YOMEDIA
NONE

Địa lí 10 Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật


Trái đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt trời có các sinh vật sinh sống. Vậy có phải nơi nào trên TĐ cũng đều có đầy đủ các sinh vật cư trú? Nếu không phải như vậy thì những nhân tố nào ảnh hưổng tới sự phân bố của chúng? Mời các em cùng tìm hiểu bài học hôm nay: Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sinh quyển

  • Sinh quyển là một quyển của Trái Đất, trong đó có toàn bộ sinh vật sinh sống.
  • Phạm vi của sinh quyển:
  • Gồm tầng thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển và phần trên của thạch quyển.
  • Ranh giới phía trên là tiếp xúc với tầng ô dôn; phía dưới đến đáy đại dương nơi sâu nhất trên 11km, trên lục địa đáy của lớp vỏ phong hóa.

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật

1. Khí hậu

  • Nhiệt độ: Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Nhiệt độ thích hợp, sinh vật phát triển nhanh, thuận lợi.
  • Nước và độ ẩm không khí: là môi trường thuận lợi, sinh vật phát triển mạnh.
  • Ánh sáng: quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Cây ưa sáng phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng, những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm.

2. Đất

  • Các đặc tính lí, hóa, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của thực vật.
  • Ví dụ: Đất ngập mặn có rừng ngập mặn; đất fe ra lit đỏ vàng có rừng xích đạo, cây lá rộng; đất chua phèn có cây tràm, cây lác...

3. Địa hình

  • Độ cao, hướng sườn ảnh hưởng đến phân bố và phát triển:
  • Lên cao nhiệt độ thay đổi, độ ẩm thay đổi, thực vật phân bố thành vành đai khác nhau.
  • Hướng sườn có ánh sáng khác nhau, thực vật phân bố khác nhau

4. Sinh vật

  • Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định sự phân bố, phát triển của động vật. Nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.

5. Con người

  • Ảnh hưởng đến phạm vi phân bố của sinh vật (mở rộng hay thu hẹp).
  • Trồng rừng, mở rộng diện tích rừng.
  • Khai thác rừng bừa bãi, rừng thu hẹp. 

2. Luyện tập và củng cố

Sau khi học xong bài này các em cần phải nắm được nội dung sau: 

  • Kiến thức.
    • Trình bày được khái niệm sinh quyển, xác định được giới hạn, vai trò của sinh quyển
    • Hiểu và trình bày được vai trò của từng nhân tố vô cơ, sinh vật và con người  đến sự phát triển và phân bố sinh vật.
  • Kĩ năng.
    • Biết phân tích, nhận xét các hình vẽ, bản đồ để rút ra những kết luận cần thiết
    • Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên và con người đối với sinh vật

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 10 Bài 18 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 10 Bài 18 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 68 SGK Địa lý 10

Bài tập 2 trang 68 SGK Địa lý 10

Bài tập 3 trang 68 SGK Địa lý 10

Bài tập 1 trang 49 SBT Địa lí 10

Bài tập 2 trang 49 SBT Địa lí 10

Bài tập 3 trang 49 SBT Địa lí 10

Bài tập 4 trang 49 SBT Địa lí 10

Bài tập 5 trang 50 SBT Địa lí 10

Bài tập 6 trang 50 SBT Địa lí 10

Bài tập 7 trang 51 SBT Địa lí 10

Bài tập 8 trang 51 SBT Địa lí 10

Bài tập 9 trang 51 SBT Địa lí 10

Bài tập 10 trang 51 SBT Địa lí 10

Bài tập 1 trang 22 Tập bản đồ Địa Lí 10

Bài tập 2 trang 22 Tập bản đồ Địa Lí 10

Bài tập 3 trang 22 Tập bản đồ Địa Lí 10

3. Hỏi đáp Bài 18 Địa lí 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON