Giải Câu hỏi 1 trang 26 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.
1.1. Thành phần không khí chủ yếu trong khí quyển là
A. khí nitơ
B. khí carbonic
C. khí oxi
D. hơi nước và các chất khí khác
1.2. Nhiệt độ trung bình năm khác nhau ở các vĩ độ do Trái Đất
A. có dạng hình cầu.
B. tự quay quanh trục.
C. có lục địa và đại dương.
D. quay quanh Mặt trời.
1.3. Nhận định nào sau đây đúng?
A. càng về gần cực, góc chiếu sáng của tia sáng mặt trời càng lớn nên lượng nhiệt nhận được càng nhiều.
B. lục địa có biên độ nhiệt nhỏ, đại dương có biên độ nhiệt lớn
C. ở tầng đối lưu, không khí giảm 0,6°C khi lên cao 100m
D. Nhiệt độ không phụ thuộc vào độ dốc và hướng phơi của sườn.
1.4. Ở tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí
A. càng tăng do không khí càng đặc.
B. càng giảm do không khí càng đặc
C. tăng do không khí càng loãng
D. giảm do không khí càng loãng
1.5. Nhận định nào sau đây không đúng?
A. sườn núi có độ dốc lớn thì nhận được nhiệt ít hơn.
B. sườn núi có độ dốc lớn thì nhận được nhiệt nhiều hơn
C. sườn núi đón ánh sáng mặt trời có nhiệt độ cao hơn sườn núi khuất sáng sáng mặt trời
D. nhiệt độ phụ thuộc vào độ dốc và hướng phơi của sườn núi.
Hướng dẫn giải chi tiết Câu hỏi 1
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin trong mục I (Khái niệm).
- Đọc thông tin trong mục II (Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất).
Lời giải chi tiết:
Thành phần không khí trong khí quyển gồm khí nitơ chiếm khoang 78% thể tích không khí, khí oxy chiếm khoảng 21% thể tích không khí, khsi carbonic, hơi nước và các khí khác chiếm khoảng 1% thể tích không khí.
=> Đáp án A
1.2.
Nhiệt độ trung bình trên Trái Đất phân bố không giống nhau, phụ thuộc vào góc chiếu của tia sáng Mặt Trời, đặc điểm bề mặt đệm, địa hình.
Trên Trái Đất, nhiệt độ có sự khác nhau giữa các vĩ độ là do hình dạng cầu của Trái Đất, khiến cho góc chiếu của tia sáng Mặt Trời giảm dần từ xích đạo về hai cực => nhiệt độ giảm từ xích đạo về hai cực.
=> Đáp án A
1.3.
1. càng về gần cực, góc chiếu sáng của tia sáng mặt trời càng nhỏ nên lượng nhiệt nhận được càng ít.
2. lục địa có biên độ nhiệt lớn, đại dương có biên độ nhiệt nhỏ
3. ở tầng đối lưu, không khí giảm 0,6°C khi lên cao 100m
4. Nhiệt độ phụ thuộc vào độ dốc và phơi của sườn.
=> Đáp án C
1.4.
Ở tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm do càng lên cao không khí càng loãng, khó hấp thu và giữ được nhiều nhiệt
=> Đáp án D.
1.5.
Sườn núi có độ dốc lớn, góc nhập xạ nhỏ nên nhận được lượng nhiệt ít hơn và ngược lại
=> Đáp án B
-- Mod Địa Lý 10 HỌC247
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.
Bài tập SGK khác
Luyện tập 2 trang 41 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng trang 41 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 2 trang 27 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 3 trang 27 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 4 trang 28 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST