YOMEDIA
NONE
  • Phân tích đoạn thơ sau đây để làm nổi bật những cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp. (4,0 điểm)

    Quê hương anh nước mặn, đồng chua

    Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

    Anh với tôi đôi người xa lạ.

    Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

    Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

    Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

    Đồng chí!

    (Trích Đồng chí - Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập một, tr. 128, NXB Giáo dục)

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Dàn ý tham khảo
      • Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ
        • Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
        • Phần lớn thơ ông hướng về đề tài người lính với lời thơ đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ hàm súc, cô đọng, giàu hình ảnh.
        • Khổ thơ gồm 7 câu thơ đầu của bài thơ “Đồng chí” đã nêu lên những cơ sở cao đẹp của tình đồng chí.
      • Thân bài: Phân tích đoạn thơ
        • Cơ sở của tình đồng chí: Tình đồng chí được xây dựng trên cơ sở những điểm chung giữa những con người từ xa lạ trở nên thân quen và thành tri kỉ. Đó là điểm chung như sau:
          • Chung nhau về hoàn cảnh xuất thân
            • Thủ pháp đối: “quê hương anh” - “làng tôi” cho thấy sự tương đồng trong lai lịch, cảnh ngộ của những người lính thời chống Pháp, đều ra đi từ những miền quê nghèo khó.
          • Chung nhau về lí tưởng, lòng yêu nước:
            • Từ những miền quê xa lạ, họ nhập ngũ và quen nhau trong quân ngũ.
            • Họ cùng chung một chiến tuyến chống kẻ thù chung.
          • Cùng chung nhiệm vụ:
            • “Súng bên súng”  nhiệm vụ trong cuộc chiến.
            • “Đầu sát bên đầu”, “chung chăn” cùng trải qua cuộc sống gian khổ, chia sẻ cho nhau những tình cảm nồng ấm.
            • Từ đó hình thành tình đồng chí. Đây là cả một quá trình từ:
            • “Anh”- “tôi” thành “anh với tôi” rồi “đôi tri kỉ” và “đồng chí”.
            • “Bên”, “sát” thành “chung” Từ người xa lạ nhưng cuộc đời người lính với rất nhiều điểm tương đồng đã khiến tình cảm đượm dần lên để trở thành tình đồng chí. Hình ảnh “đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” gợi cho ta thấy tình đồng chí, sự sẻ chia vui buồn, xóa đi mọi khoảng cách, thân thương, gắn bó như tình bạn bè chân thật.
          • Khép lại đoạn thơ chỉ vỏn vẹn hai từ “Đồng chí!” đứng tách riêng thể hiện cảm xúc dồn nén, chân thành và gợi sự thiêng liêng, sâu nặng của tình đồng chí. Câu thơ kết thúc bằng dấu “!” như một nốt nhấn, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm của người lính, tạo bản lề cho đoạn sau.
          • Đoạn thơ vừa lí giải cơ sở của tình đồng chí lại vừa cho thấy sự biến đổi kì diệu: từ những người nông dân xa lạ họ trở thành những đồng chí, đồng đội sống chết có nhau.
          • ⇒ Tình đồng chí là tình cảm của giai cấp cần lao, từ những người chung mục đích, lí tưởng, gắn bó tự nguyện thành bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ. Từ những điểm chung này, tình đồng chí sẽ được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể và kết tinh cao đẹp bằng hình tượng ở những đoạn thơ tiếp theo.
        • Đánh giá về đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ
          • Đoạn thơ được viết bằng thể thơ tự do, bút pháp tả thực.
          • Lời thơ giản dị, mộc mạc, cô đọng
          • Hình ảnh thơ gợi cảm và giàu ý nghĩa...
      • Kết bài
        • Đoạn thơ đã khắc họa chân thực mà sinh động tình đồng chí gắn bó keo sơn của người lính vệ quốc trong những ngày đầu kháng chiến, đồng thời thể hiện tài năng nghệ thuật của tác giả.
    ADSENSE

Mã câu hỏi: 90402

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Ngữ văn

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF