Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 267187
Tính quyền lực của pháp luật được thể hiện ở nội dung nào?
- A. sức mạnh quyền lực nhà nước.
- B. kỷ luật của Đảng.
- C. tổ chức công Đoàn.
- D. ý thức tự giác của công dân.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 267191
Các văn bản quy phạm pháp luật phải được diễn đạt chính xác, một nghĩa để được hiểu đúng, thực hiện chính xác là đặc trưng nào sau đây của pháp luật?
- A. Tính quy phạm phổ biến.
- B. Tính quyền lực của pháp luật.
- C. Tính bắt buộc chung của pháp luật.
- D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 267192
Pháp luật nước ta mang bản chất của giai cấp nào?
- A. Giai cấp thống trị.
- B. Công nhân.
- C. Tư sản.
- D. Nông dân.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 267195
Học sinh đi học muộn bị thầy (cô) giáo nhắc nhở nhưng không ăn năn nhận lỗi mà còn cãi lại thầy (cô) là hành vi vi phạm gì?
- A. pháp luật.
- B. dân sự.
- C. đạo đức.
- D. hành chính.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 267198
Pháp luật quy định xử phạt hành chính đối với mọi công dân không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy. Trong trường hợp này, pháp luật có vai trò như thế nào?
- A. bảo vệ công dân.
- B. bảo vệ lợi ích của mình.
- C. quản lý công dân.
- D. quản lý xã hội.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 267201
Người có hành vi phạm hình sự trước hết phải chịu trách nhiệm gì?
- A. Hình sự.
- B. Hành chính.
- C. Dân sự.
- D. Kỉ luật.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 267204
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại nội dung gì?
- A. các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- B. các công dân được pháp luật bảo vệ.
- C. các cơ quan được pháp luật bảo vệ.
- D. quan hệ được pháp luật bảo vệ.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 267207
Cơ sở của việc truy cứu trách nhiệm pháp lí là gì?
- A. xử lí nghiêm minh các hành vi phạm luật.
- B. quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- C. truy cứu trách nhiệm hình sự.
- D. thực hiện các tố tụng cần thiết.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 267210
Cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường là đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào?
- A. Áp dụng pháp luật.
- B. Sử dụng pháp luật.
- C. Tuân thủ pháp luật.
- D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 267249
Việc cảnh sát giao thông xử phạt hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ là thực hiện hình thức pháp luật nào?
- A. Sử dụng pháp luật.
- B. Áp dụng pháp luật.
- C. Tuân thủ pháp luật.
- D. Thi hành pháp luật.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 267251
Anh M đi bỏ phiếu đại biểu quốc hội trong trường hợp này anh M đã thực hiện hình thức pháp luật nào?
- A. sử dụng pháp luật.
- B. áp dụng pháp luật.
- C. tuân thủ pháp luật.
- D. thi hành pháp luật.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 267253
Anh T biết về hành vi sản xuất rượu giả của gia đình ông K. Nếu là anh T em sẽ sử dụng hình thức thực hiện pháp luật nào theo đúng qui định của pháp luật?
- A. tuân thủ pháp luật.
- B. áp dụng pháp luật.
- C. sử dụng pháp luật.
- D. thi hành pháp luật.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 267255
Mỗi hành vi vi phạm pháp luật phải chịu ít nhất một loại trách nhiệm pháp lý là nội dung của công dân bình đẳng về nội dung nào?
- A. trách nhiệm pháp lý.
- B. quyền của công dân.
- C. nghĩa vụ của công dân.
- D. quyền và nghĩa vụ của công dân.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 267257
N 20 tuổi và K 16 tuổi cùng phạm tội cướp giật tài sản. Tòa án xử phạt N tội nặng hơn K. Trường hợp này thể hiện nội dung nào của pháp luật?
- A. Nghiêm khắc và đúng đắn.
- B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
- C. Công tâm về nghĩa vụ.
- D. Nhân đạo và khoan dung.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 267259
Bình đẳng về quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn điều gì?
- A. vị trí làm việc theo sở thích riêng của mình.
- B. điều kiện làm việc theo mong muốn của mình.
- C. thời gian làm việc theo điền kiện của mình.
- D. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 267261
Bình đẳng trong kinh doanh là công dân được tự do lựa chọn hình thức kinh doanh theo tiêu chí nào?
- A. tùy theo điều kiện và khả năng của mình.
- B. đặc điểm của địa phương.
- C. nhu cầu của xã hội.
- D. mong muốn của gia đình.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 267263
Quyền tự do kinh doanh của công dân là gì?
- A. Mọi công dân đều không có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh.
- B. Công dân có thể kinh doanh bất kỳ ngành, nghề nào mà mình thích.
- C. Công dân có quyền quyết định quy mô và hình thức kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- D. Mọi công dân đều có quyền quyết định quy mô bất cứ hình thức kinh doanh nào.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 267266
Mục đích cuối cùng của kinh doanh là gì?
- A. chất lượng sản phẩm.
- B. sinh lợi.
- C. mẫu mã.
- D. uy tín.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 267268
Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động được pháp luật thừa nhận ở văn bản nào dưới đây?
- A. Quy phạm pháp luật.
- B. Giao kèo lao động.
- C. Hợp đồng lao động.
- D. Cam kết lao động.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 267298
Anh A và chị B vào làm việc tại công ty X cùng một thời điểm. Anh A được trả lương cao hơn chị B. Trong trường hợp này giám đốc công ty căn cứ vào tiêu chuẩn nào?
- A. Giới tính.
- B. Dân tộc.
- C. Nguồn gốc gia đình.
- D. Trình độ chuyên môn.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 267302
Giám đốc công ty F sa thải chị D trong thời gian chị D nghỉ chế độ thai sản. Trong trường hợp này giám đốc đã vi phạm nội dung nào?
- A. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
- B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
- C. Bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ lao động.
- D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 267306
Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua nội dung nào?
- A. chế độ đãi ngộ.
- B. người lao động.
- C. tiền lương.
- D. tìm việc làm.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 267311
Hoàn thành nội dung sau: Văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy thì dân tộc mới phát triển, đó là cơ sở của sự bình đẳng về văn hóa và cũng là .....
- A. công cụ để củng cố sự đoàn kết thống nhất toàn dân tộc.
- B. cơ sở để củng cố sự đoàn kết thống nhất toàn dân tộc.
- C. cơ hội để củng cố sự đoàn kết thống nhất toàn dân tộc.
- D. cách thức để củng cố sự đoàn kết thống nhất toàn dân tộc.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 267316
Các tôn giáo ở Việt nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật, đều bình đẳng trước pháp luật, những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ là nội dung khái niệm nào dưới đây?
- A. Bình đẳng giữa các tôn giáo.
- B. Bình đẳng giữa các dân tộc.
- C. Bình đẳng giữa các đạo giáo.
- D. Bình đẳng giữa các công giáo.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 267320
Các dân tộc đều có đại biểu trong hệ thống cơ quan nhà nước. Điều đó không trái với quyền bình đẳng nào dưới đây?
- A. Chính trị.
- B. Kinh tế.
- C. Văn hóa.
- D. Giáo dục.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 267326
Người sử dụng lao động được sử dụng lao động nữ vào công việc nào dưới đây?
- A. Nạo vét cống ngầm bằng máy.
- B. Bảo dưỡng cột ăng ten.
- C. Khoan thăm dò, khoan nổ mìn bắn mìn.
- D. Lắp đặt giàn khoan trên biển.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 267332
Hoàn thành nội dung sau: Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người .........
- A. kính trọng.
- B. trân trọng.
- C. tôn trọng.
- D. tôn tạo.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 267336
Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo đúng nội dung nào?
- A. quy trình, thủ tục.
- B. trình tự, thủ tục.
- C. quy cách, thủ tục.
- D. tuần tự, thủ tục.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 267339
Cá nhân, tổ chức nào có quyền khám xét chỗ ở của công dân?
- A. Thủ trưởng cơ quan của người lao động.
- B. Ai cũng có quyền khám xét.
- C. Những người có thẩm quyền theo quy định.
- D. Những người làm chứng.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 267341
Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
- A. Cho bạn đọc tin nhắn của mình.
- B. Cho bạn bè số điện thoại của người thân.
- C. Nhờ bạn viết hộ thư.
- D. Đọc trộm tin nhắn của người khác.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 267354
Câu tục ngữ nào dưới đây không nói về sự bình đẳng giữa cha mẹ và con?
-
A.
Đói lòng ăn hột chà là
-
B.
Trăng khuya trăng rụng xuống cầu Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.
Vì con cha mẹ dãi dầu nắng mưa.
-
C.
Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng
Con nuôi cha mẹ kể tháng, kể ngày.
-
D.
Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.
-
A.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 267357
M và T cùng làm ở một công ty, M hiền lành nên được nhiều người yêu quý và thường xuyên có điện thoại và tin nhắn đến hỏi thăm và chúc mừng. Từ đó T sinh ra ghen tị với M, một lần M đi chơi với bạn và để quên điện thoại ở phòng. Khi đi làm về T thấy điện thoại của M có tin nhắn, T không ngần ngại đã mở ra đọc và xóa luôn. Hành vi của T đã vi phạm gì?
- A. quyền tự do ngôn luận.
- B. quyền đảm bảo thông tin cá nhân.
- C. quyền đảm bảo an toàn, bí mật về thư tín, điện tín.
- D. quyền đảm bảo thông tin nội bộ.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 267362
Anh H có mất một con dê và nghi cho anh M ở thôn bên cạnh lấy trộm. Một hôm anh M có sang thôn của anh H sinh sống để thăm anh em thì bị dân quân vây bắt với lí do là đã lấy trộm dê của nhà anh H. Việc vây bắt anh M của dân quân đã vi phạm quyền nào dưới đây?
- A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
- B. Quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe.
- C. Quyền được bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.
- D. Quyền tự do đi lại.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 267371
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ không phụ thuộc vào nội dung nào?
- A. nhu cầu của mỗi người.
- B. hoàn cảnh của mỗi người.
- C. khả năng của mỗi người.
- D. điều kiện của mỗi người.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 267375
Quyền bầu cử và ứng cử của công dân là gì?
- A. các quyền tự do quan trọng của công dân.
- B. các quyền dân chủ quan trọng của công dân.
- C. các quyền tự do cơ bản của công dân.
- D. các quyền dân chủ cơ bản của công dân.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 267377
Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào cơ quan nào?
- A. Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
- B. Quốc hội, cơ quan Nhà nước.
- C. Hội đồng nhân dân, cơ quan nhà nước.
- D. Chính phủ, Hội đồng nhân dân.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 267381
Ông M giám đốc công ty X kí hợp đồng lao động dài hạn với anh T. Nhưng sau 1 tháng anh bị đuổi việc không rõ lí do. Quá bức xúc anh T tìm cách trả thù giám đốc M, phát hiện việc làm của chồng mình chị L đã can ngăn nhưng anh T vẫn thuê X đánh trọng thương giám đốc. Trong trường hợp trên những ai đã vi phạm pháp luật?
- A. Anh T và X.
- B. Ông M, anh T và X.
- C. Ông M, anh T, X và chị L.
- D. Ông M và X.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 267382
N được giám đốc phân công chuyên giao hàng cho ông T. Mặc dù có khả năng thanh toán đơn hàng nhưng ông T cố tình không trả tiền đúng thời hạn để số tiền nợ lên đến 50 triệu đồng. N đến đòi nợ nhiều lần va chửi mắng ông T. Nhân viên cua ông T la S đã dùng thanh sắt đánh N bị thương và làm xe máy của N hư hỏng nặng. Hành vi của những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?
- A. Ông T và S.
- B. S.
- C. Ông T.
- D. Ông T, N và S.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 267385
Ông B, bà H lấy nhau và có hai người con là anh T, chị Q. ông B ốm nặng, xác định không qua khỏi, ông đã thú nhận với bà H và các con rằng vì muốn có thêm con trai nên ông đã có chị V, anh X là con ngoài giá thú, từ trước đến giờ mẹ của cả V, X đều không cho con nhận bố và cũng không muốn có liên quan gì đến ông, nhưng ông muốn được chia tàỉ sản của mình cho tất cả các con. Bà H nói: Chúng nó có ở nhà này đâu mà đòi hưởng tai sản như hai đứa T,Q. Trong trường hợp trên người con nào được thừa kế tài sản như nhau?
- A. Chỉ T và Q.
- B. Chỉ T cà X.
- C. T, Q, V, X
- D. Chỉ T, Q, X
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 267389
Thấy con gái mình là chị M bị anh A đe dọa giết phải bỏ nhà đi biệt tích nên ông B đã kể chuyện này với anh D con rể mình. Bức xúc, anh D đã nhờ chị Q bắt cóc con của anh A để trả thù. Phát hiện con mình bị bỏ đói nhiều ngày tại nhà chị Q, anh A đã giải cứu và đưa con vào viện điều trị. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
- A. Anh A, anh D và chị Q.
- B. Ông B, anh D và chị Q.
- C. Anh A, ông B và anh D.
- D. Anh A, anh D, ông B và chị Q.