Giải bài 17.20 trang 77 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo
Trong hợp chất, số oxi hoá của halogen (trừ F) thường là −1, +1, +3, +5, +7. Tại sao các số oxi hoá chẵn không đặc trưng đối với halogen trong hợp chất?
Hướng dẫn giải chi tiết bài 17.20
Phương pháp giải:
Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng theo ô lượng tử để giải thích
Lời giải chi tiết:
Chlorine (CI) 1s22s22p63s23p5
Bromine (Br) 1s22s22p63s23p63d104s24p5
lodine (I) 1s22s22p63s23p63d104s24p64d105s25p5
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử halogen ns2np5, có 1 electron không ghép đôi; chlorine, bromine, iodine tạo hợp chất có mức oxi hoá –1 khi liên kết với nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn như kim loại, hydrogen,... và tạo mức oxi hoá +1 khi liên kết với nguyên tử có độ âm điện lớn hơn như oxygen, fluorine,... Ngoài ra, chlorine, bromine, iodine còn các ô lượng tử chưa lấp đầy, có thể xảy ra các quá trình kích thích electron lên phân mức năng lượng cao hơn, tạo ra mức oxi hoá +3, +5, +7.
Vì vậy, các số oxi hoá chẵn không đặc trưng đối với halogen trong hợp chất.
-- Mod Hóa Học 10 HỌC247
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.
Bài tập SGK khác
Giải bài 17.18 trang 77 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 17.19 trang 77 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 17.21 trang 77 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 17.22 trang 77 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 17.23 trang 77 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 17.24 trang 77 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 17.25 trang 77 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 17.26 trang 78 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải bài 17.27 trang 78 SBT Hóa học 10 Chân trời sáng tạo - CTST