YOMEDIA
NONE
  • Phân tích bài thơ sau để làm rõ sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước biến chuyển của đất trời lúc sang thu. (5,0 điểm)

    Bỗng nhận ra hương ổi

    Phả vào trong gió se

    Gió chùng chình qua ngõ

    Hình như thu đã về

     

    Sông được lúc dềnh dàng

    Chim bắt đầu vội vã

    Có đám mây mùa hạ

    Vắt nửa mình sang thu

     

    Vẫn còn bao nhiêu nắng

    Đã vơi dần cơn mưa

    Sấm cũng bớt bất ngờ

    Trên hàng cây đứng tuổi.

    (Sang thu- Hữu Thỉnh- Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục 2006, trang 70)

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Giới thiệu chung
      • Tác giả
        • Tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
        • Năm 1963, Hữu Thỉnh nhập ngũ, vào binh chủng Tăng Thiết Giáp rồi trở thành cán bộ văn hóa tuyên huấn trong quân đôụ và bắt đầu sáng tác thư. Ông tham gia Ban chấp hành Hội nhà văn VN các khóa III, IV, V, từ năm 2000 Hữu Thỉnh là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam.
        • Phong cách: Thơ ông giản dị mà tinh tế, nhẹ nhàng những giàu cảm xúc, thiên về cảm nhận vẻ đẹp tự nhiên, thanh bình của thiên nhiên đất nước và cuộc sống.
      • Tác phẩm
        • Gần cuối năm 1977, thời kì đất nước vừa hòa bình, thống nhất. Bài thơ được in lần đầu trên báo Văn Nghệ, sau đó được in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố” xuất bản năm 1991.
    • Cảm nhận
      • Cảm nhận mùa thu trong không gian gần và hẹp
        • Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ, chỉ với một từ “bỗng” mở đầu bài thơ đã khiến ta cảm nhận thu đến thật bất ngờ, đột ngột, không hẹn trước.
        • Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu thật độc đáo: không phải từ bầu trời xanh, từ hương cốm mới hay lá vàng rơi mà từ hương ổi thứ hương thơm dân dã, mộc mạc, đặc trưng của các làng quê Bắc Bộ lúc cuối hạ đầu thu.
        • Trong “gió se”: gió thu se lạnh hơi khô, thứ hương thơm ấy càng như sánh lại, luồn vào trong gió. Cách sử dụng động từ mạnh “phả” chứ không phải lan, tỏa, bay trong gió, được gió đưa đi, đánh thức cả một không gian làng quê yên bình.
        • Cùng với hương ổi, gió se, tín hiệu sang thu còn là sương thu lãng đãng: “sương chùng chình qua ngõ”. Những hạt sương thu ươn ướt mềm mại giăng màn qua ngõ. Mùa thu lại về, mùa thu mang theo hương quê và sương mờ lạnh. Sương được nhân hóa qua từ láy “chùng chình” đầy tâm trạng, chùng chình như chờ đợi điều gì đây? “Chùng chình” còn gợi màn sương li ti giăng mắc nơi đường thôn ngõ xóm. Phép nhân hóa còn khiến ta cảm nhận màn sương như dùng dằng, như cố ý chậm lại, nửa sang thu nửa còn luyến tiếc mùa hạ. “Ngõ” ở đây vừa là ngõ thực, vừa có thể là ngõ sang mùa.
        • Ta thấy tác giả đã huy động mọi giác quan (khứu giác, xúc giác, thị giác) để cảm nhận những tín hiệu báo thu sang nhưng nó rất mơ hồ, mờ ảo, nhẹ nhàng nên nhà thơ vẫn băn khoăn tự hỏi: “Hình như thu đã về?”. Tình thái từ “hình như” với câu hỏi tu từ khiến ta cảm  nhận tâm trạng hoài nghi, cái giật mình bối rối của nhà thơ.
        • Khổ 1 bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã diễn tả cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng của tác giả khi đón nhận sứ giả đầu tiên của mùa thu.
      • Cảm nhận mùa thu trong không gian dài, cao và rộng
        • Cái bỡ ngỡ ban đầu tan biến đi nhường chỗ cho sự rung cảm mãnh liệt trước mùa thu. Nếu như ở khổ 1, bài Sang thu của Hữu Thỉnh, tín hiệu thu sang mới chỉ là những gì vô hình, mờ ảo thì sang khổ 2, những dấu hiệu của mùa thu đã rõ nét và hữu hình hơn.
        • Bức tranh Sang thu được Hữu Thỉnh miêu tả ở tầm nhìn cao hơn, xa rộng hơn đó là không gian bầu trời, dòng sông.
        • 2 câu thơ đầu có cấu trúc đối, nhịp nhàng với những động thái trái ngược nhau rất đặc trưng cho mùa thu: “Sông được lúc dềnh dàng/ Chim bắt đầu vội vã”, thiên nhiên được nhân hóa vừa có hồn, vừa có tình.
          • Dòng sông lúc sang thu không còn cuồn cuộn, gấp gáp như trong những ngày hè mưa lũ mà dềnh dàng thong thả, lững lờ trôi như còn ngẫm ngợi, suy tư.
          • Đối lập với dòng sông ấy là cánh chim, những cánh chim bắt đầu vội vã, chuẩn bị cho chuyến di trú tránh rét hay cũng có thể nó vội vã về tổ lúc chiều hôm không còn nhởn nhơ, còn chơi như những ngày hè.
          • Phải tinh tế lắm, Hữu Thỉnh mới nhận ra được cái “được lúc” của dòng sông và cái “bắt đầu” của cánh chim. Ý thơ thấp thoáng cảm xúc của lòng người sang thu.
        • Hai câu thơ sau mới là bức tranh tuyệt đẹp về mùa thu, một sáng tạo của tác giả: “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”
          • Thu đang ở nơi cửa ngõ của mùa vì thế đám mây mùa hạ mới chỉ vắt nửa mình. Cách sử dụng từ “mình” khiến câu thơ thêm ý vị, nhẹ nhàng, duyên dáng. Đám mây như một dải lụa bồng bềnh vắt nửa mình sang trời thu. Đây có thể xem là hình ảnh liên tưởng sáng tạo, độc đáo nhất trong bài thơ.
          • Thật sáng tạo khi Hữu Thỉnh dùng một hình ảnh của không gian để diễn tả sự vận động của thời gian. Mây là thực, còn gianh giới mùa là ảo. Cách diễn đạt này khiến bầu trời như nhuộm nửa sắc thu để đến một lúc nào đó nó sẽ là bầu trời thu.
          • Khổ 2, hạ đã nhạt dần, thu đậm nét hơn, phép nhân hóa khiến cảnh vật và lòng người đang bước vào mùa thu và dường như còn quyến luyến mùa hạ.
      • Những suy tưởng của nhà thơ về mùa thu của thiên nhiên, mùa thu của đời người.
        • Thu đã hiện ra rõ nét hơn và nhà thơ đã cảm nhận bẳng cả chiều sâu kinh nghiệm, bằng những suy tư sâu lắng chứ không chỉ là những giác quan như khổ 1.
        • Vẫn là nắng, mưa, sấm chớp như mùa hạ nhưng khi kết hợp với các phó từ đã, vẫn, cũng thì mức độ đã khác, nó lắng dần, chừng mực và ổn định hơn.
          • Nắng cuối hạ vẫn còn nồng nhưng đã bớt oi ả, gay gắt
          • Đã vơi dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ
          • Những tiếng sấm cuối hạ cũng thưa và nhỏ dần
          • Hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn.
        • 2 câu thơ cuối vừa mang nghĩa tả thực, vừa mang nghĩa ẩn dụ sâu xa. Đúng như lời Hữu Thỉnh tự bạch: “Có thể hiểu hàng dây đã lớn, đã trải qua bao mùa thay lá, sẽ vững vàng hơn trước những tiếng sấm bất ngờ. Đồng thời, phép nhân hóa và hình ảnh ẩn dụ “thấy”, “sấm” là những vang động bất thường gợi đến những khó khăn của cuộc đời. Hàng cây đứng tuổi chỉ những người từng trải, họ sẽ vững vàng hơn trước những tác động, những sóng gió của cuộc đời”. Đến đây, ta nhận ra không chỉ có thiên nhiên sang thu mà còn có cả sự sang thu của đời người. Nhìn lại cả bài thơ, ta càng thấm thía vì sao lại có sự chùng chình, bịn rịn lúc sang thu, vì sao lại vừa dềnh dàng mà lại vừa vội vã. Con người lúc sang mùa thu của đời mình không còn bồng bột, xối nổi như lúc còn thanh xuân mà sâu sắc, chín chắn, điềm đạm hơn. Sang thu, ta lại càng lưu luyến, bịn rịn khi chợt nhận ra mái tóc đã pha sương và ta càng khẩn trương, vội vã để sống có ích cho đời.
        • → Như vậy sang đến kết thúc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, cả thiên nhiên và tác giả đều hòa vào một nhịp với thu sang.
    • Tổng kết
    ATNETWORK

Mã câu hỏi: 97231

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Ngữ văn

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON