Năng lượng điều hòa là dạng toán quan trọng nhất trong chuyên đề Dao động cơ học. Bài học giúp các em nắm được khái niệm năng lượng, cơ năng (động năng và thế năng). Có thể tìm được giá trị của động năng, thế năng, hoặc cơ năng trong dao động điều hòa và biết được các kỹ thuật biến đổi khi giải các bài toán liên quan.
-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5168 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 870 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 946 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1076 TS. Phạm Sỹ Nam
Hôm nay chúng ta xét dạng bài tập cuối cùng của bài Dao động điều hòa. Trong 11 dạng của bài đầu tiên là 11 dạng cơ bản nhất và quan trọng nhất vì nó sẽ đi với các em đến cuối năm, có trong đề thi Đại học, thậm chí những chương sau đó như: Sóng cơ, Dòng điện xoay chiều, Dao động điện từ chúng ta sẽ liên tục gặp lại những dạng này. Vì thế 11 dạng các em đã được học rất kỹ và nên ôn đi ôn lại và luyện thêm nhiều bài tập.
Dạng 11 Năng lượng của dao động điều hòa (cũng là năng lượng cơ) lại là dạng quan trọng nhất trong những dạng chúng ta đã học.
Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công. Vậy công là gì? Khi một lực tác dụng vào vật làm cho vật đó có khả năng chuyển hoặc biến dạng thì ta nói lực đó đã thực hiện công. Làm biến dạng nhiều hay ít, dịch chuyển xa hay gần điều đó lại do năng lượng quy định, đặc trưng cho khả năng sinh công. Trong chuyển động cơ thì năng lượng trong chuyển động cơ gọi là cơ năng gồm động năng và thế năng.
+ Động năng là năng lượng do vật chuyển động sinh ra, có nghĩa là vật đang chuyển động nó sẵn sàng thực hiện công nếu như có vật chắn nó, nó có thể làm vật dịch chuyển hoặc biến dạng.
+ Thế năng trong chương trình phổ thông chúng ta xét 2 dạng cơ bản nhất là thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi. Thế năng hấp dẫn là do lực hấp dẫn sinh ra (lực hút của Trái Đất). Thế năng đàn hồi do lực đàn hồi sinh ra, lò xo khi bị nén lại hoặc giãn ra nó xu hướng thực hiện công.
Ta có: \(\left\{\begin{matrix} x = A.\cos (\omega t + \varphi ) \ \ \ \\ v = - \omega A.\sin (\omega t + \varphi ) \end{matrix}\right.\)
+ Động năng: Wđ \(= \frac{1}{2}mv^2 = \frac{1}{2}m \omega ^2 A^2.\sin ^2(\omega t + \varphi )\)
+ Thế năng: \(W_t= \frac{1}{2}m\omega ^2 x^2 = \frac{1}{2}m \omega ^2A^2.\cos ^2(\omega t + \varphi )\)
+ Cơ năng:
W = Wđ + Wt = \(= \frac{1}{2}mv^2 + \frac{1}{2}m \omega ^2 x^2\)
\(W= \frac{1}{2}m \omega ^2 A^2\) (hằng số)
W = Wđ max = \(W= \frac{1}{2}m v_{max}^{2}\) (VTCB: Wt = 0)
\(W= W_{t\ max}= \frac{1}{2}m \omega ^2 A^2\) (VT biên: Wđ = 0)
* Chú ý:
(1). Khi tính Wđ, Wt, W phải đổi đơn vị về hệ SI: \(\left\{\begin{matrix} m(kg)\ \ \\ v(\frac{m}{s}) \ \ \ \ \\ x,A (m) \end{matrix}\right.\)
(2). Wđ, Wt:
⇒ Wđ, Wt dao động TUẦN HOÀN với \(\omega ' = 2\omega\)
W là hằng số ⇒ KHÔNG dao động
* Các công thức cần nhớ
(1). W = Wđ + Wt
(2). Tìm x, v khi Wđ = n.Wt
+ Tìm x: Wt max = Wđ + Wt
⇒ Wt max = n.Wt + Wt = (n + 1)Wt
\(\\ \Rightarrow \frac{1}{2}m \omega ^2 A^2 = (n+1).\frac{1}{2}m \omega ^2 x^2\\ \Rightarrow A^2 = (n+1)x^2 \Rightarrow x = \pm \frac{A}{\sqrt{n+1}}\)
+ Tìm v: Wđ max = Wđ + Wt
\(\Rightarrow v_{max}^{2} = \frac{n+1}{n}.v^2 \Rightarrow v = \pm v_{max}.\sqrt{\frac{n}{n+1}}\)
(3). Cho, x, v ⇒ Tìm
Cho x:
Cho v:
VD: Cho dao động \(x =5\cos(2\pi t - \frac{\pi}{3})\) (cm), khối lượng của vật m = 100g. Lấy \(\pi ^2 = 10\)
a. Tìm W?
b. Tìm Wđ khi x = 3 cm?
c. Tìm Wt khi v = 6\(\pi\) cm/s?
d. Tìm x, v khi Wđ = 3Wt?
e. Tìm khi x = 2 cm?
f. Tìm khi v = 5\(\pi\) cm/s?
Giải:
m = 100g = 0,1kg
A = 5 cm = 0,05 m
a.
\(\\ W = \frac{1}{2}m\omega ^2A^2 = \frac{1}{2}.0,1.(2\pi)^2.0,05^2\\ \rightarrow W = 0,005 \ J\)
b.
Wđ \(= \frac{1}{2}m \omega ^2 A^2 - \frac{1}{2}m \omega ^2x^2\)
\(\\ = \frac{1}{2}m \omega ^2 (A^2 - x^2)\\ = \frac{1}{2}.0,1.(2\pi)^2.(0,05^2 - 0,03^2)\\ = 0,032\ J\)
c.
\(W_t= \frac{1}{2}m v_{max}^{2} - \frac{1}{2}m v^2\)
\(\\ = \frac{1}{2}m (v_{max}^{2} - v^2)\\ = \frac{1}{2}.0,1.\left [ (10 \pi)^2 - (6\pi)^2 \right ].(10^{-2})^2\\ =0,032\ J\)
d. Wđ = 3Wt
• Wt max = 3Wt + Wt = 4Wt
\(\rightarrow A^2 = 4x^2 \Rightarrow x = \pm \frac{A}{2} = \pm 2,5\ cm\)
•
\(\\ \rightarrow \frac{1}{2}mv_{max}^{2} = \frac{4}{3}.\frac{1}{2}mv^2 \Rightarrow v = \pm v_{max}\frac{\sqrt{3}}{2} \\ \Rightarrow v = \pm 5 \pi \sqrt{3}(\frac{cm}{s})\)
e.
f.