YOMEDIA
NONE
  • Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

    “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

    Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

    Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

    Mà sao nghe nhói ở trong tim!

    Mai về miền Nam thương trào nước mắt

    Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

    Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

    Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”

    (Viễn Phương, Viếng lăng Bác,

    Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục, 2008, tr58-59)

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Yêu cầu chung:
      • Về kiến thức: Học sinh cần có năng lực cảm thụ văn chương, cảm nhận được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn thơ, đặt trong mạch cảm xúc của toàn bài.
      • Về kỹ năng: Học sinh biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận và kỹ năng làm bài nghị luận văn học. Học sinh biết cảm nhận, phân tích được một đoạn thơ trữ tình, đảm bảo hình thức của kiểu bài nghị luận văn học, bố cục đầy đủ ba phần.
    • Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác. Dưới đây là một số gợi ý, định hướng như sau:
      • Giới thiệu tác giả Viễn Phương, bài thơ Viếng lăng Bác và đoạn thơ (0,5 điểm)
        • Tác giả: Viễn Phương
        • Tác phẩm: Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác vào năm 1976 khi miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, lăng Bác được khánh thành. Nhà thơ từ miền Nam ra thăm miền Bắc vào lăng viếng Bác. Bài thơ là tiếng lòng của người miền Nam đối với Bác.
        • Đoạn thơ là 2 khổ thơ cuối trong bài thơ Viếng lăng Bác (khổ 3 và khổ 4) diễn tả niềm xúc động của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác và mong ước thiết tha được ở mãi bên Bác.
      • Cảm nhận hai khổ thơ:
        • Khổ 3: Cảm xúc của nhà thơ khi vào  lăng viếng Bác. 
          • Hai câu thơ đầu: Bên trong lăng, nơi Bác yên nghỉ là một thế giới huyền diệu, trong sáng và yên tĩnh. Bác đã đi xa nhưng trong cảm nhận của nhà thơ Bác đang trong giấc ngủ bình yên, nghỉ ngơi sau cả cuộc đời cống hiến hy sinh, giấc ngủ “giữa vầng trăng sáng dịu hiền” trong tình thương yêu, sự nâng niu của con người và tạo vật. Hình ảnh “vầng trăng” là sự liên tưởng độc đáo bất ngờ vừa gợi tả được ánh sáng dịu nhẹ trong trẻo trong lăng Bác, vừa gợi đến một tâm hồn cao đẹp, trong sáng giàu tình thương và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người.
          • Hai câu sau: Có sự đối lập giữa lý trí với tình cảm. Lý trí khẳng định Bác còn sống mãi với non sông đất nước (học sinh cần phân tích hình ảnh ẩn dụ “trời xanh là mãi mãi”). Dù tin là như thế nhưng nhà thơ lại nhói đau trước sự ra đi của Bác (Học sinh cần phân tích, cặp quan hệ từ “vẫn biết … mà sao”, câu hỏi tu từ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe nhói”). Từ đó hình ảnh Bác hiện lên vừa vĩ đại, thiêng liêng nhưng cũng rất đỗi gần gũi, thân thiết với mỗi người.
        • Khổ 4: Cảm xúc lưu luyến và ước nguyện được mãi bên Người của nhà thơ khi nghĩ đến giây phút chia tay. 
          • Câu thơ đầu là nỗi nhớ thương xúc động mãnh liệt không kìm nén nổi được diễn tả một cách mộc mạc, chân thành đậm chất Nam Bộ.
          • Ba câu thơ sau: Ước nguyện chân thành của nhà thơ muốn hóa thân vào những cảnh vật bên lăng Bác để được ở mãi bên Bác. Đặc biệt được muốn làm cây tre trung hiếu thủy chung với con đường Bác đã lựa chọn. Chú ý khai thác điệp ngữ “muốn làm” kết hợp với điệp cấu trúc câu, hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa con chim, đóa hoa, cây tre. Đặc biệt hình ảnh hàng tre ở khổ thơ đầu lặp lại ở cuối bài đã tạo kết cấu đầu cuối tương ứng tô đậm hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn.
      • Đánh giá:
        • Đặc sắc nghệ thuật: Giọng thơ vừa trang nghiêm, vừa sâu lắng, vừa thiết tha, hình ảnh ẩn dụ đẹp và trang nhã, ngôn ngữ bình dị, hàm súc…
        • Đặc sắc nội dung: Đoạn thơ thể hiện lòng thành kính biết ơn, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người khi vào lăng viếng Bác. Đó là tình cảm của cả dân tộc ta với Bác.
        • Đoạn thơ đã góp phần làm nên thành công chung của bài thơ. Viếng lăng Bác như một nén hương thơm mà Viễn Phương thành kính dâng nên Bác kính yêu. Bài thơ đã góp thêm một tiếng thơ xúc cảm và sâu lắng trong bản tình ca viết về Bác.
    • Lưu ý chung: Sau khi chấm điểm từng câu, giám khảo cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách hợp lý, đảm bảo đánh giá đúng năng lực của học sinh. Điểm toàn bài lẻ 0,25 điểm, không làm tròn.
      • Phần thang điểm trên đây ghi điểm tối đa cho mỗi ý, nếu học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu về kiến thức về kỹ năng làm bài thì không thể đạt tối đa số điểm này.
    ATNETWORK

Mã câu hỏi: 87941

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Ngữ văn

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON