YOMEDIA
NONE
  • Câu hỏi:

    Phân tích quá trình đổi mới tư duy của Đảng về hệ thống chính trị?

    Lời giải tham khảo:

    Nhận thức mới về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới hệ thống chính trị

    • Xét trên tổng thể, Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới tư duy chính trị trong việc hoạch định đường lối và chính sách đối nội, đối ngoại. Không có sự đổi mới đó thì không có sự đổi mới khác. Song, Đảng ta khẳng địn đổi mới bắt đầu từ kinh tế, trước hế đổi mới tư duy kinh tế, đồng thời từng bước đổi mới hệ thống chính trị. Phải tập trung đổi mới kinh tế trước hết, vì có đổi mới thành công về kinh tế mới tạo được điều kiện cơ bản để tiến hành đổi mới hệ thống chính trị thuận lợi. Như vậy, đổi mới hệ thống chính trị là đáp ứng yêu cầu chuyển đổi từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN

    Nhận thức mới về đấu tranh giai cấp và về động lực chủ yếu phát triển đất nước trong giai đoạn mới

    • Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng XHCN, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển; thực hiện công bằng xã hội chống áp bức, bất công đấu tranh ngăn chặc và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực sai trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mư và hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước XHCN phồn vinh, nhân dân hạnh phúc
    • Động lực chủ yếu phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và tri thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế của toàn xã hội
    • Nhận thức mới về xây dựng Nhà nước pháp quyền trong hệ thống chính trị
    • Thuật ngữ “ xây dựng nhà nước pháp quyền” lần đầu tiên được đề cập tại Hội nghị Trung ương 2 khóa VII (1991). Đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994) và các Đại hội VIII,IX,X và XI đảng tiếp tục khẳng định nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và làm rõ thêm nội dung của nó. Đó là: Nhà nước quản lý xã hội bằng hiến pháp và pháp luật, pháp luật giữ vị trí tối thượng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội; người dân được hưởng mọi quyền dân chủ có quyền tự do sống và làm việc theo khả năng và sở thích của mình trong phạm vi pháp luật cho phép
    ADSENSE

Mã câu hỏi: 95074

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học:

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF