Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 323223
Ở sinh vật nhân thực, côđon 5’AUG3’ mã hóa loại axit amin nào?
- A. Mêtiônin
- B. Glixin.
- C. Valin
- D. Lizin.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 323226
Côđon nào trên mARN không có anticôđon (bộ ba đối mã) tương ứng trên tARN?
- A. 5’AUU3’
- B. 3’UGA5’
- C. 3’AAU5’
- D. 5’AUG3’
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 323258
Trong nhân đôi ADN, 2 phân tử ADN con được tạo ra hoàn toàn giống nhau và giống ADN mẹ là nhờ nguyên tắc nào?
- A. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc liên tục.
- B. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc nửa gián đoạn.
- C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
- D. Nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc nửa gián đoạn.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 323301
Gen mang thông tin mã hoá sản phẩm kiểm soát hoạt động của gen khác được gọi là gì?
- A. Gen đa hiệu
- B. Gen tăng cường
- C. Gen điều hoà
- D. Gen đa alen
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 323302
Đặc điểm của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới là gì?
- A. Tính phổ biến
- B. Tính liên tục
- C. Tính thoái hoá
- D. Tính đặc hiệu
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 323303
Enzim nào nối các đoạn Okazaki trong quá trình tái bản ADN?
- A. ARN polimeraza
- B. Restrictaza
- C. Ligaza
- D. ADN polimeraza
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 323304
Trong quá trình dịch mã,
- A. trên mỗi mARN nhất định chỉ có một ribôxôm hoạt động.
- B. mỗi tARN có thể vận chuyển nhiều loại axit amin khác nhau.
- C. mỗi ribôxôm có thể hoạt động trên bất kì loại mARN nào.
- D. mỗi loại axit amin chỉ được vận chuyển bởi một loại mARN.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 323305
Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử nào sau đây?
- A. mARN và prôtêin
- B. prôtêin
- C. mARN
- D. ADN
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 323306
Cho các thành phần:
1. mARN của gen cấu trúc;
2. Các loại nuclêôtit A, U, G, X;
3. Enzim ARN pôlimeraza;
4. Ezim ADN ligaza;
5. Enzim ADN pôlimeraza.
Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc của opêron Lac ở E.coli là:
- A. 2, 3, 4
- B. 3, 5
- C. 1, 2, 3
- D. 2, 3
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 323307
Sản phẩm hình thành trong phiên mã theo mô hình của opêron Lac ở E.coli là gì?
- A. 3 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ.
- B. 1 chuỗi poliribônuclêôtit mang thông tin của 3 gen Z, Y, A.
- C. 1 loại prôtêin tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzim phân hủy lactôzơ.
- D. 1 phân tử mARN mang thông tin tương ứng với 3 vùng điều hoà, mã hoá, kết thúc trên gen.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 323311
Nguyên nhân nào ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi polypeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi?
- A. Mã di truyền có tính thoái hóa
- B. ADN của vi khuẩn dạng vòng
- C. Mã di truyền có tính đặc hiệu.
- D. Gen của vi khuẩn có cấu trúc theo operon.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 323313
Khi nói về cơ chế phát sinh đột biến gen, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Hóa chất 5BU (5-brôm uraxin) có thể gây đột biến thay thế cặp A-T thành T-A.
- B. Tia tử ngoại có thể gây ra đột biến thêm một cặp A-T.
- C. Guanin dạng hiếm (G*) có thể kết cặp với ađênin (A) trong quá trình nhân đôi ADN.
- D. Đột biến gen có thể xảy ra ngay cả khi môi trường không có tác nhân gây đột biến.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 323315
Cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi chất nhiễm sắc có đường kính bao nhiêu?
- A. 11 nm
- B. 30 nm
- C. 300 nm
- D. 700 nm
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 323318
Phát biểu nào sau đây không đúng về nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực?
- A. Trên một nhiễm sắc thể có nhiều trình tự khởi đầu nhân đôi.
- B. Trên nhiễm sắc thể có tâm động là vị trí để liên kết với thoi phân bào.
- C. Vùng đầu mút của nhiễm sắc thể có tác dụng bảo vệ nhiễm sắc thể
- D. Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ ARN và prôtêin loại histôn.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 323337
Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Số lượng NST trong một tế bào của thể tam bội là bao nhiêu?
- A. 25
- B. 36
- C. 72
- D. 26
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 323338
Thể đột biến mà trong tế bào sinh dưỡng có một cặp nhiễm sắc thể tương đồng tăng thêm một chiếc gọi là gì?
- A. Thể tứ bội
- B. Thể ba
- C. Thể tam bội
- D. Thể một
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 323339
Theo lí thuyết, phép lai nào cho đời con gồm toàn kiểu gen dị hợp?
- A. Aa × Aa
- B. AA × aa
- C. Aa × aa
- D. AA × Aa
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 323340
Phép lai nào thường được sử dụng để xác định kiểu gen của cơ thể có kiểu hình trội?
- A. Lai tế bào
- B. Lai phân tích
- C. Lai khác dòng
- D. Lai thuận nghịch
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 323343
Xét 2 cặp gen A,a và B,b nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, cho biết kiểu gen nào là kiểu gen dị hợp?
- A. AAbb
- B. AaBb
- C. AABB
- D. aabb
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 323347
Một cá thể có kiểu gen: AABbDD, giảm phân bình thường tạo ra các giao tử nào sau đây?
- A. ABD, ABd
- B. ABD, Abd
- C. ABd, BDd
- D. ABD, AbD
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 323351
Lai các cây thuộc hai dòng thuần chủng đều có hoa trắng với nhau thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2 với tỉ lệ kiểu hình 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng. Gen quy định tính trạng màu sắc hoa di truyền tuân theo quy luật nào?
- A. phân li độc lập.
- B. phân li.
- C. tương tác bổ sung.
- D. hoán vị gen.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 323359
Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa trắng thu được F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 lai phân tích thu được tỉ lệ kiểu hình: 3 trắng:1 đỏ. Biết rằng có hai cặp gen thuộc các NST khác nhau quy định màu hoa. Kết luận nào sau đây đúng?
- A. Nếu cho F1 tự thụ phấn thì đời con có tỉ lệ kiểu hình là 3:1
- B. Có tối đa 4 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ
- C. Cho cây hoa trắng giao phấn với cây hoa trắng thì đời con chỉ xuất hiện kiểu hình hoa trắng
- D. Có 4 kiểu gen thuần chủng quy định kiểu hình hoa trắng
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 323366
Khoảng cách của 2 gen trên nhiễm sắc thể là 102 cm thì tần số hoán vị gen giữa hai gen này là bao nhiêu %?
- A. 102%
- B. 50%
- C. 100%
- D. 51%
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 323370
Nếu tần số hoán vị giữa 2 gen là 20% thì khoảng cách tương đối giữa 2 gen này trên NST bao nhiêu?
- A. 30cM
- B. 10cM
- C. 40cM
- D. 20cM
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 323374
Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào cho đời con có tỉ lệ 1 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng?
- A. XAXa × XAY.
- B. XaXa × XAY.
- C. XAXa × XaY.
- D. XAXA × XaY
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 323377
Vật chất quyết định kiểu hình trong di truyền ngoài nhân được gọi là gì?
- A. Protein.
- B. ADN vòng.
- C. ARN ngoài nhân.
- D. ADN thẳng.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 323384
Thường biến là những biến đổi về yếu tố gì?
- A. Cấu trúc di truyền.
- B. Kiểu hình của cùng một kiểu gen.
- C. Bộ nhiễm sắc thể.
- D. Một số tính trạng.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 323387
Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ nào sau đây?
- A. Gen (ADN) → tARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.
- B. Gen (ADN) → mARN → tARN → Prôtêin → Tính trạng.
- C. Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.
- D. Gen (ADN) → mARN → tARN → Pôlipeptit → Tính trạng.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 323397
Một quần thể tự thụ phấn, thế hệ P có tỉ lệ kiểu gen 0,2AA : 0,8Aa. Ở F3, kiểu gen Aa sẽ chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
- A. 0,4
- B. 0,125
- C. 0,2
- D. 0,1
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 323402
Quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen Aa là 0,4. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen Aa trong quần thể sẽ là bao nhiêu?
- A. 0,05
- B. 0,025
- C. 0,02
- D. 0,01
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 323410
Theo giả thuyết siêu trội giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai thì trong các tổ hợp gen sau đây của con lai, tổ hợp gen nào biểu hiện ưu thế lai cao nhất?
(1) AABBDDHH (2) AABbDdHH (3) AaBbDdHh (4) AaBBddhh
- A. (4)
- B. (2)
- C. (1)
- D. (3)
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 323412
Lai giữa các dòng thuần khác nhau của cùng một loài, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở thế hệ thứ bao nhiêu?
- A. F4
- B. F3
- C. F2
- D. F1
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 323415
Hai dòng thực vật ban đầu có kiểu gen AaBb và DdEe, bằng phương pháp lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra những quần thể thực vật nào?
- A. AAbbDDEE, aabbDDee, AABBddee.
- B. AAbbDDEE, AabbDdEE, AaBBDDee.
- C. AAbbDDEE, aabbDDEE, aabbDdee.
- D. AAbbDDEE, AABbDDee, Aabbddee.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 323417
Phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu quả với đối tượng sinh vật nào sau đây?
- A. Vi sinh vật
- B. Thực vật
- C. Nấm
- D. Động vật
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 323420
Trong kĩ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, thể truyền plasmit cần phải mang gen đánh dấu để làm gì?
- A. Để chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào được dễ dàng
- B. Vì plasmit phải có các gen này để có thể nhận ADN ngoại lai
- C. Để giúp enzyme restrictaza cắt đúng vị trí trên plasmit
- D. Để dễ dàng phát hiện ra các tế bào vi khuẩn đã tiếp nhận ADN tái tổ hợp
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 323422
Vì sao trong kĩ thuật chuyển gen, tế bào nhận được sử dụng phổ biến là vi khuẩn E.coli?
- A. có tốc độ sinh sản nhanh.
- B. thích nghi cao với môi trường.
- C. dễ phát sinh biến dị.
- D. có cấu tạo cơ thể đơn giản.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 323425
Di truyền y học phát triển, sử dụng phương pháp và kĩ thuật hiện đại cho phép chẩn đoán chính xác một số tật, bệnh di truyền từ giai đoạn nào?
- A. Trước khi có biểu hiện rõ ràng của bệnh ở cơ thể trưởng thành.
- B. Trước sinh.
- C. Sơ sinh.
- D. Thiếu niên.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 323427
Điều nào sau đây không phải là mục đích của liệu pháp gen?
- A. Phục hồi chức năng bình thường của tế bào hay mô.
- B. Thay đổi hoàn toàn chức năng của tế bào hoặc mô.
- C. Khắc phục sai hỏng di truyền.
- D. Thêm chức năng mới cho tế bào.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 323431
Trong di truyền y học tư vấn, phát biểu không đúng khi nói về việc xét nghiệm trước sinh ở người là:
- A. Mục đích xét nghiệm trước sinh là xác định người mẹ sinh con trai hay gái để giúp người mẹ quyết định có nên sinh hay không.
- B. Kĩ thuật chọc ối và sinh thiết nhau thai là để tách lấy tế bào phôi cho phân tích ADN cũng như nhiều chi tiết hóa sinh.
- C. Các xét nghiệm trước sinh đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ sinh con bị các khuyết tật di truyền mà vẫn muốn sinh con.
- D. Mục đích xét nghiệm trước sinh là để biết xem thai nhi có bị bệnh di truyền hay không.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 323434
Trong chẩn đoán trước sinh, kĩ thuật chọc dò dịch ối nhằm khảo sát yếu tố gì?
- A. Tính chất của nước ối
- B. tế bào tử cung của người mẹ
- C. tế bào thai bong ra trong nước ối
- D. Cả A và B