YOMEDIA
NONE

Công nghệ 6 Bài 7: Chế biến thực phẩm SGK Cánh diều


Để có những món ăn ngon miệng và đầy đủ chất dinh dường thì chúng ta cần chế biến nhiều món ăn khác nhau để phù hợp khẩu vị của mồi gia đình. Để chế biến được các món ăn bằng nhiều phương pháp, chúng ta tìm hiểu bài 7: Chế biến thực phẩm

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vai trò, ý nghĩa của chế biến thực phẩm

- Chế biến thực phẩm là quá trình xử lí thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công đê tạo thành nguyên liệu thực phâm hoặc sản phẩm thực phẩm.

- Vai trò, ý nghĩa của chế biến thực phâm:

+ Đa dạng hoá các sản phẩm.

+ Tăng khả năng hấp thu, tiêu hoá chất dinh dưỡng cho người sử dụng.

+ Bảo vệ thực phấm không bị hư hỏng.

+ Bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho người sử dụng.

+ Tiết kiệm được thời gian chuẩn bị thực phẩm.

+ Kéo dài thời gian sừ dụng sản phẩm.

1.2. Một số phương pháp chế biến thực phẩm phổ biến

1.2.1. Lên men

- Lên men là phương pháp chế biến thực phẩm trong đó đường trong nguyên liệu chuyền thành acid hoặc cồn nhờ vi sinh vật. Ví dụ: muối chua rau củ, làm sữa chua, làm nem chua, ù rượu vang,...

1.2.2. Luộc, hấp

- Thực phâm được làm chín ở nhiệt độ sôi của nước hoặc hơi nước.

- Khi hấp, thực phẩm chín nhanh và không bị ngâm trong nước nên chất dinh dưỡng ít bị tổn thất hơn so với các phương pháp khác như luộc, hầm,...

1.2.3. Đóng hộp

- Đóng hộp là phương pháp chế biến thực phẩm bằng nhiệt độ cao và đựng trong bao bì kín (lọ thuỷ tinh, hộp kim loại,...).

1.2.4. Chiên (rán)

- Thực phấm được làm chín ở nhiệt độ sôi (hơn 150°C) của dầu, mờ.

- Thực phàm sau khi chiên hoặc rán chứa nhiều chất béo và những chất có hại cho sức khoẻ, nên được khuyến cáo ăn hạn chế.

1.2.5. Nướng

- Thực phâm được làm chín ở nhiệt độ cao (160 - 205°C).

- Thực phâm nướng chứa những chất có nguy cơ gây ung thư, nên được khuyến cáo ăn hạn chế.

1.2.6. Phơi, sấy

Phơi, sấy là phương pháp làm khô thực phẩm.

+ Phơi là dùng năng lượng từ ánh sáng mặt trời

+ Sấy dùng năng lượng từ điện, xăng, dầu hay than củi,... 

1.3. Các nguyên tắc chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh

- Vệ sinh an toàn thực phấm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết để bảo đảm cho thực phâm không gây hại cho sức khoẻ, tính mạng người tiêu dùng.

1.3.1. Giữ vệ sinh khi chế biến

- Người chế biến thực phâm phải khoẻ mạnh, mặc trang phục đúng quy định, có hiếu biết về vệ sinh an toàn thực phâm. Dụng cụ và nơi chế biến phải luôn sạch sẽ, gọn gàng, khô ráo.

1.3.2. Chọn nguyên liệu tươi, đám báo an toàn vệ sinh thực phẩm

1.3.3. Tách biệt thực phẩm sống và chín, cũ và mới

- Để tránh lây nhiễm mầm bệnh từ thực phâm sông qua thực phẩm chín; thực phẩm cũ phải được đun nóng kì trước khi sử dụng

1.3.4. Chế biến thực phàm đúng cách

- Để giữ được các chất dinh dưỡng, giúp món ăn hấp dần và đảm bảo tổt an toàn vệ sinh thực phẩm

1.3.5 Bảo quản thực phẩm đủng nhiệt độ

- Để tránh hư hỏng. Thực phẩm vừa nấu chín nếu ăn sau 2 giờ thì phải bảo quản ở nhiệt độ dưới 50C hoặc trên 600C.

1.4. Thực hành chế biến thực phẩm món rau trộn

1.4.1. Giới thiệu chung 

Rau trộn hay salad là một món ăn có nguồn gốc từ châu Âu, được chế biến chủ yếu từ rau, củ, quả tươi trộn với nước xốt. Do không sử dụng nhiệt nên rau trộn giữ được nguyên vẹn các thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ.

Món rau trộn

1.4.2. Chuẩn bị 

Nguyên liệu (dành cho 3 - 4 người ăn) 

- Dưa chuột: 300 g (3 quả)

- Đường: 12 g (1 thìa canh) 

- Ớt: 10 g (1 - 2 quả)

- Cà chua: 200 g (2 - 3 quả) 

- Giấm: 45 ml (3 thìa canh)

- Tỏi: 15 g (1 củ) 

- Củ đậu: 100 g (5 củ)

- Muối tinh: 2,5 g (% thìa cà phê) 

- Xà lách: 100 g (1 - 2 cây)

- Dầu ăn: 15 ml (1 thìa canh) 

- Rau mùi: 10 g (1 mớ)

Tiêu: 2,5 g (2 thìa cà phê) 

Thành phần dinh dưỡng chính và năng lượng của các nguyên liệu sử dụng chế biến món rau trộn xem Bảng 2, Phụ lục trang 85. 

Dụng Cụ 

- Dao: 1- 2 chiếc

- Đũa: 5 – 10 đội 

- Thớt: 1 chiếc

- Chậu nhỏ: 1 chiếc 

- Bao tay nylon: 1 túi

- Thìa: 2 chiếc (1 thìa canh, 1 thìa cà phê) Bát: 1 chiếc

- Đĩa to: 2 chiếc Dao nạo vỏ (dao bào): 2 chiếc

- Rổ:1 chiếc 

- Ca có chia vạch, dung tích 2 lít: 1 chiếc 

- Cân: 1 chiếc

1.4.2. Quy trình chế biến

- Bước 1. Phân loại, lựa chọn 

Các nguyên liệu sử dụng chế biến món rau trộn phải tươi, tương đối đồng đều về kích thước, độ già, có hình dạng đặc trưng, không bị sâu, héo và bầm, dập.

- Bước 2. Sơ chế nguyên liệu và tạo hình 

Sau khi đã lựa chọn được đủ nguyên liệu cần thiết, rửa sạch, để ráo, loại bỏ các phần không ăn được như cuống, vỏ, hạt,... và tạo hình cho từng loại: 

  • Dưa chuột, cà chua thái lát theo chiều ngang quả, lát cắt dày 0,2 – 0,3 cm. 
  • Củ đậu thái hình quân cờ có kích thước 1 x 1 x 1 cm. 
  • Tỏi, ớt băm nhuyễn.

- Bước 3. Chuẩn bị nước xốt 

Cho 3 thìa canh giấm, 1 thìa canh đường, 1 thìa cà phê muối vào trong bát. Sau đó cho ớt, tỏi đã băm nhuyễn vào khuấy đều. Tuỳ khẩu vị, có thể thêm 1 thìa cà phê tiêu vào trong hỗn hợp nước xốt.

- Bước 4. Phối trộn 

+ Cách 1: Cho cà chua, dưa chuột và củ đậu vào trong chậu. Đổ hỗn hợp nước xốt vào, trộn đều, nhẹ tay. Sau đó cho 1 thìa canh dầu ăn vào, đảo nhẹ. Xếp xà lách kín mặt đĩa, sau đó cho hỗn hợp đã trộn lên trên. 

+ Cách 2: Xếp xà lách kín mặt đĩa, sau đó xếp rau củ ra đĩa rồi cho hỗn hợp nước xốt và dầu lên trên. Cuối cùng xếp rau mùi lên trên, có thể trang trí thêm ớt tỉa hoa.

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Em hãy kể tên các món ăn có thể chế biến từ đậu nành?

- Các món ăn có thể chế biến từ hạt đậu nành bao gồm: đậu phụ, sữa đậu nành, sữa chua đậu nành, phù trúc/váng đậu, hạt đậu nành rang/chiên, bột đậu nành, bột dinh dưỡng từ đậu nành, giá đậu nành, hạt đậu nành lên men (natto/tempeh),...

- Một số sản phẩm chế biến khác từ hạt đậu nành như: chao, nước tương/xì dầu, dầu đậu nành tinh luyện,...

Bài tập 2: Em hãy nêu ưu, nhược điếm cùa phương pháp phơi và sấy?

Phương pháp

Ưu điểm

Nhược điểm

Phơi

Chi phí thấp do:

- Không phải mua thiết bị.

- Dùng năng lượng tự nhiên (từ ánh nắng mặt trời).

- Thực hiện đơn giản, dễ dàng

- Phụ thuộc vào thời tiết, có nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm

- Thời gian làm khô dài

- Cần nhiều công lao động

Sấy

- Chủ động điều khiến nhiệt độ, độ ấm,... đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Thời gian làm khô ngắn, tiết kiệm nhiều

- Có thê vận hành tự động, điêu khiên từ xa, sô lượng lớn.

- Chi phí cao do:

+ Đầu tư thiết bị sấy.

+ Dùng năng lượng nhân tạo (từ điện, than, củi,...)

- Vận hành phức tạp, người lao động phải được đào tạo

 

Luyện tập

- Học xong bài này, các em cần:

+ Nêu được vai trò, ý nghĩa của việc chế biến thực phẩm

+ Trình bày được một số phương pháp chế biến thực phẩm

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 6 Cánh diều Chương 2 bài 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 6 Cánh diều Chương 2 bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi mở đầu trang 33 Công nghệ 6 SGK Cánh diều

Câu hỏi trang 33 Công nghệ 6 SGK Cánh diều

Luyện tập trang 33 Công nghệ 6 SGK Cánh diều

Luyện tập trang 35 Công nghệ 6 SGK Cánh diều

Vận dụng 1 trang 35 Công nghệ 6 SGK Cánh diều

Vận dụng 2 trang 35 Công nghệ 6 SGK Cánh diều

Vận dụng 3 trang 35 Công nghệ 6 SGK Cánh diều

Câu hỏi 1 trang 38 Công nghệ 6 SGK Cánh diều

Câu hỏi 2 trang 38 Công nghệ 6 SGK Cánh diều

Bài tập 1 trang 18 SBT Công nghệ 6 Cánh diều

Bài tập 2 trang 18 SBT Công nghệ 6 Cánh diều

Bài tập 3 trang 19 SBT Công nghệ 6 Cánh diều

Bài tập 4 trang 20 SBT Công nghệ 6 Cánh diều

Bài tập 5 trang 20 SBT Công nghệ 6 Cánh diều

Bài tập 6 trang 21 SBT Công nghệ 6 Cánh diều

Bài tập 7 trang 21 SBT Công nghệ 6 Cánh diều

Bài tập 8 trang 21 SBT Công nghệ 6 Cánh diều

Bài tập 9 trang 21 SBT Công nghệ 6 Cánh diều

Hỏi đáp Bài 7: Chế biến thực phẩm Công nghệ 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF