khối.
Gọi tổng số hạt p là Z, tổng số hạt n là N, tổng số hạt e là E, ta có: Z + N + E = 28.
Vì Z = E, nên suy ra 2Z + N = 28 → 2Z = 28 - N
Ta có: 1 ≤ N/Z ≤ 1,5
→ Z ≤ N ≤ 1,5Z
Cộng 2Z vào từng vế ta được
2Z + Z ≤ N + 28 - N ≤ 1,5N + 2Z
3Z ≤ 28 ≤ 3,5Z → 8 ≤ Z ≤ 9,33.
Do Z là số nguyên dương nên Z = 9 → N = 10
b) Cấu hình electron: 1s22s22p5.
Bài 2: Phosphorus được dùng vào mục đích quân sự như sản xuất bom, đạn cháy, đạn khói. Nguyên tố phosphorus ở ô số 15, chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Hãy cho biết:
- Cấu hình electron của phosphorus.
- Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử phosphorus.
- Phosphorus là kim loại hay phi kim
- Công thức oxide cao nhất của phosphorus
- Công thức hợp chất khí của phosphorus với hydrogen
- Công thức hydroxide cao nhất của phosphorus
- Oxide và hydroxide cao nhất của phosphorus có tính acid hay base.
Hướng dẫn giải
Cấu hình electron của phosphorus: 1s22s22p63s23p3.
Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử phosphorus: 5.
Phosphorus là phi kim.
Công thức oxide cao nhất của phosphorus: P2O5.
Công thức hợp chất khí của phosphorus với hydrogen: PH3.
Công thức hydroxide cao nhất của phosphorus: H3PO4.
Oxide và hydroxide cao nhất của phosphorus có tính acid.
Bài 3: Một hợp chất có công thức XY2, trong đó X chiếm 50% về khối lượng. Trong hạt nhân của X và Y đều có số proton bằng số neutron. Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32. Hợp chất này được sử dụng như chất trung gian để sản xuất sulfuric acid.
a. Viết cấu hình electron của X và Y
b. Xác định vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn và công thức phân tử hợp chất XY2.
Hướng dẫn giải
a) Gọi số hạt proton, neutron và electron của nguyên tử X là p, n, e và hạt proton, neutron và electron của nguyên tử Y là p’; n’; e’.
Theo bài ta ta có: p = n = e; p' = n' = e'
Một cách gần đúng ta có: MX = 2p; MY = 2p’.
Lại có trong XY2, X chiếm 50% về khối lượng nên:
MX : (2MY)= 50 : 50 = 1 hay 2p ; 4p' = 1⇒ p = 2p′ (1)
Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32 nên: p + 2p’ = 32 (2)
Từ (1) và (2) giải hệ phương trình được: p = 16 và p’ = 8.
p = 16 nên ZX = 16, X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4
p’ = 8 nên ZY = 8, Y có cấu hình electron: 1s22s22p4
b)
X ở ô thứ 16 (do Z = 16), chu kì 3 (do có 3 lớp electron), nhóm VIA (do nguyên tố p, có 6 electron lớp ngoài cùng); X là sulfur (S).
Y ở ô thứ 8 (do Z = 8), chu kì 2 (do có 2 lớp electron), nhóm VIA (do nguyên tố p, có 6 electron lớp ngoài cùng); Y là oxygen (O).
Công thức phân tử hợp chất XY2 là SO2.
Luyện tập Ôn tập chương 2 Hóa học 10 CTST
Học xong bài học này, em có thể:
- Hệ thống hóa các kiến thức đã học về về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Vận dụng được các kiến thức để giải một số dạng bài tập.
3.1. Trắc nghiệm Ôn tập chương 2 Hóa học 10 CTST
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Ôn tập chương 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SBT Ôn tập chương 2 Hóa học 10 CTST
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Ôn tập chương 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải bài OT2.1 trang 26 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài OT2.2 trang 26 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài OT2.3 trang 26 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài OT2.4 trang 26 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài OT2.5 trang 27 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài OT2.6 trang 27 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài OT2.7 trang 27 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài OT2.8 trang 27 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài OT2.9 trang 27 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài OT2.10 trang 27 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Ôn tập chương 2 Hóa học 10 CTST
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Hóa học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!