YOMEDIA
NONE

Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Bài 17: Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm VIIA


Nội dung bài giảng Bài 17: Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm VIIA chương trình SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn bên dưới đây sẽ giúp các em học sinh đi tìm hiểu về Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn; Sự biến đổi một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm; Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen tương tự nhau. Tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh; Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vị trí của nhóm Halogen trong bảng tuần hoàn

* Xác định vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn

Hình 17.1. Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn

- Nhóm halogen gồm những nguyên tố thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học: fluorine (F), chlorine (CI), bromine (Br), iodine (I), astatine (At) và tennessine (Ts).

- Astatine là nguyên tố phóng xạ, được tạo ra bằng cách bắn phả đồng vị 209Bi bởi các hạt a trong máy gia tốc hạt (cyclotron), tạo ra hai neutron và đồng vị 211At. Astatine trong tự nhiên được tìm thấy dưới dạng trung gian của chuỗi phân rã phóng xạ uranium và thorium. Năm 2020, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa vào ứng dụng 211At trong điều trị ung thư, đồng thời phát triển dược phẩm phóng xạ sử dụng đồng vị này.

- Tennessine (117Ts) cũng là nguyên tố phóng xạ, được phát hiện năm 2010 và IUPAC phê duyệt tên tennessine cho nguyên tố thử 117 vào năm 2016. Vì chỉ có vài nguyên tử được tạo ra nên T5 chưa có ứng dụng thực tế ngoài mục đích nghiên cứu.

1.2. Ở trạng thái tự nhiên của các Halogen

- Tìm hiểu trạng thái tự nhiên của các halogen Halogen trong tự nhiên không tồn tại ở dạng đơn chất, chủ yếu tồn tại dưới dạng muối của các ion halide (F-,Cl-, Br-, I-).

- Ion fluoride được tìm thấy trong các khoáng chất như fluorite (CaF2); fluorapatite (Ca5(PO4)3F) và cryolite (Na3AlF6). Ion chloride có nhiều trong nước biển, trong quặng kalite (NaCl, thường gọi là muối mỏ), sylvite (KCl). Ion bromide có trong quảng bromargyrite (AgBr); ion iodide trong iodargyrite (AgI), ... các ion này cũng có trong nước biển và các mỏ muối.

(a) Fluorite                     (b) Sylvite                          (c) Cryolite

Hình 17.2. Một số khoáng chất chứa ion halide

Trong tự nhiên, halogen chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Hợp chất chủ yếu của halogen là muối halide.

1.3. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố Halogen. Đặc điểm cấu tạo phân tử Halogen

* Tìm hiểu cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử và đặc điểm cấu tạo phân tử halogen

- Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen đều có 7 electron: phân lớp 5 có 2 electron, phân lớp P có 5 electron.

- Do có 7 electron ở lớp ngoài cùng, chưa đạt cấu hình bền vững như khí hiếm, nên ở trạng thái tự do, hai nguyên tử halogen góp chung một cặp electron để hình thành phân tử.

- Với X là kí hiệu các nguyên tố halogen.

- Công thức cấu tạo của phân tử halogen: X – X.

Đơn chất halogen tồn tại ở dạng phân tử X2 liên kết trong phân tử là liên kết cộng hoá trị không phân cực.

1.4. Tính chất vật lí của các Halogen

* Tìm hiểu và giải thích một số tính chất vật lí của halogen

- Các halogen ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực như hexane (C6H14), carbon tetrachloride (CCl4),...

Bảng 17.1. Một số đặc điểm của các nguyên tố nhóm Halogen

- Từ fluorine den iodine:

+ Trạng thái tập hợp của đơn chất ở 20°C thay đổi: fluorine và chlorine thể khí, bromine ở thể lỏng, iodine ở thể rắn.

+ Màu sắc đậm dần: fluorine có màu lục nhạt, chlorine có màu vàng lục, bromine có màu nâu đỏ, iodine có màu đen tím. 

+ Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần.

- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của đơn chất halogen bị ảnh hưởng bởi tương tác van der Waals giữa các phân tử. Từ fluorine đến iodine, khối lượng phân tử và bán kính nguyên tử tăng, làm tăng tương tác van der Waals, dẫn đến nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng.

1.5. Tính chất hóa học của các Halogen

* Tìm hiểu tính chất hoá học đặc trưng của halogen

- Halogen có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np5 nên nguyên tử có xu hướng nhận thêm 1 electron hoặc dùng chung electron với nguyên tử khác để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm tương ứng.

- Sơ đồ tổng quát: X  + 1e → X-

a. Tác dụng với kim loại

- Các halogen phản ứng với kim loại thể hiện các mức độ khác nhau (Hình 17.3).

- Fluorine tác dụng được với tất cả kim loại. Ví dụ: 2Ag + F2 → 2AgF

- Chlorine tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt). Ví dụ: 2Fe + 3Cl2 →2FeCl3

- Bromine phản ứng với nhiều kim loại, nhưng khả năng phản ứng yếu hơn so với fluorine và chlorine. Ví dụ: 2Na+ Br2 → 2NaBr

- Iodine phản ứng với kim loại yếu hơn so với bromine, chlorine và fluorine. Ví dụ trong phản ứng với aluminium, bromine phản ứng mạnh ở điều kiện thường, iodine cần nước làm xúc tác để phản ứng xảy ra: 2Al  + 3I2 → 2AlI3

Cl2 phản ứng với Fe                                I2 phản ứng với Al, xúc tác nước

Hình 17.3. Thí nghiệm halogen phản ứng với kim loại

b. Tác dụng với hydrogen

- Khi tác dụng với hydrogen, fluorine phản ứng nổ mạnh ngay cả trong bóng tối, nhiệt độ rất thấp (-252°C); chlorine phản ứng trong điều kiện cần chiếu sáng hoặc đun nóng; bromine phản ứng khi đun nóng 200 - 400oC; iodine phản ứng khó khăn hơn, cần đun nóng 350-500oC, chất xúc tác Pt và phản ứng xảy ra thuận nghịch

H2 + F2 →  2HF

H2 + Cl2 → 2HCl

H2 + Br2 → 2HBr

H2 + I2 ⇔ 2HI

Bảng 17.2. Năng lượng liên kết của HX

c. Tác dụng với dung dịch kiềm

- Halogen phản ứng với dung dịch kiềm, sản phẩm tạo thành phụ thuộc vào nhiệt độ phản ứng. Ví dụ, chlorine phản ứng với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường và nhiệt độ trên 70°C:

Cl2 + 2NaOH →  NaCl + NaClO +H2O

3Cl2 + NaOH → 5NaCl + NaClO3 + 3H2O

- Hỗn hợp dung dịch NaCl và NaClO được gọi là nước Javel, có tính oxi hoá mạnh nên được dùng làm chất tẩy màu và sát trùng.

- Phản ứng của chlorine với dung dịch kiềm được dùng để sản xuất các chất tẩy rửa, sát trùng, tẩy trắng trong ngành dệt, da, bột giấy, ... như calcium hypochlorite (Ca(ClO)2); calcium oxychloride (CaOCl2),...

d. Tác dụng với dung dịch muối halide

* Thực hành thí nghiệm so sánh tính chất hoá học của halogen

Thí nghiệm 1: So sánh tính chất hoá học của halogen

- Hoá chất: dung dịch NaBr, Nam, nước chlorine, nước bromine và dung dịch hồ tinh bột.

- Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, kẹp gỗ, giá để ống nghiệm.

- Tiến hành: Thực hiện các bước theo Bảng 17.3.

Bảng 17.3. Các bước tiến hành thí nghiệm 1

Phương trình hoá học của các phản ứng:

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Br2 + 2Nal → 2NaBr + I2

e. Tính tẩy màu của khí chlorine ẩm

* Thực hành thí nghiệm tìm hiểu tính tẩy màu của khí chlorine ẩm

Thí nghiệm 2: Tính tẩy màu của khí chlorine ẩm

- Hoá chất: tinh thể potassium permanganate (KMnO4), dung dịch HCl đặc, giấy màu, nước cất.

- Dụng cụ: ống nghiệm 2 nhánh, nút cao su, giá đỡ, thìa thuỷ tinh, ống hút nhỏ giọt.

- Tiến hành:

+ Bước 1: Dùng thìa thuỷ tinh lấy một ít tinh thể KMnO4 cho vào nhánh dài của ống nghiệm. Dùng ống hút nhỏ giọt lấy khoảng 1 ml dung dịch HCl đặc cho vào nhánh ngắn của ống nghiệm. Lắp dụng cụ điều chế khí Cl2 ẩm như Hình 17.4. Lưu ý: Kiểm tra nút cao su phải được đậy kín trước khi thực hiện bước 2.

+ Bước 2: Nghiêng ống nghiệm sao cho dung dịch HCl tiếp xúc với KMnO4.

Phương trình hoá học của phản ứng điều chế khí Cl2

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl+ 8H2O

Hình 17.4. Bộ dụng cụ điều chế và thử tính tẩy màu của khỉ chlorine ẩm

- Halogen có 7 electron ở lớp ngoài cùng, nên nguyên tử halogen có xu hướng nhận thêm 1 electron để tạo hợp chất ion hoặc dùng chung electron để tạo hợp chất cộng hoá trị.

- Tính chất hoá học đặc trưng của halogen là tính oxi hoá mạnh, tính oxi hoá giảm dần từ fluorine den iodine.

1.6. Ứng dụng của Halogen

* Tìm hiểu ứng dụng của halogen

- Fluorine: Được sử dụng trong sản xuất các chất dẻo ma sát thấp, như teflon phủ trên bề mặt chảo chống dính dùng cho thiết bị nhà bếp, dụng cụ thí nghiệm, ... Một số hợp chất khác của fluorine như Cryolite dùng trong sản xuất nhôm; Sodium fluoride sử dụng như một loại thuốc trừ sâu, chống gián; một số muối fluoride khác được thêm vào thuốc đánh răng, tạo men răng, ...

Ứng dụng của fluorine trong sản xuất kem đánh răng

- Chlorine: Là chất oxi hoá mạnh, được sử dụng làm chất tẩy trắng và khử trùng nước. Một lượng lớn chlorine được dùng để sản xuất các dung môi như carbon tetrachloride (CCl4), chloroform (CHCl3), 1,2-dichloroethylene (C2H2Cl2),...

Ứng dụng của chlorine trong sản xuất dung môi hữu cơ

- Bromine: Được sử dụng để điều chế thuốc an thần, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm, mực in; silver bromide (AgBr) là chất nhạy với ánh sáng, dùng để tráng phim ảnh, phụ gia chống ăn mòn cho xăng, ...

Ứng dụng của bromine trong sản xuất phim cuộn

- Iodine: Là nguyên tố vi lượng cần thiết cho dinh dưỡng của con người, thiếu iodine có thể gây nên tác hại cho sức khoẻ như gây bệnh bướu cổ, thiểu năng trí tuệ, hỗn hợp ethanol và iodine là chất sát trùng phổ biến. Các hợp chất iodide được sử dụng làm chất xúc tác, dược phẩm và thuốc nhuộm.

Bài tập minh họa

Bài 1: Trong đèn halogen, bao quanh dây tóc làm bằng wolfram là các khí hiếm như krypton, xenon và một lượng nhỏ halogen như bromine hoặc iodine, giúp tăng tuổi thọ và duy trì độ trong suốt của vỏ bóng đèn. Đèn halogen được sử dụng trong các máy sưởi, lò nướng, bếp halogen hồng ngoại,… do đặc điểm tỏa nhiều nhiệt.

Nhu cầu về nước sạch là thiết yếu và cấp bách của con người, nước sạch được dùng cho sinh hoạt, ăn uống và sản xuất. Cách xử lí nước phổ biến hiện nay là sử dụng nước chlorine hoặc các chất có chứa chlorine để khử trùng nước

Nhóm halogen gồm những nguyên tố nào? Halogen có những tính chất và ứng dụng trong lĩnh vực nào?

Hướng dẫn giải 

- Nhóm halogen gồm những nguyên tố nhóm VIIA: fluorine (F), chlorine (Cl), bromine (Br), iodine (I), astatine (At), tennessine (Ts)

- Tính chất: tác dụng với kim loại, hydrogen, dung dịch kiềm, muối halide

- Ứng dụng:

+ Fluorine: chảo chống dính, kem đánh răng

+ Chlorine: sát khuẩn, khử trùng

+ Bromine: thuốc an thần, tráng phim ảnh

+ Iodine: chống bướu cổ, chất xúc tác, dược phẩm, thuốc nhuộm

Bài 2. Vì sao clo ẩm có tính tẩy trắng còn clo khô thì không?

Hướng dẫn giải

Cl + H2 O → HCl + HClO ( Axit hipoclorơ)

HClO có tính tẩy trắng

Bài 3. Viết 3 phương trình phản ứng chứng tỏ clo có tính oxi hóa, 2 phương trình phản ứng chứng tỏ clo có tính khử.

Hướng dẫn giải

3 phương trình phản ứng chứng tỏ Clo có tính oxi hóa:

2Na + Cl2 → 2NaCl

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

H2 + Cl2 → 2HCl

2 phương trình phản ứng chứng tỏ Clo có tính khử:

Cl + H2 O → HCl+ HClO ( Axit hipoclorơ)

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2 O

Bài 4. 

a) Từ MnO2 , HCl đặc, Fe hãy viết các phương trình phản ứng điều chế Cl2 , FeCl2 và FeCl3 .

b) Từ muối ăn, nước và các thiết bị cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế Cl2 , HCl và nước Javel .

Hướng dẫn giải

a, MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2 O

Fe + HCl → FeCl2 + H2 ↑

FeCl2 + 2Cl2 → 2FeCl3

b, 2NaCl + 2H2 O → H2 + 2NaOH + Cl2

Cl2 + H2 → 2HCl

Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2

Luyện tập Bài 17 Hóa 10 CTST

Sau bài học này, học sinh sẽ:

- Phát biểu được trạng thái tự nhiên của các nguyên tố halogen.

- Mô tả được trạng thái, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chat halogen.

- Giải thích đưỢC sự biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen dựa vào tương tác van der Waals.

- Trình bày được xu hướng nhận thêmlelectron (từ kim loại) hoặc dùng chung electron (với phi kim) để tạo hợp chất ion hoặc hợp chất cộng hoá trị dựa theo cấu hình electron.

- Giải thích được xu hướng phản ứng của các đơn chất halogen với hydrogen theo khả năng hoạt động của halogen và năng lượng liên kết H-X.

- Viết được phương trình hoá học của phản ứng tự oxi hoá - khử của chlorine trong phản ứng với dung dịch sodium hydroxide ở nhiệt độ thường và khi đun nóng, ứng dụng của phản ứng này trong sản xuất chất tẩy rửa.

- Thực hiện được (hoặc quan sát video) thí nghiệm chứng minh được xu hướng giảm dần tính oxi hoá của các halogen; chứng minh tính oxi hoá mạnh của các halogen và so sánh tính oxi hoá giữa chúng.

3.1. Trắc nghiệm Bài 17 Hóa 10 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Bài 17 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 17 Hóa 10 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 10 Chân trời sáng tạo Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải câu hỏi 1 trang 106 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu hỏi 2 trang 106 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu hỏi 3 trang 106 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 107 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu hỏi 4 trang 107 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu hỏi 5 trang 107 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu hỏi 6 trang 108 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu hỏi 7 trang 108 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 108 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu hỏi 8 trang 109 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu hỏi 9 trang 109 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu hỏi 10 trang 110 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu hỏi 11 trang 110 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu hỏi 12 trang 111 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu hỏi 13 trang 111 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu hỏi 14 trang 111 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu hỏi 15 trang 112 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 112 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 112 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu hỏi 16 trang 113 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải câu hỏi 17 trang 113 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 113 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1 trang 113 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 113 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 113 SGK Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.1 trang 75 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.2 trang 75 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.3 trang 75 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.4 trang 75 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.5 trang 75 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.6 trang 75 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.7 trang 75 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.8 trang 75 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.9 trang 75 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.10 trang 76 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.11 trang 76 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.12 trang 76 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.13 trang 76 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.14 trang 76 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.15 trang 76 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.16 trang 76 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.17 trang 76 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.18 trang 77 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.19 trang 77 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.20 trang 77 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.21 trang 77 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.22 trang 77 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.23 trang 77 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.24 trang 77 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.25 trang 77 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.26 trang 78 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 17.27 trang 78 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 17 Hóa học 10 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Hóa học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON