Qua bài giảng này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Hiện tượng quang điện và công thức Anhxtanh cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được :
-
Trình bài được thí nghiệm Héc về hiện tượng quang điện và nêu được định nghĩa hiện tượng quang điện .
-
Phát biểu được định luật về giới hạn quang điện .
-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5168 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 870 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 946 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1076 TS. Phạm Sỹ Nam
Hôm nay chúng ta học dạng đầu tiên của bài Hiện tượng quang điện là bài Hiện tượng quang điện - Công thức Anhxtanh. Ở SGK, chương trình Vật lý nâng cao viết ra rất nhiều, thậm chí Định luật quang điện chia làm 3 định luật nhưng chương trình cơ bản lại rất gọn.
Đề thi những năm gần đây cho giao nhau giữa chương trình cơ bản với nâng cao cho nên chúng ta sẽ học những phần giao nhau. Những bạn nào học nâng cao thì có Đinh luật 2, Định luật 3 của Đinh luật quang điện.
1. Lượng tử năng lượng
\(\varepsilon = h.f = h.\frac{c}{\lambda }\)
Với: h = 6,625.10-34 J.s: hằng số Plăng
f: tần số của ánh sáng đơn sắc
c = 3.108 m/s: tốc độ của ánh sáng trong chân không
\(\lambda\) (m): bước sóng của ánh sáng trong chân không
2. Công suất bức xạ
\(P = N\varepsilon = N.h.f = N.\frac{hc}{\lambda }\)
P (W): Công suất bức xạ
N: số phôtôn phát ra trong 1s
3. Hiệu suất lượng tử
\(H = \frac{n}{N}\)
Với n là số electron bật ra trong 1s
4. Giới hạn quang điện
\(\lambda _0 = \frac{hc}{A}\)
Với A là công thoát của electron khỏi kim loại
A (J) ⇒ 1eV = 1,6.10-19 J
5. Công thức Anhxtanh
Năng lượng 1 phôtôn \(\varepsilon\):
+ Nội năng Q
+ Công thoát A
+ Động năng ban đầu Eđo
⇒ \(\varepsilon\) = Q + A + Eđo
Đối với electron ở bề mặt kim loại ⇒ Q = 0; Eđo max
⇒ \(\varepsilon\) = A + Eđo max ⇔ \(h.f = A + \frac{1}{2}mv_{0\ max}^{2}\)
Công thức Anhxtanh \(\Rightarrow h.\frac{c}{\lambda } = h.\frac{c}{\lambda _0} + \frac{1}{2}mv_{0\ max}^{2}\)
\(\Rightarrow v_{0\ max} = \sqrt{\frac{2hc}{m}\left ( \frac{1}{\lambda } - \frac{1}{\lambda _0}\right )}\)
Với m = me = 9,1.10-31 kg: khối lượng electron
VD1: Một nguồn sáng chỉ phát ra ánh sáng đơn sắc có f = 5.1014 Hz. Số phôtôn nguồn phát ra trong mỗi giấy bằng 3.1019 hạt. Tìm công suất bức xạ của nguồn?
Giải:
\(P = N. \varepsilon = N. h. f\)
⇒ P = 3.1019.6,625.10-34.5.1014 = 9,9375 W
VD2: Chiếu chùm bức xạ có bước sóng 0,18 \(\mu\)m vào bề mặt một miếng kim loại có giới hạn quang điện 0,3 \(\mu\)m. Cho rằng năng lượng của mỗi phôtôn được dùng để cung cấp công thoát electron phần còn lại biến hoàn toàn thành động năng. Tìm vận tốc cực đại của các electon?
Giải:
\(\lambda = 0,18 \mu m = 0,18.10^{-6}m;\ \lambda _0= 0,3 \mu m = 0,3.10^{-6}m\)
CT Anhxtanh \(\Rightarrow v_{0\ max} = \sqrt{\frac{2hc}{m}\left ( \frac{1}{\lambda }-\frac{1}{\lambda _0} \right )}\)
\(\Rightarrow v_{0\ max} = \sqrt{\frac{2.6,625.10^{-34}.3.10^8}{9,1.10^{-31}}\left ( \frac{1}{0,18.10^{-6}}-\frac{1}{0,3.10^{-6}} \right )} = 9,85.10^5\ m/s\)