YOMEDIA
NONE

Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 12: Một số phương pháp chọn, tạo giống cây trồng


Qua nội dung bài giảng Một số phương pháp chọn, tạo giống cây trồng môn Công nghệ lớp 10 chương trình Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu về khái niệm và vai trò của giống cây trồng... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các phương pháp chọn giống cây trồng

a. Chọn lọc hỗn hợp

Cách tiến hành

- Chọn lọc hỗn hợp là phương pháp chọn các cá thể mong muốn dựa vào kiểu hình, thu hoạch và hỗn hợp hạt của các cá thể được chọn để gieo trồng và đánh giá ở vụ sau. Quá trình được lặp lại cho đến khi đạt kết quả chọn giống mong muốn (Hình 12.1).

Hình 12.1. Sơ đồ chọn lọc hỗn hợp

Ưu điểm và nhược điểm

- Ưu điểm: tiến hành đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém.

- Nhược điểm: không đánh giá được đặc điểm di truyền từng cá thể, vì vậy hiệu quả chọn lọc thường không cao.

 

b. Chọn lọc cá thể

Cách tiến hành

- Chọn lọc cả thể là phương pháp chọn lọc dựa vào quần thể cây trồng để chọn ra một hay một số cá thể biểu hiện các đặc điểm phù hợp với mục tiêu đặt ra của chọn giống. Chọn lọc cả thể thường áp dụng đối với các cây tự thụ phấn. Chọn lọc cả thể được tiến hành như sau (Hình 12.2)

Hình 12.2. Sơ đồ chọn lọc cá thể

Ưu điểm và nhược điểm

- Ưu điểm: chọn giống nhanh đạt được kết quả, giống có độ đồng đều cao, năng suất ổn định.

- Nhược điểm: do hạt của các cây được chọn cần bảo quản và gieo trồng riêng nên đòi hỏi tiến hành công phu, tồn kẻm, cần nhiều diện tích gieo trồng để đánh giả.

 

1.2. Một số phương pháp tạo giống cây trồng

a. Tạo giống bằng phương pháp lai

Tạo giống thuần chủng

- Giống thuần chủng là giống có đặc tinh di truyền đồng nhất và ổn định, các thế hệ con châu sinh ra giống với thế hệ trước. Lai tạo giống cây trồng thuần chủng có nhiều phương pháp khác nhau nhưng phổ biến và thành công nhất là phương pháp lai đơn (Hình 12.3).

Hình 12.3. Sơ đồ tạo giống cây trồng thuần chủng bằng phương pháp lai đơn

- Một số thành tựu:

Hình 12.4. Một số giống lúa thuần chủng tạo ra bằng phương pháp lai đơn

Tạo giống ưu thế lai

- Cách tiến hành: Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với các dạng bố mẹ. Để tạo giống ưu thế lai ở cây trồng, các nhà khoa học thường sử dụng phép lai khác dòng. Có nhiều cách lai khác dòng khác nhau, tuy nhiên đều phải trải qua 6 bước cơ bản như sau (Hình 12.5):

Hình 12.5. Sơ đồ các bước tạo giống bằng ưu thế lai

- Một số thành tựu

Hình 12.6. Một số giống cây trồng bằng ưu thế lai

 

b. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

- Cách tiến hành Chọn tạo giống cây trồng bằng phương pháp gây đột biến là phương pháp sử dụng tác nhân vật lí, hoá học hoặc sinh học gây biến đổi vật chất di truyền của các giống cây trồng nhằm tạo ra các giống mới mang các tổ hợp gene mới, quy định các đặc điểm mới phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của con người. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến gồm các bước cơ bản như sau (Hình 12.7)

Hình 12.7. Sơ đồ tạo giống cây tự thụ phấn bằng phương pháp gây đột biến

- Một số thành tựu

Hình 12.8. Một số thành tựu của tạo giống cây bằng phương pháp gây đột biến

 

c. Tạo giống bằng công nghệ gene

- Cách tiến hành Công nghệ gene là phương pháp tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gene bị biến đổi hoặc có thêm gene mới. Một trong những ứng dụng quan trọng nhất của công nghệ gene trong chọn tạo giống cây trồng là kĩ thuật chuyển gene (Hình 12.9) Các giống cây trồng được tạo ra bằng kĩ thuật chuyền gene được gọi là cây trồng biến đổi gene.

Hình 12.9. Sơ đồ tạo giống cây trồng bằng kĩ thuật chuyển gene

- Một số thành tựu

Hình 12.10. Một số giống cây trồng được tạo ra bằng kĩ thuật chuyển gene

Bài tập minh họa

Bài 1.

Giống cây trồng được tạo ra bằng những phương pháp nào? Các phương pháp chọn tạo giống cây trồng có những điểm gì giống và khác nhau?

 

Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung kiến thức bài học

 

Lời giải chi tiết:

- Phương pháp tạo giống cây trồng:

+ Phương pháp lai

+ Phương pháp gây đột biến

+ Công nghệ gene

Luyện tập Bài 12 Công nghệ 10 KNTT

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Trình bày được khái niệm giống cây trồng.

- Nếu được vai trò của giống cây trắng.

3.1. Trắc nghiệm Bài 12 Công nghệ 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 12 Công nghệ 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 60 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 1 trang 61 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 2 trang 62 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 62 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 63 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Kết nối năng lực trang 63 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 64 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Kết nối năng lực trang 64 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 65 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Kết nối năng lực trang 65 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 65 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 65 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 3 trang 65 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 65 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 12 Công nghệ 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF