YOMEDIA
NONE
  • Câu hỏi:

    Trước kì thi học sinh giỏi, nhà trường tổ chức buổi gặp mặt 10 em học sinh trong đội tuyển. Biết các em đó có số thứ tự trong danh sách lập thành cấp số cộng. Các em ngồi ngẫu nhiên vào hai dãy bàn đối diện nhau, mỗi dãy có 5 ghế và mỗi ghế chỉ được ngồi một học sinh. Tính xác suất để tổng các số thứ tự của hai em ngồi đối diện nhau là bằng nhau.

    • A. \(\frac{1}{{954}}\)
    • B. \(\frac{1}{{126}}\)
    • C. \(\frac{1}{{945}}\)
    • D. \(\frac{1}{{252}}\)

    Lời giải tham khảo:

    Đáp án đúng: C

    Giả sử số thứ tự trong danh sách là \({u_1},{u_2},{u_3},...,{u_{10}}\).

    Do dãy này là cấp số cộng nên ta có \({u_1} + {u_{10}} = {u_2} + {u_9} = {u_3} + {u_8} = {u_4} + {u_7} = {u_5} + {u_6}\).

    Số phần tử của không gian mẫu là \(n\left( \Omega \right) = 10!\).

    Gọi A là biến cố “Tổng các số thứ tự của hai em ngồi đối diện nhau là bằng nhau”. Để biến cố này xảy ra ta thực hiện liên tiếp các bước sau:

    Bước 1: xếp thứ tự 5 cặp học sinh có các cặp số thứ tự là \(\left\{ {{u_1};{u_{10}}} \right\},\left\{ {{u_2};{u_9}} \right\},\left\{ {{u_3};{u_8}} \right\},\left\{ {{u_4};{u_7}} \right\},\left\{ {{u_5};{u_6}} \right\}\) vào trước 5 cặp ghế đối diện nhau. Bước này có 5! cách.

    Bước 2: Xếp từng cặp một ngồi vào cặp ghế đối diện đã chọn ở bước 1. Bước này có 25 cách.

    Suy ra số kết quả thuận lợi cho biến cố A là \(n\left( A \right) = 5!{.2^5}\).

    Vậy xác suất của biến cố A là \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{1}{{945}}\).

    ATNETWORK

Mã câu hỏi: 240127

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Toán Học

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON