Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 226604
Chiến thắng “Ấp Bắc” của quân dân ta đã dấy lên phong trào
- A. phá ấp chiến lược.
- B. Đồng Khởi.
- C. “thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.
- D. “tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt”.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 226609
Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt ở miền Nam Việt Nam, Mĩ và chính quyền Sài Gòn không thực hiện biện pháp nào sau đây?
- A. Triển khai hoạt động chống phá miền Bắc.
- B. Tiến hành các cuộc hành quân càn quét.
- C. Mở những cuộc hành quân “tìm diệt”.
- D. Tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 226611
Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng (9/1960) xác định cách mạng miền Bắc
- A. có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
- B. có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
- C. có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến ở miền Nam.
- D. có vai trò hỗ trợ nhất định đối với sự nghiệp cách mạng đất nước.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 226619
Trong cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966, Mĩ mở những cuộc hành quân lớn nhằm vào hướng chính là
- A. Đông Nam Bộ và Liên khu V.
- B. Tây Nam Bộ và Liên khu V.
- C. Dương Minh Châu và Đông Nam Bộ.
- D. Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh).
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 226624
Chiến dịch nào đã mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975?
- A. Chiến dịch Phước Long.
- B. Chiến dịch Tây Nguyên.
- C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
- D. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 226626
Thắng lợi quân sự nào đã mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam Việt Nam?
- A. Ấp Bắc (Mĩ Tho).
- B. Bình Giã (Bà Rịa).
- C. Vạn Tường (Quảng Ngãi).
- D. Núi Thành (Quảng Nam).
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 226631
Cách mạng miền Nam chuyển từ giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, gắn liền với thắng lợi của
- A. việc kí kết Hiệp định Pari (1973).
- B. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
- C. cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
- D. phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960).
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 226634
Hình thức đấu tranh của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) ở miền Nam là
- A. đấu tranh chính trị là chủ yếu kết hợp với đấu tranh vũ trang.
- B. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao.
- C. đấu tranh hòa bình chính trị.
- D. kết hợp đấu tranh chính trị với khởi nghĩa giành chính quyền.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 226640
“Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ phá sản về cơ bản, gắn với chiến thắng
- A. Ấp Bắc (1-1963).
- B. Vạn Tường (8-1965).
- C. Ba Gia (5-1965), Đồng Xoài (6-1965).
- D. Bình Giã (12-1964).
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 226643
Từ năm 1956 - 1968, ở miền Nam, đế quốc Mĩ đã thực hiện chiến lược
- A. “Chiến tranh một phía”.
- B. “Chiến tranh đặc biệt”.
- C. “Việt Nam hóa chiến tranh”.
- D. “Chiến tranh cục bộ”.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 226646
Thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền Nam và
- A. mở rộng chiến tranh xâm lược Lào và Campuchia.
- B. mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc.
- C. đưa vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại vào miền Nam.
- D. đưa quân Mĩ và quân các nước đồng minh vào miền Nam.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 226652
“Đất thánh Việt cộng” là để chỉ
- A. vùng có người Việt sinh sống.
- B. vùng có cộng sản hoạt động.
- C. vùng đất do cách mạng nắm giữ.
- D. vùng giam giữ những người Việt cộng.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 226655
Trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch ở
- A. Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
- B. Quảng Trị, Đà Nẵng, Sài Gòn.
- C. Đà Nẵng, Tây Nguyên, Sài Gòn.
- D. Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 226660
Âm mưu cơ bản của đế quốc Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” thể hiện qua việc sử dụng chiến thuật
- A. dồn dân lập “ấp chiến lược”.
- B. tiến hành “bình định” vùng tạm chiến.
- C. “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.
- D. “tìm diệt” và “bình định”.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 226662
Sự kiện buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam là
- A. Hiệp định Pari 1973.
- B. cuộc Tiến công chiến lược xuân 1972.
- C. trận Điện Biên Phủ trên không 1972.
- D. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân 1968.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 226663
Yếu tố nào được xem là “xương sống” của chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?
- A. Chính quyền Sài Gòn.
- B. “Ấp chiến lược”.
- C. Chiến thuật “trực thăng vận”.
- D. Quân đội Sài Gòn.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 226665
Âm mưu thâm độc của Mĩ trong việc “dùng người Việt đánh người Việt”, “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương” nhằm
- A. tăng cường khả năng chiến đấu của quân đội Sài Gòn.
- B. giảm xương máu của quân Mĩ trên chiến trường.
- C. rút dần quân Mĩ và quân đồng minh.
- D. tận dụng xương máu của người Việt Nam.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 226667
Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của quân dân Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược thành tổng tiến công chiến lược sau thắng lợi của chiến dịch
- A. Huế - Đà Nẵng.
- B. Tây Nguyên.
- C. Hồ Chí Minh.
- D. Đường 14 – Phước Long.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 226670
Việc Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam đánh dấu sự thất bại của chiến lược
- A. “Chiến tranh đặc biệt”.
- B. “Chiến tranh cục bộ”.
- C. “Đông Dương hóa chiến tranh”.
- D. “Việt Nam hóa chiến tranh”.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 226674
Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Phước Long đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ là
- A. tạo tiền đề thuận lợi để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng hoàn toàn miền Nam.
- B. giáng đòn mạnh vào chính quyền và quân đội Sài Gòn.
- C. làm lung lay ý chí chiến đấu của quân đội Sài Gòn.
- D. chứng tỏ sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của quân ta.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 226676
Thắng lợi quan trọng của Hiệp định Pari đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước là
- A. đánh cho “Mĩ cút”, đánh cho “Ngụy nhào”.
- B. tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Ngụy nhào”.
- C. tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Mĩ cút”.
- D. phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 226680
Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) vào ngày 18/8/1968, chứng tỏ
- A. lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đủ sức đánh bại quân viễn chinh Mĩ.
- B. miền Nam đã giành thắng lợi trong việc đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
- C. quân viễn chinh Mĩ đã mất khả năng chiến đấu.
- D. lực lượng vũ trang miền Nam đã trưởng thành nhanh chóng.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 226684
Phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) ở miền Nam Việt Nam đã làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm vì
- A. chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” bị phá sản.
- B. cách mạng đã kiểm soát được mảng lớn chính quyền cấp thôn xã.
- C. nhân dân miền Nam đã phá vỡ mảng lớn “ấp chiến lược”.
- D. quân giải phóng tiêu diệt bộ phân lớn lực lượng quân đội Sài Gòn.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 226686
Cuối năm 1974 - đầu năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương giải phóng hoàn toàn miền Nam là vì
- A. miền Bắc đã hoàn thành thắng lợi cách mạng XHCN.
- B. chính quyền Sài Gòn suy yếu do Mĩ cắt viện trợ.
- C. bối cảnh quốc tế có nhiều thuận lợi cho cách mạng.
- D. so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 226692
Phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) ở miền Nam đã đạt được kết quả lớn nhất là
- A. phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở nhiều thôn xã ở miền Nam.
- B. thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
- C. lật đổ chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
- D. Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 226696
Thủ đoạn chủ yếu của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là
- A. tăng số lượng quân ngụy.
- B. rút dần quân Mĩ về nước.
- C. cô lập cách mạng Việt Nam.
- D. mở rộng chiến tranh xâm lược Lào, Campuchia.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 226699
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) của quân dân Việt Nam không tác động đến việc
- A. Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- B. Mĩ chấp nhận đàm phán để bàn về việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.
- C. Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc.
- D. Mĩ bị lung lay ý chí xâm lược Việt Nam.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 226701
Thắng lợi quân sự của quân và dân ta đã tác động trực tiếp đến việc kí kết Hiệp định Pari về Việt Nam là
- A. cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
- B. cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân (1968).
- C. chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (12/1972).
- D. Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam (1975).
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 226704
Từ năm 1954 đến năm 1975, nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là
- A. tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
- B. thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- C. thực hiện tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
- D. nghiêm chỉnh thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 226709
Một trong những điểm giống nhau giữa các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1954 - 1975) là đều
- A. thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
- B. sử dụng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến trường.
- C. dựa vào vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại do Mĩ cung cấp.
- D. có sự kết hợp với cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc trên quy mô lớn.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 226711
Sau Hiệp định Pari (1973), Mĩ và chính quyền Sài Gòn tiếp tục thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?
- A. “Chiến tranh đơn phương”.
- B. “Việt Nam hóa chiến tranh”.
- C. “Chiến tranh cục bộ”.
- D. “Chiến tranh đặc biệt”.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 226716
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm giống nhau giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về Việt Nam (1973)?
- A. Thời gian quy định rút quân của Pháp và Mĩ đều là 60 ngày sau kể từ khi kí kết hiệp định.
- B. Sau khi kí kết, so sánh lực lượng thay đổi theo hướng có lợi cho cách mạng Việt Nam.
- C. Được kí kết sau khi cách mạng Việt Nam giành được thắng lợi quân sự quyết định.
- D. Hai bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 226737
Ý nghĩa lớn nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta là
- A. chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân - đế quốc.
- B. mở ra kỉ nguyên độc lập, thống nhất, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- C. cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- D. kết thúc cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 226740
Việc đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm (1975 - 1976), nhưng nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” đã khẳng định
- A. tính quyết liệt, linh hoạt của Đảng.
- B. tính đúng đắn, sáng tạo và linh hoạt của Đảng.
- C. tính khoa học, linh hoạt của Đảng.
- D. tính nhạy bén, sáng tạo của Đảng.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 226745
Thắng lợi cơ bản trong chống phá “bình định” góp phần đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ là
- A. giải phóng nhiều vùng nông thôn rộng lớn.
- B. giải phóng nhiều vùng đô thị rộng lớn.
- C. làm sụp đổ phần lớn hệ thống “ấp chiến lược” của địch.
- D. phong trào đấu tranh chính trị ở đô thị diễn ra mạnh.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 226748
Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam thời kì 1954 - 1975 là gì?
- A. Cả nước thống nhất, cùng tiến lên thực hiện cách mạng XHCN.
- B. Miền Nam vừa kháng chiến chống Mĩ, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- C. Tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền Nam – Bắc.
- D. Cả nước cùng tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 226752
Điểm giống nhau về ý nghĩa của chiến thắng Ấp Bắc và chiến thắng Vạn Tường là
- A. tiêu hao một bộ phận lớn sinh lực địch.
- B. làm thất bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ.
- C. chứng tỏ sự trưởng thành của quân giải phóng miền Nam.
- D. chứng tỏ nhân dân miền Nam có khả năng đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 226757
Nhận định nào sau đây phản ánh đúng về ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam?
- A. Lật đổ chế độ phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do.
- B. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
- C. Cơ bản hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Bắc.
- D. Đất nước Việt Nam độc lập, thống nhất về mọi mặt.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 226760
Vì sao vào thời điểm năm 1959, ngoài con đường bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác?
- A. Vì chính quyền Diệm đã suy yếu.
- B. Vì đây là thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền.
- C. Vì lực lượng cách mạng miền Nam đã lớn mạnh.
- D. Vì chỉ có bạo lực cách mạng mới đánh đổ được Mĩ - Diệm.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 226764
Điểm khác biệt lớn nhất của chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 so với chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là
- A. giải phóng vùng đất đai rộng lớn.
- B. buộc địch phải đầu hàng không điều kiện.
- C. sử dụng chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh.
- D. có ảnh hưởng quốc tế to lớn.