-
Trình bày cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp hào hùng và hào hoa trong hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau: (5,0 điểm)
“Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”…
(Trích: Tây Tiến - Quang Dũng)
Câu hỏi:Lời giải tham khảo:
- Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp hào hùng, hào hoa của người lính qua đoạn thơ
- Triển khai vấn đề: Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng)
- Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
- Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận (Vẻ đẹp hào hùng, hào hoa của người lính qua đoạn thơ).
- Có thể giới thiệu Đoàn quân Tây Tiến; hoàn cảnh sáng tác, đặc điểm bài thơ, vẻ đẹp của hình tượng người lính: hào hùng và hào hoa.
- Thân bài:
- Giải thích
- Hào hùng: vẻ đẹp kiêu dũng, anh hùng; vẻ đẹp phẩm chất, cốt cách mạnh mẽ thuộc về ý chí.
- Hào hoa: Bay bổng, lãng mạn trong tâm hồn.
- → Đây là hai đặc điểm cơ bản hòa quyện với nhau làm nên vẻ đẹp của hình tượng người lính thời chống Pháp.
- Chứng minh qua đoạn thơ (Kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật)
- Đây là đoạn thơ thể hiện rõ nét nhất sự phối kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai đặc điểm trong hình tượng người lính: Hào hùng, hào hoa.
- Khắc họa bức chân dung người lính trong một thời đại anh hùng. Thể hiện ở phong thái kiêu hùng, ngang tàng, lẫm liệt của những chiến binh anh hùng (Phân tích: Đoàn binh không mọc tóc, dữ oai hùm,…)
- Thể hiện trong nội tâm người lính (Hào hùng với khát vọng lập công bảo vệ tổ quốc - Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, hào hoa lãng mạn trong nỗi nhớ, trong giấc mơ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm - nhớ những người con gái xinh đẹp đáng yêu trên mảnh đất Hà Thành)
- Thể hiện ở tư thế lên đường, ở lí tưởng đẹp và sự hi sinh anh dũng của người lính (Hi sinh vì một lời thề quyết tử cho tổ quốc quyết sinh - Rải rác biên cương mồ viễn xứ / Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh; Vẻ đẹp tráng sĩ làm mờ đi thực trạng thiếu thốn khốc liệt của chiến trường - Áo bào thay chiếu anh về đất/ sông Mã gầm lên khúc độc hành).
- Âm hưởng lời thơ bi tráng, nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc đã góp phần tạo nên vẻ đẹp hào hùng, hào hoa cho bức chân dung người lính Tây Tiến (Học sinh cần kết hợp phân tích bút pháp lãng mạn, tính chất bi tráng được thể hiện trong cách dùng từ, ngữ, hình ảnh, giọng điệu, biện pháp tu từ…)
- Đánh giá, bình luận
- Đoạn thơ làm hiện lên một bức chân dung độc đáo, mới mẻ về hình tượng người lính.
- (Hình ảnh người lính vừa mang nét cổ xưa vừa mang hơi thở của thời đại.)
- Đoạn thơ xây dựng hình ảnh người lính chống Pháp, hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ, góp phần làm nên giá trị cho bài thơ Tây Tiến trong nền thi ca Việt Nam
- Giải thích
- Kết luận
- Đánh giá chung về giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ; về vị trí của Quang Dũng và vị trí của bài thơ
- Mở bài:
- Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:
- Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,...); văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có liên hệ so sánh trong quá trình phân tích, có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
- Về chính tả, dùng từ, đặt câu: Không sai Chính tả, dùng từ, đặt câu (Hoặc có 1 vài lỗi nhỏ, không đáng kể).
Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài
Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng
CÂU HỎI KHÁC
- Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi phía dưới
- Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Thuộc loại văn bản nào? Dựa vào đâu mà anh (chị) có kết luận ấy?
- Nêu nội dung của văn bản trên? (1,0 điểm).
- Qua văn bản trên anh chị hiểu thế nào về hai yếu tố: “tử tế” và “tức khí” mà thanh niên Việt Nam cần có? Vì sao ông Vũ Khoan cho rằng thanh niên Việt Nam cần có “tức khí”
- Để trở thành “công dân toàn cầu”, thế hệ trẻ Việt Nam cần phải làm gì? Anh (chị) hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày quan điểm của mình về vấn đề trên. ( 2,0 điểm)
- Trình bày cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp hào hùng và hào hoa trong hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau