YOMEDIA
NONE

Câu hỏi mục III.2 trang 25 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục III.2 trang 25 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

Dựa vào hình 4.4, hình 4.5 và thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết các mảng kiến tạo gần nhau sẽ có các cách tiếp xúc như thế nào. Cho ví dụ minh họa kết quả của các tiếp xúc vừa nêu.

- Giải thích sự hình thành dãy núi Hi-ma-lay-a (Himalaya) và vành đai lửa Thái Bình Dương.

 

ADSENSE

Hướng dẫn giải chi tiết Câu hỏi mục III.2

Phương pháp giải:

- Quan sát các hình 4.4, 4.5 và đọc thông tin trong mục 2 (Nguyên nhân hình thành các vùng núi trẻ, vành đai động đất, núi lửa).

- Các cách tiếp xúc của các mảng: tách rời nhau, xô vào nhau, hút chìm, trượt bằng, ....

- Sự hình thành dãy núi Hi-ma-lay-a (Himalaya) và vành đai lửa Thái Bình Dương do 2 mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a và mảng Âu – Á xô vào nhau làm uốn nếp các lớp đá lên khỏi mặt đất tạo thành các dãy núi cao và sinh ra núi lửa.

Lời giải chi tiết:

- Các mảng kiến tạo gần nhau sẽ có các tiếp xúc:

+ Tách rời nhau.

=> Ví dụ kết quả: Sống núi giữa Đại Tây Dương được hình thành do sự tách rời của 2 mảng Âu – Á và Bắc Mỹ.

+ Xô vào nhau.

=> Ví dụ kết quả: Các đảo núi lửa Phi-líp-pin hình thành do 2 mảng Thái Bình Dương và Phi-líp-pin xô vào nhau.

+ Hút chìm.

=> Ví dụ kết quả: dãy Coóc-đi-e ở Bắc Mỹ, dãy An-đét ở Nam Mỹ,…

+ Trượt bằng.

=> Ví dụ kết quả: Vết nứt tạo nên vịnh Ca-li-phoóc-ni-a giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Thái Bình Dương.

- Sự hình thành dãy Hi-ma-lay-a là do hai mảng kiến tạo Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a và mảng Âu - Á xô vào nhau, làm uốn nếp các lớp đá lên khỏi mặt đất, tạo ra.

- Sự hình thành vành đai lửa Thái Bình Dương do sự tách rời nhau hoặc xô vào nhau của các địa mảng lớn trên Trái Đất, cùng với một số địa mảng nhỏ tạo nên hiện tượng động đất, núi lửa hoặc các dãy núi cao, sống núi ngầm, …

-- Mod Địa Lý 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Câu hỏi mục III.2 trang 25 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF