Nội dung video bài giảng dưới đây sẽ giúp chúng ta tiếp dụng tìm hiểu dạng 2: Điện thế cực đại của quả cầu cô lập về điện, ứng dụng của hiện tượng quang điện ngoài hay còn gọi là một trong những tác dụng của hiện tượng quang điện ngoài.
-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5168 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 870 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 946 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1076 TS. Phạm Sỹ Nam
Chúng ta xét, Điện thế cực đại của quả cầu cô lập về điện, quả cầu làm bằng kim loại, cô lập là không trao đổi điện tích với bên ngoài. Riêng dạng bài tập này liên quan đến kiến thức lớp 11. Nếu đề thi cho dạng bài tập này thì không phải quá khó, nhưng hiện tượng xảy ra các em không hiểu hoặc quên, thực ra công thức ở đây chúng ta áp dụng các công thức rất đơn giản.
Chiếu áng sáng đơn sắc có bước sóng \(\lambda\) thích hợp vào quả cầu kim loại đặt cô lập về điện ⇒ Các phôtôn của ánh sáng làm bứt các electron quang điện ra khỏi quả cầu ⇒ Quả cầu tích điện dương ⇒ Xung quanh quả cầu xuất hiện 1 điện trường cản trở chuyển động của electron ⇒ Khi lực điện trường đủ lớn thì các quang electron vừa bứt ra khỏi quả cầu sẽ bị hút ngược trở lại (vẫn xảy ra hiện tượng quang điện) ⇒ Khi đó điện thế của quả cầu đạt cực đại ⇒ |e|.Vmax = Eđo max
Theo công thức Anhxtanh
\(\frac{hc}{\lambda }\) = A + Eđo max
⇒ Eđo max = \(\frac{hc}{\lambda }\) - A = |e|.Vmax
\(\Leftrightarrow \frac{1}{2}mv_{0\ max}^{2} = |e|V_{max}\)
VD1: Chiếu một bức xạ có \(\lambda = 0,14\ \mu m\) vào một quả cầu bằng đồng có công thoát A = 4,57eV đặt cô lập về điện. Tìm điện thế cực đại của quả cầu?
Giải:
• A = 4,57eV = 4,57.16.10-19 = 7,312.10-19 J
• Giới hạn quang điện: \(\lambda _0 = \frac{hc}{A}\)
\(\Rightarrow \lambda _0 = \frac{6,625.10^{-34}.3.10^8}{7,312.10^{-19}} = 0,27\ \mu m\)
\(\lambda = 0,14 \ \mu m < \lambda _0 = 0,27\ \mu m\)
Ta có: |e|.Vmax = Eđo max = \(\frac{hc}{\lambda }\) - A
\(\Rightarrow V_{max} = \left ( \frac{hc}{\lambda } - A \right ).\frac{1}{|e|} = \left ( \frac{6,625.10^{-34}.3.10^8}{0,14.10^{-6}}- 7,312.10^{-19} \right ).\frac{1}{1,6.10^{-19}}\)
\(\Rightarrow V_{max} = 4,3\ (V)\)
VD2: Chiếu một chùm sóng gồm 2 bức xạ đơn sắc có bước sóng \(\lambda _1,\ \lambda _2\) vào 1 quả cầu kim loại có giới hạn quang điện \(\lambda _0\) (với \(\lambda _1 < \lambda _2 < \lambda _0\)). Tìm điện thế cực đại của quả cầu?
Giải:
\(\lambda _1 < \lambda _2 \Rightarrow \varepsilon _1 > \varepsilon _2 \Rightarrow V_{1\ max} > V_{2\ max}\)
\(\Rightarrow V_{max} = V_{1\ max}\)
\(\Rightarrow |e|.V_{max} =\) Eđo max \(= \frac{hc}{\lambda _1} - A\)
\(\Rightarrow |e|.V_{max} = \frac{hc}{\lambda _1} - \frac{hc}{\lambda _0}\)
\(\Rightarrow V_{max} = \frac{hc}{|e|} \left ( \frac{1}{\lambda _1} - \frac{1}{\lambda _0} \right )\)