YOMEDIA

Đề thi thử THPT QG 2019 môn Ngữ văn lần 2 Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Tỉnh Thái Nguyên

120 phút 7 câu 10 lượt thi
ATNETWORK

Câu hỏi Tự luận (7 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 59187

    Phần 1: Đọc - hiểu (3.0 điểm)

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    (1)  Vụ chiếc tàu Titanic bị chìm ngoài khơi Bắc Đại Tây Dương đêm 15/4/1912 làm hơn 1500 người thiệt mạng đã không ngừng làm đề tài cho bao tác phẩm văn chương, nghệ thuật. Titanic có nghĩa là vĩ đại. Đặt tên như thế cho con tàu, con người muốn nói lên niềm kiêu hãnh cho một công trình có một không hai vào thời bấy giờ. Nhưng cái vĩ đại mà con người tưởng mình có thể đạt được trong tiến bộ khoa học kĩ thuật ấy không là gì trước sức mạnh thiên nhiên.

    (2) Sau khi chiếc tàu vĩ đại ấy bị đắm, một tờ báo xuất bản ở Anh đã đăng kề nhau hai bức ảnh minh họa có nội dung như sau: Trong bức ảnh thứ nhất, người ta thấy chiếc tàu chạm vào tảng băng, bên dưới có dòng chữ: "Sự yếu đuối của con người và sức mạnh của thiên nhiên". Còn bức ảnh thứ hai, người ta lại thấy một người đàn ông nhường chiếc phao cấp cứu của mình cho người đàn bà đang bế con trên tay. Lần này, bức ảnh được chú thích bằng dòng chữ: "Sự yếu đuối của thiên nhiên và sức mạnh của con người".

    (3) Sức mạnh, sự vĩ đại đích thực của con người hẳn không nằm trong khả năng chinh phục hay chế ngự thiên nhiên, mà chính là trong khả năng chế ngự được bản thân, vượt thắng sự ích kỉ. Mahatma Gandhi, người giành độc lập cho Ấn Độ bằng cuộc đấu tranh bất bạo động, đã nói: "Sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay chính là tình yêu"

    (Tương Quan, Phép màu nhiệm của đời, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004, tr.72 - 73)

  • Câu 2: Mã câu hỏi: 59189

    Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. (0,5 điểm)

    Xem đáp án
  •  
  • Câu 3: Mã câu hỏi: 59190

    Anh/Chị hãy nêu nội dung của từng đoạn. (0,75 điểm)

    Xem đáp án
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 59192

    Anh/Chị hiểu như thế nào về dòng chữ chú thích dưới bức ảnh thứ hai: “Sự yếu đuối của thiên nhiên và sức mạnh của con người”? (0,75 điểm)

    Xem đáp án
  • Câu 5: Mã câu hỏi: 59194

    Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao? (1,0 điểm)

    Xem đáp án
  • Câu 6: Mã câu hỏi: 59196

    Phần 2: Làm văn (7,0 điểm)

    (2.0 điểm)

    Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của Mahatma Gandhi nêu trong đoạn trích ở phần Đọc - hiểu: “Sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay chính là tình yêu”.

    Xem đáp án
  • Câu 7: Mã câu hỏi: 59202

    “... Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái, lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.

    Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa mới thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.

    Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn yêu thương gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà...’’

    (Trích Vợ nhặt- Kim Lân, Ngữ văn 12, tập 2 NXB Giáo dục, 1985)

    Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Liên hệ với tâm trạng của nhân vật Chí Phèo vào buổi sáng sau khi gặp thị Nở (Truyện Chí Phèo- Nam Cao, Ngữ văn 11, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 1977) để bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn. (5.0 điểm)

    Xem đáp án
NONE

Đề thi nổi bật tuần

AANETWORK
 

 

ATNETWORK
ON