Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 306107
Vùng của nhiễm sắc thể giữ hai sợi kép của ADN lại với nhau là gì?
- A. một tâm động.
- B. một chromatid.
- C. một centriole.
- D. chất nhiễm sắc.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 306108
Hiện tượng một cặp NST trong bộ NST bị thay đổi về số lượng gọi là?
- A. Dị bội thể
- B. Đa bội thể
- C. Tam bội
- D. Tử bội
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 306109
Nguyên nhân hình thành thể đa bội là do?
- A. Sự tự nhân đôi của từng NST trong tế bào.
- B. Sự không phân li của các NST trong mỗi cặp về một cực của tế bào trong nguyên phân
- C. Sự tự nhân đôi NST nhưng không xảy ra phân bào.
- D. Câu B và C đúng
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 306110
Hãy cho biết DNA được nén chặt và tổ chức thành các cấu trúc được gọi là?
- A. nhiễm sắc thể.
- B. cromatid.
- C. bộ gen.
- D. gen.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 306111
Hợp tử lưỡng bội của người bình thường chứa NST?
- A. 23 nhiễm sắc thể.
- B. 46 nhiễm sắc thể.
- C. 44 nhiễm sắc thể.
- D. Nhiễm sắc thể XXY.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 306112
Nhiễm sắc thể có bao nhiêu đặc điểm sau đây?
(1) Được di truyền nguyên vẹn từ đời này sang đời khác.
(2) Mang thông tin di truyền.
(3) Thường tồn tại theo từng cặp.
(4) Có ở trong nhân và trong tế bào chất.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 306113
Tế bào cơ thể con người có ... nhiễm sắc thể, hoặc ...... cặp, mà mỗi bên bố mẹ đóng góp.
- A. 46; 23
- B. 56; 28
- C. 38; 19
- D. không có cái nào ở trên
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 306114
Đâu không phải chức năng của NST
(1) Mang thông tin di truyền đặc trưng cho loài.
(2) Dự trữ năng lượng.
(3) Xúc tác cho các phản ứng hóa học.
(4) Truyền đạt thông tin di truyền.
(5) Bảo vệ tế bào.
- A. (2), (4), (5)
- B. (1), (2), (4)
- C. (1), (2), (3)
- D. (2), (3), (5)
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 306115
Giải thích nào là đúng về bộ nhiễm sắc thể của loài?
- A. Trong tất cá các tế bào của mọi sinh vật, các NST luôn tồn tại thành từng cặp NST tương đồng
- B. Loài nào tiến hóa hơn thì số lượng NST lớn hơn
- C. Loài nào tiến hóa hơn thì số lượng NST lớn hơn
- D. Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về hình thái , số lượng và cấu trúc
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 306116
Khi học về nhiễm sắc thể (NST), một học sinh có các phát biểu như sau:
(1) Trong tất cả các tế bào của mọi loài sinh vật, các NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.
(2) NST có 2 loại: NST thường và NST giới tính. Trong tế bào sinh dưỡng (2n) các loại sinh vật thường có nhiều cặp NST thường và một cặp NST giới tính.
(3) Các loài khác nhau có số lượng NST khác nhau. Loài nào tiến hóa hơn thì có số lượng NST nhiều hơn.
(4) Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái, cấu trúc.
(5) Ở kì giữa của nguyên phân, NST có cấu trúc kép, mỗi NST gồm 2 cromatit dính nhau ở tâm động.
Những phát biểu nào nói trên là đúng?
- A. (2), (4), (5)
- B. (1), (2), (4), (5)
- C. (1), (3), (5)
- D. (2), (3), (5)
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 306117
Ở đậu Hà Lan, gen quy định hạt trơn là trội, hạt nhăn là lặn ; hạt vàng là trội, hạt lục là lặn. Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau. Cặp đậu dị hợp về gen hình dạng hạt và gen màu sắc hạt giao phấn với cây hạt nhăn và dị hợp về màu sắc hạt; sự phân li kiểu hình của các hạt lai sẽ theo tỉ lệ nào dưới đây ?
- A. 3:1
- B. 3:3:1:1
- C. 9: 3:3:1
- D. 1:1:1:1
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 306118
Ở cà chua gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Kết quả của một phép lai như sau: Thân đỏ thẫm x thân đỏ thẫm -> F1: 3/4 đỏ thẫm : 1/4 xanh lục. Kiểu gen của P trong công thức lai trên như thế nào?
- A. Aa x Aa
- B. AA x Aa
- C. AA x AA
- D. Aa x aa
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 306119
Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh được F1. Cây F1 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào?
- A. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh
- B. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh
- C. 5 hạt vàng : 3 hạt xanh.
- D. 100% hạt vàng.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 306120
Sự di truyền độc lập của các cặp tính trạng tương phản tạo ra biến dị tổ hợp?
- A. Chỉ xuất hiện ở F1
- B. Chỉ xuất hiện ở F2
- C. Xuất hiện ở cả F1 lẫn F2
- D. Không bao giờ xuất hiện ở F1
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 306121
Cho biết một gen quy định một tính trạng và alen B là trội hoàn toàn so với alen b. Theo lí thuyết thì phép lai Bb x Bb cho ra đời con có
- A. 2 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình.
- B. 3 loại kiểu gen, 2 loại kiểu hình
- C. 2 loại kiểu gen, 3 loại kiểu hình.
- D. 3 loại kiểu gen, 3 loại kiểu hình.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 306122
Trong thí nghiệm về lai hai cặp tính trạng của Menđen, khi cho F1 lai phân tích thì kết quả thu được về kiểu hình sẽ thế nào ?
- A. 1 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn.
- B. 3 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn.
- C. 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn
- D. 4 vàng, trơn : 4 xanh, nhăn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 306123
Theo thí nghiệm của Menđen, khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng trơn và hạt xanh, nhăn với nhau được F1 đều hạt vàng, trơn. Khi cho F1 thụ phấn thì F2 có tỉ lệ kiểu hình là
- A. 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, nhăn : 1 xanh, trơn.
- B. 9 vàng, trơn : 3 xanh, trơn : 3 xanh, nhăn : 1 vàng, nhăn.
- C. 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.
- D. 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, nhăn : 1 vàng, trơn.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 306124
Theo Menđen, bản chất của quy luật phân li độc lập là?
- A. Các cặp tính trạng di truyền riêng rẽ.
- B. Các tính trạng khác loại tổ hợp lại tạo thành biến dị tổ hợp.
- C. Các cặp tính trạng di truyền độc lập.
- D. Các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập trong giảm phân.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 306125
Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. P : Lông ngắn không thuần chủng X lông ngắn không thuần chủng, kết quả ở F1 như thế nào ?
- A. Toàn lông ngắn.
- B. Toàn lông dài.
- C. 1 lông ngắn : 1 lông dài.
- D. 3 lông ngắn : 1 lông dài.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 306126
Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng ; B quy định quả tròn, b quy định quả bầu dục. Khi cho lai hai giống cà chua quả màu đỏ, dạng quả bầu dục và quả vàng, dạng quả tròn với nhau được F1 đều cho cà chua quả đỏ, tròn. Cho F1 lai phân tích thì thu được 301 cây quả đỏ, tròn : 299 cây quả đỏ. bầu dục : 301 cây quả vàng, tròn : 303 cây quả vàng, bầu dục. Kiểu gen của P trong phép lai phân tích phải như thế nào ?
- A. P : AaBb X aabb
- B. P : Aabb X aaBb
- C. P : AaBB x AABb
- D. P : AAbb X aaBB
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 306127
Với 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội hoàn toàn. Nếu không phân biệt giới tính, trong quần thể sẽ có bao nhiêu kiểu giao phối khác nhau?
- A. 6 kiểu
- B. 4 kiểu
- C. 2 kiểu
- D. 3 kiểu
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 306128
Phép lai dưới đây tạo ra con lai F1 có nhiều kiểu gen nhất là phép lai nào?
- A. P: aa × aa
- B. P: Aa × aa
- C. P: AA × Aa
- D. P: Aa × Aa
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 306129
Ở cà chua, tính trạng màu quả do 1 cặp gen quy định, tiến hành lai 2 thứ cà chua quả đỏ và quả vàng được F1 toàn quả đỏ, sau đó cho F1 lai với nhau được F2. Cho cây có quả vàng ở F2 lai với cây quả đỏ P sẽ thu được
- A. toàn quả đỏ.
- B. 1 quả đỏ : 1 quả vàng.
- C. toàn vàng.
- D. 3 quả đỏ : 1 quả vàng.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 306130
Ở cà chua tính trạng quả đỏ là trội so với tính trạng quả vàng. Người ta cho cây cà chua quả đỏ tự thụ phấn thu được ở F1 cả cây quả đỏ và cây quả vàng. Kết luận nào sau đây là sai?
- A. Cây cà chua ban đầu cho 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau
- B. Tỉ lệ kiểu gen ở F1 là 1:2:1
- C. Cây cà chua ban đầu thuần chủng
- D. Tỉ lệ cây cà chua quả đỏ không thuần chủng so với cây quả đỏ ở F1 là 2/3
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 306131
Khi lai hai cơ thể mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì?
- A. F1 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn
- B. F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn
- C. F1 đồng tính về tính trạng của bố mẹ và F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn
- D. F2 phân li tính trạng theo tỷ lệ trung bình 1 trội : 1 lặn
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 306132
Trên cơ sở phép lai một cặp tính trạng, Menđen đã phát hiện ra điều gì?
- A. Quy luật đồng tính
- B. Quy luật phân li
- C. Quy luật đồng tính và quy luật phân li
- D. Quy luật phân li độc lập
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 306133
Hãy cho biết thế nào là lai một cặp tính trạng?
- A. Phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng tương phản
- B. Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về 1 cặp tính trạng
- C. Phép lai trong đó cặp bố mẹ thuần chủng đem lai khác biệt nhau về một cặp tính trạng tương phản
- D. Phép lai trong đó cặp bố mẹ đem lai khác biệt nhau về một cặp tính trạng
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 306135
Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ nào?
- A. 2A : 1a
- B. 3A : 1a
- C. 1A : 1a
- D. 1A : 2a
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 306137
Để chắc chắn con lai đồng tính thì cơ thể bố mẹ có kiểu hình?
- A. Bố mang kiểu hình lặn X mẹ mang kiểu hình lặn.
- B. Bố mang kiểu hình trội X mẹ mang kiểu hình trội,
- C. Bố mang kiểu hình trội X mẹ mang kiểu hình lặn.
- D. Bố mang kiểu hình lặn X mẹ mang kiểu hình trội.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 306138
Phép lai nào sau đây cho kết quả con lai 100% mang tính trạng lặn?
- A. AA × AA.
- B. AA × aa.
- C. aa × AA.
- D. aa × aa.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 306140
Bộ nhiễm sắc thể trong giao tử chỉ chứa một nhiễm sắc thể của mỗi cặp tương đồng gọi là gì?
- A. Bộ nhiễm sắc thể đơn bội
- B. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội
- C. Bộ nhiễm sắc thể giới tính
- D. Bộ nhiễm sắc thể của loài
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 306141
Bộ NST sắc thể chứa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng gọi là?
- A. Bộ nhiễm sắc thể đơn bội
- B. Bộ nhiễm sắc thể giới tính
- C. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội
- D. Bộ nhiễm sắc thể của loài
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 306142
Nhận định nào sau đây sai về bộ NST đơn bội?
- A. Bộ NST đơn bội có thể là số chẵn hoặc số lẻ.
- B. Bộ NST đơn bội không thể chứa NST giới tính.
- C. Bộ NST đơn bội ở các loài khác nhau thì khác nhau.
- D. Bộ NST đơn bội có số lượng NST bằng một nửa so với bộ NST lưỡng bội.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 306143
Loại tế bào nào sau đây có bộ nhiễm sắc thể đơn bội?
- A. Tinh trùng
- B. Hợp tử
- C. Noãn nguyên bào
- D. Tinh nguyên bào
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 306144
Nhiễm sắc thể được kí hiệu là n nghĩa là?
- A. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là một số lẻ
- B. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là một số chẵn
- C. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là một số nguyên
- D. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là một số thập phân
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 306145
Bộ nhiễm sắc thể được kí hiệu là 2n có nghĩa là?
- A. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là một số lẻ
- B. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là một số chẵn
- C. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là một số nguyên
- D. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào là một số thập phân
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 306147
Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, cấu trúc nào sau đây có đường kính 700 nm?
- A. Crômatit.
- B. Sợi nhiễm sắc.
- C. ADN.
- D. Nuclêôxôm.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 306148
Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST, cấu trúc nào sau đây có đường kính 30 nm?
- A. Crômatit.
- B. Sợi nhiễm sắc.
- C. ADN.
- D. Nuclêôxôm.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 306149
Đặc điểm nào không phải là của NST thường (không xảy ra đột biến)?
- A. Trong tế bào 2n tồn tại gồm nhiều cặp NST đồng dạng.
- B. Giống nhau ở cả hai giới.
- C. Mang các gen quy định tính trạng thường.
- D. Cặp NST không đồng nhất về hình dạng và kích thước.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 306150
Chọn ý sai khi nói về những đặc điểm của nhiễm sắc thể giới tính?
- A. Tồn tại thành cặp tương đồng ở một giới tính, và thành cặp không tương đồng ở giới tính còn lại.
- B. Cặp tương đồng thường được kí hiệu là XX và cặp không tương đồng thường được kí hiệu là XY.
- C. Mang các gen quy định tính đực, cái và các tính trạng thường liên quan với giới tính.
- D. Không tự nhân đôi và phân li trong nguyên phân và giảm phân.