Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 203386
Phát biểu nào sau đay sai?
- A. Khi cho giấm ăn (hoặc chanh) vào sữa bò hoặc sữa đậu nành thì có kết tủa xuất hiện.
- B. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau.
- C. Tinh bột là lương thực cơ bản của con người.
- D. Thành phần chính của sợi bông, gỗ, nứa là xenlulozơ.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 203387
Muối nào sau đây là muối axit?
- A. NaHCO3
- B. BaCl2
- C. K2SO4
- D. (NH4)2CO3
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 203388
Xà phòng hóa hoàn toàn este X mạch hở trong dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ gồm: (COONa)2, CH3CHO và C2H5OH. Công thức phân tử của X là
- A. C6H10O4
- B. C6H10O2
- C. C6H8O2
- D. C6H8O4
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 203389
Cho các thí nghiệm sau:
Cho Fe3O4 tác dụng với lượng dư dung dịch HCl.
Cho a mol Fe tác dụng với 3,5a mol HNO3 thu được NO là sản phẩm khử duy nhất cúa N+5.
Cho CrO3 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH.
Cho a mol Fe tác dụng với dung dịch chứa 2,5a mol AgNO3.
Số thí nghiệm mà dung dịch có chứa hai muối sau phản ứng là
- A. 1
- B. 4
- C. 3
- D. 2
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 203390
Khi thủy phân hoàn toàn một triglixerit X trong môi trường axit thu được hỗn hợp sản phầm gồm glixerol, axit panmitic và axit oleic. Số công thức cấu tạo của thoản mãn tính chất trên là
- A. 2
- B. 8
- C. 4
- D. 1
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 203391
Cho các dung dịch loãng: (1) AgNO3, (2) FeCl2, (3) HNO3, (4) FeCl3, (5) hỗn hợp gồm NaNO3 và HCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu là
- A. 2
- B. 5
- C. 3
- D. 4
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 203392
Cho các loại tơ sau: nilon-6, lapsan, visco, xenlulozơ axetat, nitron, enang. Số tơ thuộc tơ hóa học là
- A. 6
- B. 4
- C. 5
- D. 3
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 203393
Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa Ca(OH)2 và NaAlO2. Khối lượng kết tủa thu sau phản ứng được biểu diễn trên đồ thị như hình vẽ:
Giá trị của m và x lần lượt là
- A. 66,3 gam và 1,13 mol
- B. 54,6 gam và 1,09 mol
- C. 72,3 gam và 1,01 mol
- D. 78,0 gam và 1,09 mol
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 203394
Đốt cháy hoàn toàn một lượng este X (no, đơn chức, mạch hở) thì số mol O2 phản ứng bằng số mol CO2 sinh ra. Mặt khác, cho 6,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
- A. 9,8
- B. 6,8
- C. 8,4
- D. 8,2
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 203395
Hỗn hợp X chứa Al và Na có khối lượng a gam. Cho hỗn hợp X vào lượng nước dư, thấy thoát ra 4,48 lít khí H2. Nếu cho hỗn hợp X vào lượng KOH dư, thấy thoát ra 7,84 lít khí H2. Các thể tích khí đo ở điều kiện chuẩn. Giá trị của a là
- A. 7,7
- B. 7,3
- C. 5,0
- D. 6,55
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 203396
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.
(2) Dẫn khí CO qua Fe2O3 nung nóng.
(3) Điện phân dung dịch NaCl bão hòa, có màng ngăn.
(4) Đốt bột Fe trong khí oxi.
(5) Cho kim loại Ag vào dung dịch HNO3 loãng.
(6) Nung nóng Cu(NO3)2.
(7) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
Số thí nghiệm có xảy ra sự oxi hóa kim loại là
- A. 5
- B. 3
- C. 2
- D. 4
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 203397
Có các phát biểu sau:
1. Zn có thể khử được Cr3+ trong môi trường axit thành Cr2+.
2. Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch Na2Cr2O7 thì dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu cam.
3. P, S, C tự bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
4. Oxi hóa Cr3+ bằng Br2 trong môi trường kiềm sẽ thu được Cr2O72-.
5. Nhỏ dung dịch BaCl2 vào dung dịch Na2CrO4 cho kết tủa màu vàng.
6. Hợp chất Cr2O3 lưỡng tính, tan dễ dàng trong dung dịch axit hay kiềm ở mọi nhiệt độ.
7. Crom là kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm VIB, chu kì 4, có số hiệu nguyên tử là 24.
8. Kim loại crom có thể cắt được thuỷ tinh.
9. Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt.
Số phát biểu đúng là
- A. 4
- B. 5
- C. 7
- D. 6
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 203398
Điện phân 200 ml dung dịch gồm CuSO4 1,0 M và NaCl a M (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi 2A trong thời gian 14475 giây. Dung dịch thu được có khối lượng giảm 14,75 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của a là
- A. 1,50.
- B. 1
- C. 0,75
- D. 0,5
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 203399
Cho 0,15 mol bột Cu và 0,3 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,5 mol H2SO4 (loãng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
- A. 10,08
- B. 4,48
- C. 6,72.
- D. 8,96
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 203400
Hỗn hợp X gồm Ba, BaO và Ba(OH)2 có tỉ lệ số mol tương ứng 1: 2 : 3. Cho m gam X vào nước thì thu được a lít dung dịch Y và V lít khí H2 (đktc). Hấp thụ 8V lít CO2 (đktc) vào a lít dung dịch Y đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 98,5 gam kết tủa. Giá trị của m là
- A. 105,16
- B. 119,50
- C. 95,60.
- D. 114,72.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 203401
Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z, T (dạng dung dịch) với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
- A. fomanđehit, etylenglicol, saccarozơ, Lys-Val-Ala.
- B. axit fomic, glucozơ, glixerol, Lys-Val-Ala.
- C. axit fomic, glucozơ, saccarozơ, Glu-Val
- D. axit axetic, glucozơ, glixerol, Lys-Val-Ala.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 203565
Hỗn hợp khí X gồm etilen và propin. Cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 17,64 gam kết tủa. Mặt khác a mol X phản ứng tối đa với 0,44 mol H2. Giá trị của a là
- A. 0,46
- B. 0,22
- C. 0,32
- D. 0,34
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 203566
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg , Fe, FeCO3, Cu(NO3)2 vào dung dịch chứa NaNO30,045 mol và H2SO4, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng là 62,605 gam (không chứa ion Fe3+) và 3,808 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (trong đó có 0,02 mol H2). Tỉ khối của Z so với O2 bằng 19/17. Thêm tiếp dung dịch NaOH 1 M vào Y đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất là 31,72 gam thì vừa hết 865 ml. Mặt khác, thêm dung dịch BaCl2 vừa đủ vào dung dịch Y, lọc bỏ kết tủa được dung dịch G, sau đó cho thêm lượng dư AgNO3 vào G thu được 150,025 gam kết tủa. Giá trị của m là
- A. 26,5
- B. 27,2
- C. 22,8
- D. 19,8
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 203567
Đốt cháy hỗn hợp gồm 2,6 gam Zn và 2,24 gam Fe với hỗn hợp khí X gồm clo và oxi, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp Y gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan Y bằng một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Z. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z, thu được 28,345 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của clo trong hỗn hợp X là
- A. 56,36%.
- B. 51,72%.
- C. 53,85%.
- D. 76,70%.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 203568
Hỗn hợp E gồm ba peptit mạch hở: đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1:1. Cho một lượng E phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 0,25 mol muối của glyxin, 0,2 mol muối của alanin và 0,1 mol muối của valin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được tổng khối lượng của CO2 và H2O là 39,14 gam. Giá trị của m là
- A. 16,78.
- B. 22,64.
- C. 20,17.
- D. 25,08.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 203569
X, Y (MX < MY) là hai axit kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng axit fomic; Z là este hai chức tạo bởi X, Y và ancol T. Đốt cháy 25,04 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T (đều mạch hở) cần dùng 16,576 lít O2(đktc) thu được 14,4 gam nước. Mặt khác, đun nóng 12,52 gam E cần dùng 380 ml dung dịch NaOH 0,5M. Biết rằng ở điều kiện thường, ancol T không tác dụng được với Cu(OH)2. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần nhất với:
- A. 50%
- B. 40%
- C. 55%
- D. 45%
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 203570
Phát biểu nào dưới đây đúng?
- A. Hợp chất hữu cơ thường khó tan trong nước và khó cháy.
- B. Những chất có cùng phân tử khối là những chất đồng phân.
- C. Trong phân tử chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố C và H.
- D. Thứ tự liên kết giữa các nguyên tử gọi là cấu tạo hóa học.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 203571
Ô nhiễm môi trường không khí không do nguyên nhân nào sau đây?
- A. Khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh.
- B. Hoạt động của núi lửa.
- C. Khí thải công nghiệp, khí thải sinh hoạt.
- D. Khí sinh ra từ các phương tiện giao thông.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 203572
Lọ thủy tinh không được dùng để đựng dung dịch của chất nào sau đây?
- A. HNO3
- B. H2SO4
- C. HF
- D. HCl
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 203573
Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
- A. Al2O3
- B. Al
- C. Al(OH)3
- D. AlCl3
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 203574
Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol?
- A. Benzyl axetat.
- B. Etyl axetat
- C. Tristearin
- D. Metyl fomat
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 203575
Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất là
- A. Pb
- B. Ba
- C. Ag
- D. Os
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 203576
Phương pháp điều chế NaOH trong công nghiệp là
- A. điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn.
- B. cho Na2O vào nước
- C. cho dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2.
- D. cho Na vào H2O.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 203577
Tính chất hóa học của sắt là
- A. tính oxi hóa mạnh.
- B. tính khử mạnh
- C. tính khử trung bình
- D. tính oxi hóa trung bình.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 203578
Trong nọc của ong, kiến, ... có chứa nhiều axit fomic. Vì vậy ở chỗ đau do bị ong đốt, người ta thường bôi vào đó chất nào sau đây để đỡ đau?
- A. muối
- B. giấm
- C. rượu
- D. vôi
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 203579
Polime chính của loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
- A. Tơ nitron
- B. Tơ visco
- C. Tơ nilon-6,6
- D. Tơ nilon-6.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 203580
Glucozơ không có tính chất nào sau đây?
- A. Tính chất của ancol đa chức
- B. Phản ứng thủy phân.
- C. Tính chất của anđehit.
- D. Phản ứng lên men.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 203581
Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch K2Cr2O7, thu được dung dịch có màu
- A. da cam
- B. lục xám
- C. vàng
- D. lục thẫm
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 203582
Chất nào dưới đây là chất điện li yếu?
- A. H3PO4
- B. HNO3
- C. NH4NO3
- D. Na2CO3
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 203583
Cho các phát biểu sau:
(a) Cr và Cr(OH)3 đều có tính lưỡng tính và tính khử.
(b) CrO3 tan trong dung dịch H2SO4 loãng và dung dịch NaOH loãng.
(c) Cr2O3 tan trong dung dịch H2SO4 loãng và dung dịch NaOH loãng.
(d) CrO3 và K2Cr2O7 đều có tính oxi hoá mạnh.
(e) Crom bền trong không khí do có lớp màng oxit bảo vệ.
(g) Ở điều kiện thường, crom (VI) oxit là chất rắn, màu đỏ thẫm.
Số phát biểu đúng là
- A. 4
- B. 2
- C. 5
- D. 3
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 203584
Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là
- A. CH3COOH, C2H5OH, HCOOH, HCOOCH3
- B. HCOOCH3, HCOOH, C2H5OH, CH3COOH
- C. HCOOCH3, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH
- D. HCOOH, CH3COOH, C2H5OH, HCOOCH3
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 203585
Có các dung dịch sau (dung môi nước): CH3NH2, anilin, HOOCCH2CH(NH2)-COOH, amoniac, H2NCH2CH(NH2)COOH, lysin, axit glutamic. Số chất làm quỳ tím chuyển thành màu xanh là
- A. 4
- B. 2
- C. 3
- D. 5
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 203586
Cho sơ đồ phản ứng:
(a) X (C5H8O2) + NaOH → X1 (muối) + X2.
(b) Y (C5H8O2) + NaOH → Y1 (muối) + Y2.
Biết X1 và Y1 có cùng số nguyên tử cacbon; X1 có phản ứng với nước brom, còn Y1 thì không. Tính chất hóa học nào giống nhau giữa X2 và Y2?
- A. Bị oxi hóa bởi O2 (xúc tác) thành axit cacboxylic
- B. Tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (t0).
- C. Tác dụng được với Na.
- D. Bị khử bởi H2 (t0, Ni).
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 203587
Cho các phát biểu sau:
(a) Nguyên tắc sản xuất gang là oxi hóa các oxit sắt bằng khí CO ở nhiệt độ cao.
(b) Cu và Fe2O3 tỉ lệ mol 1 : 1 tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư.
(c) Trong các kim loại, crom là kim loại cứng nhất, xesi là kim loại mềm nhất.
(d) Al(OH)3, Cr(OH)3, Cr2O3 đều tan trong dung dịch NaOH loãng.
(e) Thạch cao sống được sử dụng để bó bột trong y học.
(f) Sr, Na, Ba và Be đều tác dụng mạnh với H2O ở nhiệt độ thường.
Số phát biểu đúng là
- A. 2
- B. 4
- C. 5
- D. 3
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 203588
Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn là : H+ + OH- → H2O
- A. H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
- B. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
- C. KOH + KHCO3 → K2CO3 + 2H2O
- D. Zn(OH)2 + 2HCl → ZnCl2 + 2H2O