Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 379803
Một vật dao động điều hòa với phương trình \(x = 9\cos \left( {20\pi t + \varphi } \right){\rm{cm}} \). Tốc độ trung bình của vật trong khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ vị trí cân bằng theo chiều dương đến vị cân bằng theo chiều âm
- A. 1,6m/s
- B. 3,6m/s
- C. 7,5 m/s
- D. 8 m/s
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 379804
Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 15 cm. M là một điểm nằm trên trục chính của thấu kính, P là một chất điểm dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng trùng với M. Gọi là ảnh của P qua thấu kính. Khi P dao động theo phương vuông góc với trục chính, biên độ 5 cm thì là ảnh ảo dao động với biên độ 10 cm. Nếu P dao động dọc theo trục chính với tần số 5 Hz, biên độ 2,5 cm thì có tốc độ trung bình trong khoảng thời gian 0,2 s bằng
- A. 2,25m/s
- B. 22,5m/s
- C. 23 m/s
- D. 3, 5m/s
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 379805
Một vật dao động điều hòa với biên độ A, chu kỳ T. Tìm tốc độ trung bình lớn nhất của vật có thể đạt được trong?
- A. \(\frac{{2\sqrt 3 A}}{T}\)
- B. \(\frac{{\sqrt 3 A}}{2T}\)
- C. \(\frac{{\sqrt 3 A}}{T}\)
- D. \(\frac{{3\sqrt 3 A}}{T}\)
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 379806
Hai chất điểm dao động điều hòa với chu kỳ T, lệch pha nhau \(\frac{\pi }{3}\) với biên độ lần lượt là A và 2A, trên hai trục tọa độ song song cùng chiều, gốc tọa đó nằm trên đường vuông góc chung. Khoảng thời gian nhỏ nhất giữa hai lần chúng ngang nhau là:
- A. \(\frac{T}{3}\)
- B. \(\frac{T}{2}\)
- C. \(\frac{T}{5}\)
- D. \(\frac{T}{12}\)
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 379807
Một chất điểm dao động điều hoà có vận tốc bằng không tại hai thời điểm liên tiếp là \({t_1} = 2,2\)(s) và \({t_1} = 2,9\) (s). Tính từ thời điểm ban đầu\({t_0} = 0\) ( s) đến thời điểm t, chất điểm đã đi qua vị trí cân bằng
- A. 5 lần.
- B. 4 lần.
- C. 8 ần.
- D. 3 lần.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 379808
Một con lắc đơn dây treo có chiều dài 0,5m, quả cầu có khối lượng m=10g. Cho con lắc dao động với li độ góc nhỏ trong không gian với lực F có hướng thẳng đứng từ trên xuống có độ lớn 0,04 N. Lấy \(g = 9,8m/s^2\), \(\pi = 3,14.\)Xác định chu kỳ dao động nhỏ?
- A. 1,1660s.
- B. 1,1960s.
- C. 1,1940s.
- D. 1,1560s.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 379809
Người ta đưa một con lắc đơn từ mặt đất lên một nơi có độ cao 5 km. Hỏi độ dài của nó phải thay đổi như thế nào để chu kì dao động không thay đổi (km)?
- A. \(l' = 0,998l.\)
- B. \(l' = 0,977l.\)
- C. \(l' = 0,798l.\)
- D. \(l' = 0,668l.\)
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 379810
Khi một nguồn âm phát ra với tần số f và cường độ âm chuẩn là 10−12 (W/m2) thì mức cường độ âm tại một điểm M cách nguồn một khoảng r là 40 dB. Giữ nguyên công suất phát nhưng thay đổi f của nó để cường độ âm chuấn là 10−10 (W/m2) thì cũng tại M, mức cường độ âm là
- A. 80 dB.
- B. 60 dB.
- C. 40 dB.
- D. 20 dB.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 379811
Tại một điểm A nằm cách xa nguồn âm có mức cường độ âm là 90dB. Cho cường độ âm chuẩn 10−12 (W/m2). Cường độ của âm đó tại A là:
- A. 10−5 (W/m2).
- B. 10−4 (W/m2).
- C. 10−3 (W/m2).
- D. 10−2 (W/m2).
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 379812
Một người thả một viên đá từ miệng giếng đến đáy giếng cạn và 3,15 s sau thì nghe thấy tiếng động do viên đá chạm đáy giếng. Cho biết tốc độ âm trong không khí là 300 m/s, lấy g = 10 m/s2. Độ sâu của giếng là
- A. 41,42 m.
- B. 40,42 m.
- C. 45,00 m.
- D. 38,42 m.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 379813
Một người thả một viên đá từ miệng giếng đến đáy giếng không nước sau thì sau bao lâu sẽ nghe thấy tiếng động do viên đá chạm đáy giếng? Cho biết tốc độ âm trong không khí là 300 m/s, lấy g = 10 m/s2. Độ sâu của giếng là 11,25 m.
- A. 1,5385 s.
- B. 1,5375 s.
- C. 1,5675 s.
- D. 2 s.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 379814
Tai người không thể phân biệt được 2 âm giống nhau nếu chúng tới tai chênh nhau về thời gian một lượng nhỏ hơn hoặc bằng 0,1s. Một người đứng cách một bức tường một khoảng L, bắn một phát súng. Người ấy sẽ chỉ nghe thấy một tiếng nổ khi L thỏa mãn điều kiện nào dưới đây nếu tốc độ âm trong không khí là 340 m/s.
- A. L ≥17 m.
- B. L \( \le \) 17 m.
- C. L ≥34m.
- D. L \( \le \) 34m.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 379815
Một sợi dây AB dài l = 120cm, đầu A được mắc vào một nhánh âm thoa dao động với tần số f = 40 Hz, đầu B cố định. Cho âm thoa dao động thì trên đây có sóng dừng với 4 bụng sóng. Tính tốc độ truyền sóng trên dây.
- A. 2,5 m/s.
- B. 2 m/s.
- C. 2,4 m/s.
- D. 3,6 m/s.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 379816
Sợi dây AB dài 1 m, đầu A cố định, đầu B dao động với tần số thay đổi được và được xem là nút sóng. Ban đầu trên dây có sóng dừng, nếu tăng tần số thêm 30 Hz thì số nút trên dây tăng thêm 5 nút. Tìm tốc độ truyền sóng?
- A. 8m/s
- B. 7m/s
- C. 6m/s
- D. 5m/s
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 379817
Một sợi dây AB có chiều dài 13cm, đầu A gắn vào một nhánh âm thoa còn đầu B dao động tự do. Cho âm thoa dao động theo phương ngang với tần số f = 20Hz, ta thấy trên dây có sóng dừng với 7 nút sóng (kể cả A). Tốc độ truyền sóng trên dây bằng bao nhiêu?
- A. 8 m/s
- B. 80 m/s
- C. 8 cm/s
- D. 80 cm/s
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 379818
Ở mặt nước có hai nguồn kết hợp A,B dao động theo phương thẳng đứng với phương trình \(u_A=u_B=2cos20πt(mm)\). Tốc độ truyền sóng là 30cm/s. Coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Phần tử MM ở mặt nước cách hai nguồn lần lượt là 10,5cm và 13,5cm có biên độ dao động là
- A. 2cm
- B. 3cm
- C. 4cm
- D. 0cm
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 379819
Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn kết hợp S1 và S2 cách nhau 20cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là \(u_1=5cos40πt(mm) ; u_2=5cos(40πt+π)(mm)\) . Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng S1S2 là
- A. 11
- B. 19
- C. 10
- D. 8
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 379820
Hai điểm S1,S2 trên mặt một chất lỏng, cách nhau 18cm, dao động cùng pha với biên độ A và tần số f=20Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là v=1,2m/s. Hỏi giữa S1,S2 có bao nhiêu gợn sóng (cực đại của giao thoa) hình hypebol
- A. 4
- B. 5
- C. 6
- D. 8
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 379821
Hai mũi nhọn S1,S2 cách nhau 8cm8cm, gắn ở đầu một cần rung có tần số f=100Hz, được đặt cho chạm nhẹ vào mặt một chất lỏng. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là v=0,8m/s. Dao động của cần rung được duy trì bằng một nam châm điện. Để được một hệ vân giao thoa ổn định trên mặt chất lỏng, phải tăng khoảng cách S1S2 một đoạn ít nhất bằng bao nhiêu? Với khoảng cách ấy thì giữa hai điểm S1,S2 có bao nhiêu gợn sóng hình hypebol?
- A. 10
- B. 15
- C. 20
- D. 25
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 379822
Một sóng cơ có bước sóng \(\lambda_1\) truyền từ không khí vào thủy tinh. Khi ở trong thủy tinh, người ta đo được bước sóng \(\lambda_2\). Biết chiết suất của thủy tinh bằng 1,5. Bước sóng \(\lambda_2\) bằng:
- A. \(\lambda_2=\frac{3}{2}\lambda_1\)
- B. \(\lambda_2=\lambda_1\)
- C. \(\lambda_2=0,5\lambda_1\)
- D. \(\lambda_2=\frac{2}{3}\lambda_1\)
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 379823
Tại một điểm, đại lượng đo bằng lượng năng lượng mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian là
- A. độ to của âm.
- B. độ cao của âm.
- C. mức cường độ âm.
- D. cường độ âm.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 379824
Một động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động bình thường khi điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mỗi cuộn dây là 220V. Trong khi đó chỉ có một mạng điện xoay chiều ba pha do một máy phát ba pha tạo ra, suất điện động hiệu dụng ở mỗi pha là 127V. Để động cơ hoạt động bình thường thì ta phải mắc theo cách nào sau đây?
- A. Ba cuộn dây của máy phát theo hình tam giác, ba cuộn dây của động cơ theo hình sao.
- B. Ba cuộn dây của máy phát theo hình tam giác, ba cuộn dây của động cơ theo tam giác
- C. Ba cuộn dây của máy phát theo hình sao, ba cuộn dây của động cơ theo hình sao.
- D. Ba cuộn dây của máy phát theo hình sao, ba cuộn dây của động cơ theo hình tam giác.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 379825
Một động cơ điện xoay chiều khi hoạt động bình thường với điện áp hiệu dụng 220V thì sinh ra công suất cơ học là 170W. Biết động cơ có hệ số công suất 0,85 và công suất tỏa nhiệt trên dây quấn động cơ là 17W. Bỏ qua các hao phí khác, cường độ dòng điện hiệu dụng qua động cơ là
- A. 1A
- B. 2A
- C. 3A
- D. 4A
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 379826
Một động cơ điện xoay chiều hoạt động bình thường với điện áp hiệu dụng 220V, cường độ dòng điện hiệu dụng 0,5A và hệ số công suất của động cơ là 0,8. Biết rằng công suất hao phí của động cơ là 1W. Hiệu suất của động cơ là
- A. 90%.
- B. 87,5%.
- C. 92,5%.
- D. 80%.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 379827
Điên áp giữa 2 cực của máy phát điện cần tăng lên bao nhiêu lần để công suất hao phí giảm 100 lần với điều kiện công suất truyền đến tải tiêu thu không đổi và khi chưa tăng thi độ giảm điện áp trên đường dây bằng 15% điện giữa hai cực máy phát. Coi cường độ dòng điện luôn cùng pha với điện áp
- A. 10 lần
- B. 8,515 lần.
- C. 10,515 lần.
- D. Đáp án khác
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 379828
Người ta cần truyền một công suất 5MW từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ cách nhau 5km. Hiệu điện thế hiệu dụng cuộn thứ cấp của máy tăng áp là U =100kV. Muốn độ giảm thế trên đường dây không quá 1%U thì tiết diện của đường dây dẫn phải thỏa điều kiện nào? Biết điện trở suất của dây tải điện là 1,7.10-8Ωm
- A. \(5,8(mm^2) ≤ S\)
- B. \(5,8(mm^2) ≤ S ≤ 8,5 (mm^2)\)
- C. \(8,5(mm^2) ≤ S\)
- D. \(8,5(mm^2) ≥ S\)
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 379829
Một đoạn mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Chỉ thay đổi tần số f của điện áp hai đầu đoạn mạch. Khi f=f0 thì tổng trở của mạch Z = R. Khi f = f1 hoặc f = f2 thì tổng trở của mạch như nhau. Chọn hệ thức đúng.
- A. f0 = f1 + f2
- B. 2f0 = f1 + f2
- C. \(f_0^2 = f_1^2 + f_2^2\)
- D. \(f_0^2 = {f_1}{f_2}\)
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 379830
Mạch điện RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng. Nếu chỉ tăng tần số một lượng rất nhỏ thì
- A. Điện áp hiệu dụng tụ không đổi.
- B. Điện áp hiệu dụng trên điện trở thuần không đổi.
- C. Điện áp hiệu dụng trên tụ tăng.
- D. Điện áp hiệu dụng trên tụ giảm.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 379831
Trong mạch dao động LC lí tưởng cường độ dòng điện i trong mạch dao động biến thiên điều hòa theo thời gian sớm pha hơn điện tích q trên một bản tụ điện một góc
- A. \(0 rad\)
- B. \(\pi rad\)
- C. \(2\pi rad\)
- D. \(\pi /2 rad\)
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 379832
Một công tơ điện nối vào đường dây dẫn điện xoay chiều với điện áp hiệu dụng không đổi 120 V. Một bếp điện sau công tơ chạy trong 5 h. Đồng hồ công tơ chỉ điện năng tiêu thụ 4,2 (kWh). Giả thiết bếp chỉ có điện trở thuần R. Bỏ qua hao phí điện năng qua công tơ. Tính cường độ hiệu dụng đã chạy qua bếp.
- A. 10A
- B. 5A
- C. 7,5A
- D. 7A
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 379833
Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có biểu thức: u = 220\(\sqrt 2 \)cosl00πt (V). Hiệu điện thế hiệu dụng của đoạn mạch là:
- A. 110V
- B. 100\(\sqrt 2 \) V.
- C. 200V.
- D. 200 \(\sqrt 2 \)V.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 379834
Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào không dùng giá trị hiệu dụng?
- A. Điện áp
- B. Cường độ dòng điện.
- C. Suất điện động
- D. Công suất.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 379835
Khung dây kim loại phẳng có diện tích S, có N vòng dây, quay đều với tóc độ góc ω quanh trục vuông góc với đường sức của một từ trường đều. Chọn gốc thời gian t = 0s là lúc pháp tuyến của khung dây có chiều trùng với chiều của vectơ cảm ứng từ . Biểu thức xác định từ thông Φ qua khung dây là:
- A. Φ = ωNBScosωt.
- B. Φ = NBSsinωt
- C. Φ = NBScosωt.
- D. Φ = ωNBSsinωt.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 379836
Cho dòng điện xoay chiều hình sin qua mạch điện chỉ có điện trở thuần thì hiệu điện thê tức thời giữa hai đầu điện trở
- A. chậm pha đối với dòng điện.
- B. nhanh pha đối với dòng điện
- C. cùng pha với dòng điện.
- D. lệch pha đối với dòng điện π/2
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 379837
Đối với dòng điện xoay chiều, cuộn cảm có tác dụng cản trở dòng điện:
- A. Dòng điện có tần số càng nhỏ càng bị cản trở nhiều.
- B. Dòng điện có tần số càng lớn càng ít bị cản trở.
- C. Dòng điện bị cản trở hoàn toàn.
- D. Cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng lớn càng bị cản trở nhiều.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 379838
Giữa hai mạch dao động xuất hiện hiện tượng cộng hưởng, nếu các mạch đó có:
- A. Tần số dao động riêng bằng nhau
- B. Điện dung bằng nhau
- C. Điện trở bằng nhau
- D. Độ cảm ứng từ bằng nhau.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 379839
Dao động điện từ trong mạch chọn sóng của máy thu khi máy thu bắt được sóng là:
- A. Dao động tự do với tần số bằng tần số riêng của mạch
- B. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số riêng của mạch
- C. Dao động tắt dần có tần số bằng tần số riêng của mạch
- D. Cả 3 câu trên đều sai
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 379840
Một ống Rơnghen phát ra bức xạ có bước sóng nhỏ nhất là 3.10-10m. Biết c = 3.108 m/s; h = 6,625.10-34 Js. Động năng của êlectron khi đập vào đối âm cực là:
- A. 19,875.10-16 J
- B. 19,875.10-19 J
- C. 6,625.10-16 J
- D. 6,625.10-19 J.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 379841
Một bức xạ truyền trong không khí với chu kỳ 8,25.10-16 s. Cho vận tốc ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Xác định bước sóng của chùm bức xạ này và cho biết chùm bức xạ này thuộc vùng nào trong thang sóng điện từ?
- A. 24,75.10-6m; thuộc vùng hồng ngoại.
- B. 24,75.10-8m; thuộc vùng tử ngoại.
- C. 36,36.10-10m; thuộc vùng tia X.
- D. 2,75.10-24m; thuộc vùng tia gamma.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 379842
Một chùm bức xạ điện từ có bước sóng )=\(0,75 \mu m\) trong môi trường nước (chiết suất n = 4/3). Cho vận tốc ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Chùm bức xạ này có tần số bằng bao nhiêu và thuộc vùng nào trong thang sóng điện từ?
- A. f = 6.1014Hz; vùng ánh sáng nhìn thấy.
- B. f = 3.1018Hz; vùng tia X.
- C. f = 3.1014 Hz; vùng hồng ngoại.
- D. f = 6.1015Hz; vùng tử ngoại.