Hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lý 12 Bài 24 Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp giúp các em có thể hiểu bài nhanh hơn và phương pháp học tốt hơn.
-
Bài tập 1 trang 105 SGK Địa lý 12
Hãy lập bảng tóm tắt những điều kiện thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển của hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta theo bảng dưới đây:
Điều kiện Thuận lợi Khó khăn Nguồn lợi và điều kiện đánh bắt Dân cư và nguồn lao động Cơ sở vật chất kỹ thuật Đường lối chính sách Thị trường Tương tự như trên tóm tắt cho hoạt động nuôi trồng thủy sản.
-
Bài tập 2 trang 105 SGK Địa lý 12
Dựa vào bảng số liệu 24.2 (SGK trang 103) và tìm thêm tài liệu tham khảo, để so sánh nghề nuôi tôm, nuôi cá ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
-
Bài tập 3 trang 105 SGK Địa lý 12
Hãy nêu hiện trạng phát triển trồng rừng và các vấn đề phát triển vốn rừng ở nước ta hiện nay.
-
Bài tập 1 trang 72 SBT Địa lí 12
Ý nào dưới đây chưa đúng khi nói về điều kiện khai thác và nuôi trồng thủy sản hiện nay của nước ta?
A. Nhân dân ta có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
B. Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ vẫn còn lạc hậu, hạn chế đánh bắt xa bờ.
C. Các dịch vụ thủy sản ngày càng phát triển.
D. Chưa hình thành các cơ sở chế biến thủy sản.
-
Bài tập 2 trang 72 SBT Địa lí 12
Một trong những yếu tố gây khó khăn cho việc phát triển ngành thủy sản ở nước ta trong những năm qua là
A. những đổi mới trong chính sách của Nhà nước.
B. hệ thống các cảng cá chưa đủ đáp ứng yêu cầu.
C. nhu cầu của thị trường tiêu thụ thủy sản trong nước.
D. nhu cầu của thị trường quốc tế.
-
Bài tập 3 trang 73 SBT Địa lí 12
Yếu tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành đánh bắt thủy sản ở nước ta là
A. chế độ thủy văn.
B. điều kiện khí hậu.
C. địa hình đáy biển.
D. nguồn lợi thủy sản.
-
Bài tập 4 trang 73 SBT Địa lí 12
Ngư trường Cà Mau-Kiên Giang là một trong những ngư trường lớn nhất nước ta do khu vực này có
A. các dòng hải lưu, thềm lục địa nông, nhiều cửa sông và bãi triều.
B. bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh, đầm phá.
C. các dòng hải lưu, nhiều cửa sông lớn, biển sâu.
D. bờ biển khúc khuỷu, hệ thống đảo ven bờ dày đặc.
-
Bài tập 5 trang 73 SBT Địa lí 12
Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG VÀ CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
Năm
Sản lượng và cơ cấu giá trị sản xuất
2000
2005
2010
2013
Sản lượng (nghìn tấn)
2250,5
3465,9
5142,7
6019,7
Khai thác
1660,9
1987,9
2414,4
2803,8
Nuôi trồng
589,6
1478,0
2728,3
3215,9
Cơ cấu giá trị sản xuất theo giá thực tế (%)
100
100
100
100
Khai thác
55,6
35,8
38,4
36,1
Nuôi trồng
44,4
64,2
61,6
63,9
a. Căn cứ vào bảng số liệu, hãy nhận xét về sự phát triển của ngành thủy sản nước ta
b. Cho biết sự thay đổi trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thủy sản và giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó.
-
Bài tập 6 trang 74 SBT Địa lí 12
Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG TÔM NUÔI, CÁ NUÔI CỦA CẢ NƯỚC VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2014 (Đơn vị: nghìn tấn)
Các vùng
Cá nuôi
Tôm nuôi
Cả nước
2485,7
615,2
Đồng bằng sông Cửu Long
1751,2
493,3
a. Từ bảng số liệu trên, hãy nhận xét về thế mạnh của Đồng bằng sông Cửu Long trong việc nuôi trồng thủy sản.
b. Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long lại có được thế mạnh như vậy?
-
Bài tập 7 trang 75 SBT Địa lí 12
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, vùng nào có diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất ở nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Bài tập 8 trang 75 SBT Địa lí 12
Căn cứ vào bản đồ Thủy sản (2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng (2007) lớn tập trung chủ yếu ở hai vùng nào của nước ta?
A. Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
-
Bài tập 9 trang 75 SBT Địa lí 12
Căn cứ vào bản đồ Thủy sản (2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hai tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản khai thác lớn nhất nước ta?
A. Bình Thuận, Bình Định.
B. Kiên Giang, Cà Mau.
C. Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu.
D. Cà Mau, Bình Thuận.
-
Bài tập 10 trang 75 SBT Địa lí 12
Căn cứ vào bản đồ Thủy sản (2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, trong giai đoạn 2000-2007, sản lượng thủy sản nuôi trồng của nước ta tăng
A. khoảng 1,6 lần. B. khoảng 2,6 lần.
C. khoảng 3,6 lần. D. khoảng 4,6 lần.
-
Bài tập 11 trang 75 SBT Địa lí 12
Cho bảng số liệu sau:
DIỆN TÍCH RỪNG VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO NGÀNH
a) Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện diện tích và tổng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp nước ta trong giai đoạn 2000-2010.
b) Rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành lâm nghiệp.
-
Bài tập 12 trang 76 SBT Địa lí 12
Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là do
A. khai thác bừa bãi, quá mức.
B. sự tàn phá của chiến tranh.
C. nạn cháy rừng.
D. du canh, du cư.
-
Bài tập 13 trang 77 SBT Địa lí 12
Căn cứ vào bản đồ Lâm nghiệp (2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hai tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp lớn nhất nước ta là
A. Bắc Giang, Thanh Hóa.
B. Nghệ An, Sơn La.
C. Nghệ An, Lạng Sơn.
D. Thanh Hóa, Phú Thọ.
-
Bài tập 1 trang 40 Tập bản đồ Địa Lí 12
Dựa vào kiến thức trong SGK Địa lí 12, hãy điền vào bảng dưới đây các điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản của nước ta.
Về tự nhiên Về kinh tế-xã hội Thuận lợi Khó khăn -
Bài tập 2 trang 40 Tập bản đồ Địa Lí 12
Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây:
Năm Toàn ngành thủy sản Chia ra Đánh bắt Nuôi trồng 1995 1.584,4 (100%) 1.195,3 (100%) 389,1 (100%) 2000 2.250,5 ( %) 1.660.9 ( %) 589,6 ( %) 2005 3.465,9 ( %) 1.987,9 ( %) 1.478,0 ( %) 2008 4.602,0 ( %) 2.136,9 ( %) 2.465,6 ( %)
- Tính tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản nói chung và sản lượng của từng hoạt động (đánh bắt, nuôi trồng) nói riêng, rồi điền vào bảng trên:
- Hãy nhận xét tốc độ tăng trưởng:
- Giải thích sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng:
-
Bài tập 3 trang 41 Tập bản đồ Địa Lí 12
Dựa vào số liệu dưới đây:
Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế phân theo hoạt động của nước ta (tỉ đồng)
Năm Giá trị sản xuất lâm nghiệp Chia ra Trồng và nuôi rừng Khai thác lâm sản Dịch vụ và các hoạt động lâm nghiệp khác 2000 7.674 (100%) 1.132 ( %) 6.235 ( %) 307 ( %) 2008 14.370 (100%) 2.040 ( %) 11.525( %) 805 ( %) - Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp phân theo hoạt động năm 2000 và 2008 (trước khi vẽ, hãy xử lí số liệu và điền vào bảng trên).
- Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp phân theo hoạt động của nước ta: