Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 254461
Cho biểu đồ:
Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ Lượng mưa và lưu lượng dòng chảy?
- A. Sự phân mùa trong chế độ dòng chảy sông Hồng sâu sắc.
- B. Tổng lưu lượng nước sông Hồng lớn.
- C. Mùa lũ sông Hồng trùng với mùa mưa.
- D. Sự phân mùa trong chế độ dòng chảy sông Hồng không sâu sắc.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 254462
Cho bảng số liệu:
Nhiệt độ trung bình và biên độ nhiệt năm của ba địa điểm ở nước ta
Địa điểm
Hà Nội
Huế
TP. Hồ Chí Minh
Nhiệt độ (⁰C)
23,4
25,1
26,9
Biên độ nhiệt (⁰C)
12, 5
9,7
3,1
Nhận xét nào sau đây không đúng?
- A. Hà Nội có nhiệt độ trung bình thấp nhất, biên độ nhiệt năm cao nhất.
- B. Huế có nhiệt độ trung bình và biên độ nhiệt năm trung bình
- C. Hà Nội có nhiệt độ trung bình và biên độ nhiệt năm cao nhất.
- D. TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ trung bình cao nhất, biên độ nhiệt năm thấp nhất.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 254463
Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của ngành chăn nuôi?
- A. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp hàng tiêu dùng.
- B. Cung cấp cho con người các thực phẩm có dinh dưỡng cao.
- C. Cung cấp lương thực nhằm đảm bảo đời sống nhân dân.
- D. Cung cấp nguồn phân bón, sức kéo cho ngành trồng trọt.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 254464
Vùng biển được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là vùng?
- A. đặc quyền kinh tế
- B. nội thuỷ
- C. tiếp giáp lãnh hải
- D. lãnh hải
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 254465
Nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng mất ổn định ở khu vực Tây Nam Á là?
- A. tồn tại nhiều tôn giáo và tỉ lệ người dân theo đạo Hồi cao
- B. sự can thiệp của các thế lực bên ngoài.
- C. sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt trong dân cư và sự xung đột sắc tộc.
- D. vị trí địa - chính trị quan trọng và nguồn dầu mỏ phong phú.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 254466
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi Việt Nam đa dạng?
- A. Có các cao nguyên badan xếp tầng và cao nguyên đá vôi.
- B. Có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên.
- C. Bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều núi thấp.
- D. Bên cạnh núi, còn có đồi.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 254467
Sự đa dạng và giàu có của hệ sinh thái vùng ven biển nước ta không bao gồm sự đa dạng và giàu có của?
- A. hệ sinh thái vùng ngập mặn
- B. hệ sinh thái trên đất phèn.
- C. hệ sinh thái rừng trên núi cao.
- D. hệ sinh thái rừng trên các đảo.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 254470
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết khu vực nào sau đây có lượng mưa trung bình năm ít nhất?
- A. Đồng bằng Nam Bộ.
- B. Đồng bằng Bắc Bộ.
- C. Cực Nam Trung Bộ.
- D. Trung Trung Bộ.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 254471
Nguyên nhân nào sau đây làm cho thiên nhiên nước ta khác với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi?
- A. Do nước ta nằm gần xích đạo
- B. Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.
- C. Nước ta tiếp giáp với Biển Đông.
- D. Ảnh hưởng của chế độ gió mùa.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 254473
Cho biểu đồ về dầu thô ở một số khu vực của thế giới năm 2003:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây
- A. Quy mô và cơ cấu sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực của thế giới.
- B. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực của thế giới.
- C. Sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực của thế giới
- D. Sản lượng dầu thô khai thác và lượng dầu thô tiêu dùng ở một số khu vực của thế giới.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 254474
Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở?
- A. Bắc Bộ
- B. Nam Bộ
- C. Bắc Trung Bộ
- D. Nam Trung Bộ
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 254476
Sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lý và cảnh quan địa lý từ Xích đạo đến cực là biểu hiện của quy luật?
- A. địa ô
- B. địa đới
- C. thống nhất
- D. Đai cao
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 254477
Các nước công nghiệp mới (NICS) tập trung chủ yếu ở?
- A. châu Á và Mĩ La tinh
- B. châu Phi và Bắc Mĩ.
- C. châu Đại Dương và Nam Á.
- D. châu Âu và Tây Nam Á
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 254506
Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất không phải là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng?
- A. giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày.
- B. khác nhau giữa các mùa trong một năm.
- C. sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.
- D. lệch hướng chuyển động của các vật thể.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 254507
Cơ sở quan trọng để hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực là?
- A. giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
- B. vai trò của các công ty xuyên quốc gia.
- C. Sự phân hóa giàu nghèo giữa các nhóm nước.
- D. có nét tương đồng về địa lí, văn hóa, lịch sử.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 254510
Ở nước ta, đặc điểm nào sau đây không phải là thế mạnh của khu vực đồng bằng?
- A. Trồng cây công nghiệp lâu năm.
- B. Cung cấp nguồn lợi thủy sản, lâm sản.
- C. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, nông sản chính là lúa gạo.
- D. Phát triển giao thông đường sông.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 254512
Khoáng sản nào sau đây có ý nghĩa quan trọng nhất ở Biển Đông nước ta?
- A. Sa khoáng
- B. Vàng
- C. Dầu mỏ.
- D. Titan
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 254514
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, cho biết hướng vòng cung của địa hình nước ta điển hình nhất ở vùng núi nào sau đây?
- A. Tây Bắc.
- B. Trường Sơn Nam.
- C. Trường Sơn Bắc.
- D. Đông Bắc.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 254515
Hệ tọa độ địa lí của phần đất liền nước ta là?
- A. 23⁰23’B - 8⁰34’B và 102⁰09’Đ - 109⁰24’Đ.
- B. 23⁰20’B - 8⁰30’B và 102⁰09’Đ - 109⁰24’Đ.
- C. 23⁰23’B - 8⁰30’B và 102⁰09’Đ - 109⁰24’Đ.
- D. 23⁰23’B - 8⁰34’B và 102⁰09’Đ - 109⁰20’Đ.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 254516
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là?
- A. hiệu số giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử
- B. tổng số giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử.
- C. hiệu số giữa người xuất cư, nhập cư.
- D. tổng số giữa người xuất cư, nhập cư.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 254517
Đặc điểm nào sau đây quan trọng nhất đối với sản xuất nông nghiệp?
- A. Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu
- B. Đối tượng là cây trồng, vật nuôi.
- C. Sản xuất có đặc tính mùa vụ.
- D. Sản xuất phụ thuộc vào tự nhiên.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 254518
Nguồn lực nào sau đây tạo thuận lợi hay khó khăn trong việc giao lưu giữa các vùng trong một nước?
- A. Khoa học
- B. Lao động
- C. Đất đai, biển
- D. Vị trí địa lí.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 254519
Từ lâu, Liên bang Nga đã được coi là cường quốc về?
- A. công nghiệp vũ trụ, nguyên tử của thế giới
- B. công nghiệp dệt của thế giới.
-
C.
công nghiệp chế tạo máy của thế giới.
- D. công nghiệp luyện kim của thế giới.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 254520
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết những địa điểm nào sau đây có mùa mưa vào mùa hạ?
- A. Cà Mau, Cần Thơ, Sa Pa.
- B. Điện Biên Phủ, Đồng Hới, Lạng Sơn.
- C. Điện Biên Phủ, Đà Nẵng, Đà Lạt
- D. Cà Mau, Cần Thơ, Đà Nẵng.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 254521
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Gâm thuộc lưu vực sông nào sau đây?
- A. Sông Hồng.
- B. Sông Thái Bình.
- C. Sông Mê Công.
- D. Sông Đồng Nai.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 254522
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây tiếp giáp với Campuchia?
- A. Bình Dương
- B. Quảng Nam
- C. Bình Định
- D. Long An.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 254523
Khu vực có dải đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở?
- A. Tây Nguyên.
- B. rìa Đồng bằng sông Hồng
- C. Đông Nam Bộ
- D. Bắc Trung Bộ
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 254524
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết than nâu tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?
- A. Đông Nam Bộ.
- B. Đồng bằng sông Cửu Long
- C. Tây Nguyên.
- D. Đồng bằng sông Hồng.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 254525
Ý nghĩa to lớn của vị trí địa lí nước ta về mặt kinh tế là
- A. nằm ở khu vực nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.
- B. có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hoá - xã hội với các nước trong khu vực
- C. nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế.
- D. có mối giao lưu lâu đời với nhiều nước trong khu vực.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 254526
Địa hình núi theo hướng vòng cung ở nước ta thể hiện rõ ở vùng núi nào sau đây?
- A. Đông Bắc và Tây Bắc
- B. Đông Bắc và Trường Sơn Nam.
- C. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
- D. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 254527
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết vùng biển của nước ta không tiếp giáp với vùng biển của nước nào sau đây?
- A. Malaixia.
- B. Philippin.
- C. Mianma
- D. Thái Lan
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 254528
Vùng đất ngoài đê ở Đồng bằng sông Hồng của nước ta là nơi?
- A. có các khu ruộng cao bạc màu
- B. không được bồi đắp phù sa hàng năm.
- C. thường xuyên được bồi đắp phù sa.
- D. có nhiều ô trũng ngập nước.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 254529
Qua Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, cho biết đỉnh núi nào sau đây có độ cao lớn nhất ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
- A. Ngọc Linh
- B. Phanxipăng
- C. Lang Bian
- D. Chư Yang Sin.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 254530
Do biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành dải đồng bằng duyên hải miền Trung nên?
- A. đồng bằng phần nhiều hẹp ngang
- B. đồng bằng bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
- C. đất nghèo dinh dưỡng, nhiều cát, ít phù sa.
- D. có một số đồng bằng mở rộng ở các cửa sông lớn.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 254531
Khối khí nào sau đây không phân biệt thành kiểu lục địa và kiểu hải dương?
- A. Chí tuyến
- B. Cực
- C. Ôn đới
- D. Xích đạo.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 254532
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết hệ thống sông nào sau đây có lưu vực nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước ta?
- A. Sông Đà Rằng
- B. Sông Hồng
- C. Sông Cả.
- D. Sông Cửu Long
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 254533
Thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
- A. Thềm lục địa ở miền Trung thu hẹp, tiếp giáp với vùng biển nước sâu.
- B. Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích phần đất liền
- C. Đường bờ biển Nam Trung Bộ bằng phẳng
- D. Thềm lục địa phía bắc và phía nam nông, mở rộng
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 254534
Nguồn năng lượng sinh ra nội lực không phải là của?
- A. sự phân hủy các chất phóng xạ.
- B. các phản ứng hóa học khác nhau.
- C. bức xạ từ Mặt Trời tới Trái Đất
- D. sự dịch chuyển các dòng vật chất.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 254535
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, cho biết các cao nguyên nào sau đây được xếp theo thứ tự từ Bắc xuống Nam của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
- A. Mộc Châu, Sín Chải, Tà Phìng
- B. Tà Phìng, Sín Chải, Mộc Châu.
- C. Tà Phìng, Mộc Châu, Mơ Nông.
- D. Tà Phìng, Mộc Châu, Sơn La.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 254536
Cho bảng số liệu:
GDP VÀ SỐ DÂN CỦA TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 1985 - 2010
Để thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP và số dân của Trung Quốc giai đoạn 1985 - 2010, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
- A. Cột chồng
- B. Đường
- C. Kết hợp
- D. Cột ghép.