Bài giảng giúp học sinh củng cố các kiến thức cũng như các công thức tính toán chu kì của con lắc đơn khi thay đổi độ cao, nhiệt độ hoặc cả hai đại lượng. Qua đó thấy được sự ảnh hưởng của độ cao và nhiệt độ đối với sự di chuyển của đồng hồ quả lắc. Bên cạnh đó học sinh được hướng dẫn giải một số bài tập, để rèn luyện một số kĩ năng tính toán cần thiết.
-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5168 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 870 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 946 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1076 TS. Phạm Sỹ Nam
Dạng 3 của con lắc đơn: Thay đổi chu kỳ của con lắc đơn khi thay đổi độ cao, nhiệt độ. Thay đổi chu kỳ chúng ta hiểu là con lắc đơn dao động điều hòa (ở bài trước đã được nhắc). Khi con lắc đơn được đề bài nói là dao động bé hoặc là dao động với chu kỳ, tần số bao nhiêu đó; thì mặc định nó là dao động điều hòa. Và bây giờ chúng ta tim hiểu thay đổi chu kỳ của con lắc đơn dao động điều hòa khi thay đổi độ cao và nhiệt độ của nó là như thế nào?
Vậy khi thay đổi độ cao là thay đổi cái gì? Năm lớp 10 mình đã biết rồi, khi thay đổi độ cao của một vật nào đó thì gia tốc trọng trường, gia tốc rơi tự do hay lực hút của trái đất tác dụng vào vật sẽ thay đổi. Cho nên khi thay đổi độ cao có nghĩa là gia tốc của vật thay đổi. Khi thay đổi nhiệt độ có nghĩa là độ dài của dây treo sẽ thay đổi, đó là sự giãn nở vì nhiệt của con lắc.
* Thay đổi T khi thay đổi độ cao
+ Ở mặt đất:
\(T = 2 \pi \sqrt{\frac{\ell}{g}}\)
Với \(g = G.\frac{M}{R^2}\)
+ Ở độ cao h:
\(T' = 2 \pi \sqrt{\frac{\ell}{g'}}\)
Với \(g' = G.\frac{M}{(R + h)^2}\)
\(\Rightarrow \frac{T'}{T} = \sqrt{\frac{g}{g'}} = \sqrt{\frac{(r + h)^2}{R^2}} = \frac{R + h}{R}\)
\(\Rightarrow \frac{T'}{T} = 1 + \frac{h}{R} \Rightarrow \frac{\Delta T}{T} = \frac{T' - T}{T} = \frac{h}{R} > 0\)
* Thay đổi T khi chuyển đổi nhiệt độ
NHỚ: Với \(\varepsilon , \varepsilon ' > 0;\ \varepsilon , \varepsilon ' \ll 1\)
Ta có: \((1 \pm \varepsilon ) ^m \approx 1 \pm m\varepsilon\)
\((1 + \varepsilon ) ^m . (1 - \varepsilon ) ^n \approx 1 + m\varepsilon - n\varepsilon '\)
+ Ở nhiệt độ t1: \(T_1 = 2 \pi \sqrt{\frac{\ell_1}{g}}\)
Với \(\ell_1 = \ell_0 (1 + \alpha t_1)\)
+ Ở nhiệt độ t2: \(T_2 = 2 \pi \sqrt{\frac{\ell_2}{g}}\)
Với \(\ell_2 = \ell_0 (1 + \alpha t_2)\)
\(\Rightarrow \frac{T_2}{T_1} = \sqrt{\frac{\ell_2}{\ell _1}} = \sqrt{\frac{1 + \alpha t_2}{1 + \alpha t_1}} = \frac{(1 + \alpha t_2)^{\frac{1}{2}}}{(1 + \alpha t_1)^{\frac{1}{2}}}\)
\(\Rightarrow \frac{T_2}{T_1} = (1 + \alpha t_2)^{\frac{1}{2}}.(1 + \alpha t_1)^{-\frac{1}{2}} = 1 + \frac{1}{2} \alpha t_2 - \frac{1}{2} \alpha t_1\)
\(\Rightarrow \frac{T_2}{T_1} - 1 = \frac{1}{2}\alpha (t_2 - t_1)\)
\(\Rightarrow \frac{\Delta T}{T_1} = \frac{T_2 - T_1}{T_1} = \frac{1}{2} \alpha (t_2 - t_1)\)
* Thay đổi T khi thay đổi cả độ cao và nhiệt độ
\(\Rightarrow \frac{\Delta T}{T} = \frac{h}{R} + \frac{1}{2} \alpha (t_1 - t_2)\)
* Sự nhanh (chậm) của đồng hồ quả lắc
+ Nếu \(\Delta T > 0 \Leftrightarrow T_2 > T_1\): chu kỳ tăng ⇒ Đồng hồ chạy chậm.
+ Nếu \(\Delta T < 0 \Leftrightarrow T_2 < T_1\): chu kỳ giảm ⇒ Đồng hồ chạy nhanh.
+ Nếu \(\Delta T = 0 \Leftrightarrow T_2 =T_1\): chu kỳ không đổi ⇒ Đồng hồ chạy đúng.
⇒ Thời gian nhanh (chậm) trong 1 ngày đêm.
\(\Rightarrow \Delta t = \left | \frac{\Delta T}{T_1} \right | \times 2,4 \times 3600\ (s)\)
Thường \(T_2 \approx T_1 \Rightarrow \Delta t = \left | \frac{\Delta T}{T_2} \right | \times 86400\ (s)\)
VD1: Một đồng hồ quả lắc, dây treo dài ℓ, hệ số nở dài \(\alpha = 2.10^{-5}k^{-1}\) đang chạy đúng. Nếu nhiệt độ môi trường giảm 100C thì trong 1 ngày đêm đồng hồ chạy nhanh hay chậm bao nhiêu?
Giải:
\(\alpha = 2.10^{-5}k^{-1}\)
\(t_2 - t_1 = -10\)
Ta có:
\(\frac{\Delta T}{T} = \frac{1}{2} \alpha (t_2 - t_1)\)
\(\Rightarrow \frac{\Delta T}{T} = \frac{1}{2}.2.10^{-5}.(-10) = -10^{-4} < 0\)
⇒ Đồng hồ chạy nhanh.
⇒ Thời gian nhanh trong 1 ngày đêm
\(\Delta t = \left | \frac{\Delta T}{T} \right | \times 24 \times 3600\)
\(\Rightarrow \Delta t = 10^{-4} \times 86400 = 8,64\ (s)\)
VD2: Khi đưa một con lắc đơn lên cao 9,6 km so với mặt đất thì cần tăng hay giảm chiều dài bao nhiêu phần trăm để chu kỳ không đổi? Lấy bán kính Trái Đất R = 6400 km.
Giải:
Ta có:
• Mặt đất: \(T_1 = 2 \pi \sqrt{\frac{\ell}{g}}\)
• Ở độ cao h: \(T_2 = 2 \pi \sqrt{\frac{\ell + \Delta \ell }{g'}}\)
T2 = T1
\(\Rightarrow 2\pi \sqrt{\frac{\ell + \Delta \ell }{g'}} = 2 \pi \sqrt{\frac{\ell }{g}}\)
\(\Rightarrow \sqrt{\frac{g}{g'}} = \sqrt{\frac{\ell }{\ell + \Delta \ell }} = \sqrt{\frac{1}{1 + \frac{\Delta \ell}{\ell }}}\)
\(\Rightarrow \frac{1}{\left ( 1 + \frac{\Delta \ell}{\ell} \right )^{\frac{1}{2}}} = \sqrt{\frac{G.\frac{M}{R^2}}{G.\frac{M}{(R + h)^2}}} = \frac{R + h}{R}\)
\(\Rightarrow \left ( 1 + \frac{\Delta \ell}{\ell} \right )^{-\frac{1}{2}} = 1+\frac{h}{R} \Rightarrow 1 - \frac{1}{2}.\frac{\Delta \ell}{\ell} = 1 + \frac{h}{R}\)
\(\Rightarrow \frac{\Delta \ell}{\ell} = -\frac{2h}{R} = - \frac{2.9,6}{6400} = -0,003\)
\(\Rightarrow \frac{\Delta \ell}{\ell} = 0,3\%\) ⇒ Giảm chiều dài ban đầu 0,3%