Luyện tập 2 trang 25 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
Em hãy nêu ý nghĩa của thuyết kiến tạo mảng.
Hướng dẫn giải chi tiết Luyện tập 2 trang 25
Phương pháp giải:
Ý nghĩa của thuyết kiến tạo mảng: Thuyết kiến tạo mảng cho chúng ta biết rằng những vùng tiếp xúc của các mảng bao giờ cũng có hoạt động kiến tạo xảy ra, đồng thời đó cũng là những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất, thường sinh ra nhiều hoạt động động đất, núi lửa.
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của thuyết kiến tạo mảng
- Trên Trái Đất có 7 mảng kiến tạo lớn và một số mảng kiến tạo nhỏ.
- Các mảng kiến tạo có thể di chuyển xô vào nhau, tách xa nhau hoặc trượt ngang,… tạo nên các dạng địa hình đa dạng trên Trái Đất (đồng bằng, núi cao, cao nguyên, hẻm vực, dãy núi ngầm,…).
- Sự dịch chuyển, tách giãn nhau của các mảng kiến tạo còn tạo ra sự đa dạng trong thế giới sinh vật, 1 loài có thể tìm thấy ở hai mảng kiến tạo khác nhau.
- Ranh giới ở các mảng kiến tạo còn thường có động đất, núi lửa, …
-- Mod Địa Lý 10 HỌC247
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.
Bài tập SGK khác
Câu hỏi mục III.2 trang 25 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập 1 trang 25 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng trang 25 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 1 trang 14 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 2 trang 15 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 3 trang 15 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 4 trang 15 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 5 trang 16 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu hỏi 6 trang 16 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST