YOMEDIA
NONE

Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 11: Khái niệm và vai trò của giống cây trồng


Qua nội dung bài giảng Khái niệm và vai trò của giống cây trồng môn Công nghệ lớp 10 chương trình Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu về khái niệm và vai trò của giống cây trồng... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm giống cây trồng

- Giống cây trồng là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất là một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỉ nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng, bao gồm giống cây nông nghiệp, giống cây dược liệu, giống cây cảnh và giống nấm ăn (Khoản 5, điều 2, Luật Trồng trọt 2018).

- Mỗi giống cây trồng thưởng chỉ cho năng suất cao, chất lượng tốt ở một hoặc một vài vùng sinh thái nhất định. Vì vậy, ở mỗi vùng khác nhau thường sử dụng một số giống cây trồng phù hợp với điều kiện khi hậu, đất trồng và tập quán canh tác của vùng đó. Ví dụ: giống lúa nếp Tú Lệ (Hình 11.1) chỉ thơm ngon khi trồng ở thung lũng Tú Lệ, Văn Chắn, Yên Bái, giống lúa Tám xoan (Hình 11.2) chỉ cho năng suất cao, chất lượng tốt khi trồng ở huyện Hải Hậu, Nam Định, giống lúa Nàng Thơm chợ Đảo (Hình 11.3) chỉ thơm ngon khi trồng ở một số xã thuộc huyện Cần Đước, Long An.

 

1.2. Vai trò của giống cây trồng

Giống quy định năng suất và chất lượng cây trồng. Giống tốt giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản. Ngày càng nhiều giống cây trồng năng suất cao, chất lượng tốt được các nhà chọn giống tạo ra, phục vụ nhu cầu của con người (Bảng 11.1).

Bảng 11.1. Năng suất và chất lượng của một số giống lúa

- Giống tốt giúp tăng khả năng kháng sâu, bệnh (Hình 11.4) và tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của môi trường. Sử dụng giống kháng sâu, bệnh giúp giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nhiều giống cây trồng có khả năng chống chịu với các điều kiện bắt lợi (mặn, chua, hạn, ngập,...) nhờ đó giúp mở rộng diện tích trồng trọt.

Hình 11.4. Giống ngô DK9955s kháng sâu (a) và giống ngô không kháng sâu (b)

Hình 11.5. Giống mới giúp tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng

Bài tập minh họa

Bài 1.

Giống cây trồng là gì? Chúng có vai trò như thế nào đối với trồng trọt?

 

Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung kiến thức mục I. Khái niệm giống cây trồng

 

Lời giải chi tiết:

- Giống cây trồng: Là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kì nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng; gồm các giống cây nông nghiệp, dược liệu, cây cảnh và giống nấm ăn.

- Vai trò đối với trồng trọt: 

+ Tăng năng suất và chất lượng nông sản.

+ Tăng khả năng kháng sâu, bệnh

+ Tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường.

+ Mở rộng diện tích trồng trọt

 

Bài 2.

Tìm hiểu các khái niệm giống bản địa, giống nhập nội, giống lai.

 

Phương pháp giải:

Tiến hành nghiên cứu nội dung kiến thức bài học, kết hợp tìm hiểu qua sách báo và internet để trả lời.

 

Lời giải chi tiết:

- Giống bản địa: là một thuật ngữ trong địa lý sinh vật chỉ về một loài được định nghĩa là có nguồn gốc (hoặc gốc gác địa phương) trong một khu vực nhất định hoặc hệ sinh thái nếu có sự hiện diện của chúng trong khu vực, là kết quả của quá trình tiến hóa tự nhiên và không có sự can thiệp của con người.

- Giống nhập nội: là tổng thể các giống vật nuôi có nguồn gốc từ nước ngoài được du nhập vào Việt Nam qua các con đường khác nhau ở các thời điểm khác nhau.

- Giống lai:  là dùng vật nuôi các giống khác nhau cho giao phối với nhau để đời con sinh ra mang nguồn gen di truyền của nhiều giống.

Luyện tập Bài 11 Công nghệ 10 KNTT

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Trình bày được khái niệm giống cây trồng.

- Nếu được vai trò của giống cây trắng.

3.1. Trắc nghiệm Bài 11 Công nghệ 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 11 Công nghệ 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 57 SGK Công nghệ 10 Kết nối trí thức - KNTT

Khám phá trang 58 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Kết nối năng lực trang 58 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 59 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Kết nối năng lực trang 59 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 59 SGK Công nghệ 10 Kết nối năng lực - KNTT

Vận dụng trang 59 SGK Công nghệ 10 Kết nối năng lực - KNTT

Hỏi đáp Bài 11 Công nghệ 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON