YOMEDIA
NONE

Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 4: Trái đất, thuyết kiến tạo mảng


Trái Đất được cấu tạo như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến sự hình thành Trái Đất? Cùng HỌC247 tìm hiểu câu trả lời cho các câu hỏi này qua nội dung bài giảng của Bài 4: Trái đất, thuyết kiến tạo mảng trong chương trình Địa lí 10 Kết nối tri thức dưới đây. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nguồn gốc hình thành Trái Đất

- Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc hình thành Trái Đất như: giả thuyết Căng - La-plat, giả thuyết Ốt-tô Xmit, ... Tuy nhiên, theo quan niệm chung nhất, những thiên thể trong hệ Mặt Trời được hình thành từ một đám mây bụi và khí lạnh hình đĩa với các vành xoắn ốc quay tương đối chậm.

- Trong quá trình chuyển động, các hạt bụi va chạm lẫn nhau, nóng lên, dính kết với nhau. Khối bụi lớn nhất tập trung ở trung tâm, nơi nhiệt độ tăng lên rất cao và các phản ứng hạt nhân bắt đầu xuất hiện, đã hình thành MặtTrời. Những vành xoắn ốc ở phía ngoài cũng dần dần kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực và trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất.

- Khi Trái Đất đã có khối lượng lớn gần như hiện nay thì trong lòng Trái Đất đã bắt đầu diễn ra quá trình tăng nhiệt. Lúc đầu là nhiệt của sự di chuyển vật chất do trọng lực, sau đó là nhiệt của quá trình phóng xạ vật chất sự tăng nhiệt đó làm nóng chảy vật chất ở bên trong và sắp xếp thành các lớp: nhân, bao man-ti và vỏ Trái Đất như hiện naỵ.

Hình 4.1. Sự hình thành Trái Đất trong hệ Mặt Trời

1.2. Vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

a. Đặc điểm vỏ Trái Đất

Hình 4.2. Lớp vỏ Trái Đất

- Trái Đất có cấu trúc gồm ba lớp: vỏ, man-ti và nhân.

- Vỏ Trái Đất là phần cứng ngoài cùng của Trái Đất, độ dày dao động từ 5 km dưới đáy đại dương đến 70 km ở lục địa.

- Trên cùng của vỏ Trái Đất thường là tầng trầm tích, không liên tục và có nơi mỏng, nơi dày. Trầm tích lục địa thường dày hơn trầm tích đại dương. Một số nơi trên lục địa không có tầng trầm tích này.

- Ở giữa là tầng đá granit, bao gồm đá granit và các loại đá nhẹ tương tự đá granit, làm thành nền của các lục địa.

- Dưới tầng granit là tầng badan, bao gồm đá badan và các loại đá nặng tương tự như đá badan.Tầng badan thường lộ ra dưới đáy đại dương.

- Do có sự khác biệt về cấu tạo địa chất, độ dày, ... nên vỏ Trái Đất được phân ra thành hai kiểu chính là vỏ lục địa và vỏ đại đương.

b. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bằng nhiều nguyên tố hoá học, chủ ỵếu là silic và nhôm, vì thế vỏ Trái Đất còn được gọi là quyển si-an (sial).

- Khoáng vật và đá là những vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất.

Khoáng vật là những nguyên tố hoặc hợp chất hoá học được hình thành do các quá trình địa chất. Trong thiên nhiên, đa số khoáng vật ở trạng thái rắn như thạch anh, hematit, canxit, ... Một số khoáng vật là đơn chất như vàng, kim cương, ... hoặc hợp chất như canxit, thạch anh, mica, ...

- Đá là tập hợp của một hay nhiều loại khoáng vật là thành phần chủ yếu cấu tạo nên vỏ Trái Đất.

Hình 4.3. Các loại đá

- Dựa vào nguồn gốc hình thành, các loại đá được chia thành ba nhóm:

+ Đá măcma: được hình thành do kết tinh khối măcma nóng chảy trong vỏ Trái Đất hoặc trên bề mặt đất. Các loại đá măcma hình thành sâu bên trong vỏ Trái Đất gọi là đá xâm nhập, chiếm tỉ lệ lớn nhất là đá granit. Khi măcma phun trào lên bề mặt qua các khe nứt, các miệng núi lửa tạo thành đá phun trào, trong nhóm này chiếm tỉ lệ lớn nhất là đá badan. Ở nước ta có nhiều khối núi đá măcma lớn như: Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn, Bạch Mã, ...

+ Đá trầm tích: được hình thành do sự tích tụ, nén ép của các sản phẩm phá huỷ từ đá gốc thành vật liệu vụn như cuội, cát, tro bụi và xác sinh vật ở các vùng trũng dưới tác động của nhiệt độ, áp suất. Đá trầm tích chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng nó bao phủ phần lớn bề mặt Trái Đất. Đá trầm tích gồm đá vôi, đá sét, đá phiến, cát kết, ...

+ Đá biến chất: được thành tạo từ đá măcma hoặc đá trầm tích bị biến đổi tính chất (thành phần hoá học, cấu trúc, ...) do tác động của nhiệt, áp suất, .... Đá biến chất gồm đá gơnai, đá hoa, đá phiến mica, ...

1.3. Thuyết kiến tạo mảng

a. Nội dung thuyết kiến tạo mảng

- Thuyết kiến tạo mảng ra đời vào những năm 60 của thế kỉ XX trên cơ sở thuyết "Lục địa trôi" của nhà bác học người Đức A.Vê-ghê-ne (Alfred VVegener). Dựa vào sự ăn khớp về hình thái bờ biển, địa chất và di tích hoá thạch ở bờ các lục địa; ông cho rằng ở đại Cổ sinh, trên Trái Đất chỉ có một lục địa thống nhất, sau đó bị tách thành nhiều bộ phận rồi trôi dạt tạo nên các lục địa và đại dương ngày nay.

- Theo thuyết kiến tạo mảng, vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành đã bị gãy vỡ, tách ra thành những mảng cứng gọi là mảng kiến tạo.

- Toàn bộ bề mặt Trái Đất (gồm vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti) được chia thành 7 mảng lớn và một số mảng nhỏ.

+ Mỗi mảng kiến tạo vừa có vỏ lục địa vừa có vỏ đại dương, riêng mảng Thái Bình Dương chỉ có vỏ đại dương.

+ Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti và dịch chuyển trên lớp này do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng man-ti trên. Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể tách rời nhau hoặc xô vào nhau.

Hình 4.4. Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển

b. Nguyên nhân hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa

Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể có nhiều cách tiếp xúc khác nhau, cụ thể như sau:

Hình 4.5. Các cách tiếp xúc của mảng kiến tạo

- Khi hai mảng kiến tạo tách rời nhau xảy ra hiện tượng phun trào măcma tạo nên các dãy núi ngầm, kèm theo động đất, núi lửa, ... Ví dụ: sông núi giữa Đại Tây Dương được hình thành do sự tách rời giữa mảng Âu - Á và mảng Bắc Mỹ.

- Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau, làm uốn nếp các lớp đá lên khỏi mặt đất tạo ra các dãy núi cao (dãy Hi-ma-lay-a giữa mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a và mảng Âu - Á, ...), các vực biển (vực Ma-ri-a-na (Marian), ..., sinh ra động đất, núi lửa (đảo núi lửa Phi líp-pin (Philippines) giữa mảng Thái Bình Dương và mảng Phi-líp-pin), ...

- Khi mảng đại dương chuyển động tiến sát vào mảng lục địa, nó bị hút chìm xuống dưới mảng lục địa, nâng rìa lục địa lên và uốn nếp các lớp đá trầm tích ở đáy đại dương thành các dãy núi như: dãy Coóc-đi-e (Cordillera) ở Bắc Mỹ; dãy An-đét (Andes) ở Nam Mỹ; dãỵ Pi-rê-nê (Pyrenees), dãy An-pơ (Alps), dãy Cac-pat (Karpat) ở Nam Âu, ... Sự chuyển dịch này được gọi là hiện tượng hút chìm và nó thường kèm theo động đất, núi lửa, ...

- Khi hai mảng gặp nhau rồi dịch chuyển ngang gọi là trượt bằng sẽ tạo nên vết nứt lớn của vỏ Trái Đất dọc theo đường tiếp xúc. Điển hình như: vết nứt tạo nên vịnh Ca-li-phoóc-ni-a (California) giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Thái Bình Dương.

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Trái Đất được hình thành như thế nào? Sự dịch chuyển các mảng kiến tạo đã làm thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất ra sao?

Hướng dẫn giải:

- Trái Đất được hình thành trong một quá trình lâu dài, với nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc hình thành Trái Đất như: giả thuyết Căng - La-plat, giả thuyết Ốt-tô Xmit, ...

- Sự dịch chuyển các mảng kiến tạo đã tạo ra các dạng địa hình mới trên bề mặt Trái Đất (đồng bằng, núi cao, hẻm vực, dãy núi ngầm,…).

Bài tập 2: Vỏ Trái Đất ở đại dương có độ dày bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

- Vỏ Trái Đất là lớp vật chất cứng ngoài cùng của Trái Đất, độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa).

- Căn cứ vào sự khác nhau về thành phần cấu tạo và độ dày, vỏ Trái Đất được chia thành hai kiểu chính: vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Bài tập 3: Nêu đặc điểm của mảng kiến tạo?

Hướng dẫn giải:

- Các mảng kiến tạo nổi lên trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti.

- Hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong lớp man-ti trên làm cho các mảng không đúng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này.

Luyện tập

Học xong bài này các em cần:

- Trình bày được nguồn gốc hình thành Trái Đất, đặc điểm của vỏ Trái Đất, các vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất.

- Trình bày được khái quát thuyết kiến tạo mảng; vận dụng để giải thích được nguyên nhân hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất núi lửa.

3.1. Trắc nghiệm Bài 4 Địa lí 10 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chương 2 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 4 Địa lí 10 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chương 2 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 21 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi trang 21 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi trang 22 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục II.2 trang 23 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục III. 1 trang 24 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục III.2 trang 25 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 1 trang 25 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 2 trang 25 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 25 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 1 trang 14 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 2 trang 15 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 3 trang 15 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 4 trang 15 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 5 trang 16 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 6 trang 16 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 4 Địa lí 10 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF