YOMEDIA
NONE

GDCD 7 Bài 3: Tự trọng


Mời các em học sinh tham khảo bài học"Tự trọng" giúp học sinh nắm vững nội dung bài học về thế nào là tự trọng và không tự trọng. Tại sao chúng ta cần phải có tự trọng, để hình thành ở học sinh đức tính biết tự trọng, chân thật. Để hiểu hơn về đức tính tự trọng mời các em học sinh cùng tìm hiểu: Bài 3: Tự trọng

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Truyện đọc “Một tâm hồn cao thượng”

  • Hành động của Rô-be:
    • Là em bé mồ côi nghèo khổ, bán diêm.
    • Cầm một đồng tiền vàng đi đổi lấy tiền lẻ để trả lại tiền thừa cho tác giả.
  • Bị xe chẹt không trả tiền thừa được.
  • Sai em đến trả lại tiền thừa.
  • Vì sao Rô-be làm như vậy?

    • Muốn giữ đúng lời hứa
    • Không muốn người khác nghĩ mình nói dối, lấy cắp.
    • Không muốn người khác coi thường, xúc phạm đến danh dự, mất lòng tin ở mình.
  • Nhận xét:
    • Là người có ý thức trách nhiệm cao.
    • Tôn trọng mình, người khác.
    • Có một tâm hồn cao thượng.
  • Biểu hiện của tự trọng:
    • Không quay cóp, giữ đúng lời hứa, dũng cảm nhận lỗi, cư xử đàng hoàng, nói năng lịch sự, kính trọng thầy cô, bảo vệ danh dự cá nhân, tập thể...
  • Biểu hiện không tự trọng:
    • Sai hẹn, sống buông thả, không biết xấu hổ, bắt nạt người khác, nịnh bợ, luồn cúi, không trung thực, dối trá...

1.2. Bài học

1. Khái niệm

  • Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
  • Coi trọng và giữ gìn phầm cách có nghĩa là coi trọng danh dự, giá trị con người mình; không làm điều xấu có hại đến danh dự bản thân, không chấp nhận sự xúc phạm cung như lòng thương hại của người khác.

2. Biểu hiện

  • Cư xử đàng hoàng, đúng mực, cử chỉ, lời nói có văn hoá; nếp sống gọn gàng, sạch sẽ; tôn trọng người khác, biết giữ lời hứa; luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, không để ai nhắc nhở hoặc che trác.

3. Ý nghĩa

  • Giúp con người có nghị lực để vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, có ý chí vươn lên để tự hoàn thiện mình
  • Tránh được những việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình và xã hội.
  • Được mọi người quý trọng.

4. Cách rèn luyện

  • Phải chú ý giữ gìn danh dự của mình
  • Luôn trung thực với mọi người và với bản thân mình; phải tránh những thói xấu, thói gian dối

2. Luyện tập Bài 3 GDCD 7

Bài học này giúp các em hiểu được tự trọng là gì, biểu hiện và ý nghĩa của nó. Bên cạnh đó chúng ta cần phải sống và biết tự trọng biết giữ gìn danh dự cho bản thân mình và tôn trọng danh dự của người khác. 

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 7 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 4 trang 12 SBT GDCD 7

Giải bài 12 trang 14 SBT GDCD 7

Giải bài 11 trang 14 SBT GDCD 7

Giải bài 10 trang 13 SBT GDCD 7

Giải bài 9 trang 13 SBT GDCD 7

Giải bài 8 trang 13 SBT GDCD 7

Giải bài 7 trang 12 SBT GDCD 7

Giải bài 6 trang 12 SBT GDCD 7

Giải bài 5 trang 12 SBT GDCD 7

Bài tập 1 trang 11 SGK GDCD 7

Giải bài 3 trang 12 SBT GDCD 7

Giải bài 2 trang 12 SBT GDCD 7

Giải bài 1 trang 12 SBT GDCD 7

Bài tập 5 trang 11 SGK GDCD 7

Bài tập 4 trang 11 SGK GDCD 7

Bài tập 3 trang 11 SGK GDCD 7

Bài tập 2 trang 11 SGK GDCD 7

3. Hỏi đáp Bài 3 GDCD 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

ZUNIA9
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF