YOMEDIA
NONE
  • Nhà văn Nguyễn Khải quan niệm:

    “Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó”.

    Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích giá trị tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ để làm sáng tỏ ý kiến trên. (12,0 điểm)

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Về hình thức:
      • Biết cách làm bài văn nghị luận chứng minh văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận.
      • Biết cách phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
      • Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
    • Về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
      • Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề:
        • Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ.
        • Giới thiệu về tác phẩm “Người con gái Nam Xương”.
        • Trích dẫn ý kiến của nhà văn Nguyễn Khải.
      • Giải thích ý kiến
        • Giá trị tư tưởng của tác phẩm văn học là nội dung tư tưởng, là thế giới quan, là ước mơ, lí tưởng, tình cảm… của  người sáng tác thể hiện trong tác phẩm.
        • Tác phẩm văn học phản ánh hiện thực khách quan thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Đằng sau bức tranh hiện thực được khắc họa trong tác phẩm bao giờ cũng là tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan niệm của nhà văn đối với cuộc sống. Tác phẩm chỉ có thể lay động trái tim độc giả, trường tồn với thời gian khi nó mang chở những tư tưởng đúng đắn, tiến bộ, tình cảm nhân ái, chan hòa.
        • → Tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá giá trị của một tác phẩm nghệ thuật chính là những tư tưởng đúng đắn, tiến bộ, tình cảm cao đẹp trong tác phẩm.
      • Phân tích – Chứng minh giá trị nhân đạo biểu hiện trong tác phẩm “Người con gái Nam Xương”
        • Khái quát về giá trị nhân đạo trong văn học:
          • Nhân đạo là đạo lú hướng tới con người, vì con người, là tình yêu thương giữa người với người. Nhà văn chân chính là những nhà nhân đạo chủ nghĩa, đấu tranh giải phóng con người và bênh vực quyền sống cho con người.
          • Trong tác phẩm văn học, tư tưởng nhân đạo là tình cảm, thái độ của chủ thể nhà văn đối vứi cuộc sống con người được miêu tả trong tác phẩm thể hiện cụ thể ở lòng xót thương những con người bất hạnh; phê phán những thế lực hung ác áp bức, chà đạp con người; trân trọng những phẩm chất và khát vọng tốt đẹp của con người, đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người… Đồng thời, tư tưởng nhân đạo được thể hiện qua các hình tượng nghệ thuật, qua cảm hứng, cảm xúc, giọng điệu…
          • Cảm hứng nhân đạo cùng với cảm hứng yêu nước là hai sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ nền văn học Việt Nam. Về cơ bản có những biểu hiện chung song ở mỗi thời kì, giai đoạn, do hoàn cảnh lịch sử xã hội, do ý thức hệ tư tưởng của các nhà văn khác nhau nên có những biểu hiện riêng. “Người con gái Nam Xương” là tác phẩm điển hình thể hiện cảm hứng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của văn học trung đại Việt Nam.
        • Giá trị nhân đạo biểu hiện trong tác phẩm “Người con gái Nam Xương”
          • Nguyễn Dữ trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của con người, đặc biệt là vẻ đẹp người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương:
            • Người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục, đảm đang, tháo vát…
            • Thủy chung, son sắt.
            • Hiếu thảo với mẹ chồng, hết mình vì gia đình…
            • Nàng là người phụ nữ hoàn hảo, lý tưởng của mọi gia đình, là khuôn vàng thước ngọc của mọi người phụ nữ.
          • Nhà văn đồng cảm, xót thương, đau đớn trước số phận bi kịch của nàng Vũ Nương nói riêng và của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung:
            • Vũ Nương có đầy đủ phẩm chất đáng quý, nàng xứng đáng được sống hạnh phúc, nhưng số phận nàng lại đầy bất hạnh:
              • Chờ chồng đằng đẵng bao ngày tháng.
              • Bị chồng nghi ngờ lòng thủy chung.
              • Con người trong trắng bị xúc phạm nặng nề, bị vùi dập tàn nhẫn, bị đầy đến cái chết oan uổng…
              • Bi kịch đời nàng là tấn bi kịch cho cái đẹp bị chà đạp phũ phàng.
          • Nhà văn lên án những thế lực tàn ác chà đạp lên quyền sống và khát vọng sống của con người:
            • Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến trọng quyền uy của kẻ giàu có và của người đàn ông trong gia đình.
            • Lên án chiến tranh phong kiến phi nghĩa tước đoạt hạnh phúc của con người.
            • Xã hội phong kiến với những hủ tục như: Trong nam khinh nữ, lễ giáo hà khắc,… gây bao bất công cho người phụ nữ.
          • Giá trị nhân đạo được biểu hiện cao đẹp nhất đó chính là: Nguyễn Dữ đã không để cho nhân vật của mình phải chết oan khuất; bênh vực, bảo vệ phẩm hạnh Vũ Nương, đó cũng là khát vọng nhân văn chân chính trong truyền thống đạo đức của người Việt Nam:
            • Mượn yếu tố kì ảo của thể loại Truyền kì, nhà văn diễn tả Vũ Nương được trở về, để rửa sạch nỗi oan khuất, với vẻ đẹp còn lộng lẫy hơn xưa.
      • Đánh giá, nâng cao vấn đề
        • Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn, khẳng định giá trị tư tưởng trường tồn trong các tác phẩm văn học nói chung và “Chuyện người con gái Nam Xương” nói riêng.
        • Tác phẩm đã thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Đặc biệt hơn thông điệp nhân văn của Nguyễn Du được xây dựng bởi các yếu tố nghệ thuật đặc sắc như: Xây dựng tình huống truyện độc đáo; Dẫn dắt tình huống truyện hợp lý. Khắc họa các chi tiết ấn tượng như chi tiết chiếc bóng tạo sự bất ngờ, bàng hoàng cho người đọc và tăng tính bi kịch cho câu chuyện. Thể loại truyền kì với các yếu tố kì ảo cũng góp phần tạo nên sự thành công cho tác phẩm.
    ATNETWORK

Mã câu hỏi: 121584

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Ngữ văn

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON