YOMEDIA
NONE

GDCD 7 Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam


Bài học này sẽ giúp các em tìm hiểu về Quyền được bảo vệ, quyền chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam hiện nay. 

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu truyện đọc: "Một tuổi thơ bất hạnh"

  • Vì sao Thái có những hành vi vi phạm pháp luật?
    • Tuổi thơ của Thái phiêu bạt, bất hạnh, tủi hờn, tội lỗi.
    • Hoàn cảnh của Thái.
    • Bố mẹ li hôn khi 4 tuổi.
    • Bố mẹ đi tìm hạnh phúc riêng.
    • Ở với bà ngoại già yếu
    • Làm thuê vất vả.
    • Thái đã vi phạm:
      • Lấy cắp xe đạp của mẹ nuôi.
      • Bỏ đi bụi đời.
      • Chuyên cướp giật
  • Thái đã không được hưởng nững quyền lợi gì so với các bạn cùng trang lứa
    • Được chăm sóc nuôi dưỡng dạy bảo.
    • Được đi học.
    • Được có nhà ở.
  • Theo em Thái phải làm gì để trở thành người tốt?
    • Thái phải: 
      • Đi học.
      • Rèn luyện tốt.
      • Vâng lời các cô chú quản giáo.
      • Thực hiện tốt các quy định của nhà trường.
    • Trách nhiệm của mọi người:
      • Giúp Thái có điều kiện tốt trong trường giáo dưỡng.
      • Ra trường giúp Thái hoà nhập cộng đồng
      • Thái được đi học và có việc làm chính đáng để tự kiếm sống.
      • Quan tâm, động viên, không xa lánh.

1.2. Bài học

a. Quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục

  • Quyền được bảo vệ:
    • Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Trẻ em được Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.
  • Quyền được chăm sóc:
    • Trẻ em được chăm sóc nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khoẻ, được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.
  • Quyền được giáo dục:
    • Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ
    • Trẻ em có quyền được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá thể thao.

b. Bổn phận

  • Đối với gia đình
    • Chăm chỉ tự giác học tập.
    • Vâng lời cha mẹ.
    • Yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ.
    • Giúp đỡ gia đình.
    • Chăm sóc các em.
  • Đối với xã hội

    • Lễ phép với người lớn.
    • Yêu quê hương xây dựng và bảo vệ đất nước
    • Tôn trọng pháp luật.
    • Bảo vệ tài nguyên môi trường.
    • Thực hiện nề nếp sống văn minh.

c. Trách nhiệm của gia đình và xã hội

  • Cha mẹ: Chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc nuôi dạy trẻ em.
  • Xã hội: Tạo điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em.

2. Luyện tập Bài 13 GDCD 7

Qua bài học này các em cần nắm được: 

  • Một số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Việt Nam.
  • Vì sao phải thực hiện các quyền đó.
  • Bên cạnh đó, các em cần phải tự giác rèn luyện bản thân, tự bảo vệ quyền và làm tốt các bổn phận và thực hiện tốt các quyền và bổn phận của mình. Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
  • Biết ơn sự quan tâm chăm sóc của gia đình nhà trường và xã hội. Phê phán, đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 13 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 7 Bài 13 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 41 SGK GDCD 7

Bài tập 2 trang 41 SGK GDCD 7

Bài tập 3 trang 41 SGK GDCD 7

Bài tập 4 trang 41 SGK GDCD 7

Bài tập 5 trang 41 SGK GDCD 7

Giải bài 1 trang 49 SBT GDCD 7

Giải bài 2 trang 50 SBT GDCD 7

Giải bài 3 trang 50 SBT GDCD 7

Giải bài 4 trang 49 SBT GDCD 7

Giải bài 5 trang 50 SBT GDCD 7

Giải bài 6 trang 50 SBT GDCD 7

Giải bài 7 trang 50 SBT GDCD 7

Giải bài 8 trang 50 SBT GDCD 7

Giải bài 9 trang 50 SBT GDCD 7

Giải bài 10 trang 51 SBT GDCD 7

Giải bài 11 trang 52 SBT GDCD 7

Giải bài 12 trang 52 SBT GDCD 7

Giải bài 13 trang 52 SBT GDCD 7

3. Hỏi đáp Bài 13 GDCD 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON