Qua bài học này, các em được biết các kiến thức như: liên kết gen, thí nghiệm của Morgan trên ruồi giấm, giải thích kết quả phép lai thuận, sơ đồ lai, hoán vị gen, thí nghiệm của Morgan và hiện tượng hoán vị gen, giải thích- cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen, sơ đồ lai, ý nghĩa của liên kết gen và hoán vị gen
-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5168 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 870 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 946 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1076 TS. Phạm Sỹ Nam
Chào các em! Hôm nay chúng ta sẽ đi vào một nội dung mới của Chuyên đề 4: Các quy luật di truyền. Trong nội dung hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các quy luật của một nhà khoa học mới đó là Mocgan.
* Đối tượng nghiên cứu Mocgan
1. Thí nghiệm:
Cho ruồi thân xám, cánh dài (t/c) lai ruồi thân đen, cánh cụt
→ F1: 100% thân xám, cánh dài
F1 x phân tích → Fb: 1 xám, dài : 1 đen, cụt
2. Phân tích thí nghiệm:
P(t/c) → F1: 100% xám, dài
⇒ Xám > đen và dài > ngắn (cụt)
⇒ Kiểu gen F1: Dị hợp 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng (thân, cánh)
. F1 x phân tích (lai với đen, cụt)
→ Fb: 1 : 1 = 2 tổ hợp = 2 x 1
Vì F1 dị hợp 2 cặp gen mà chỉ cho 2 loại giao tử ⇒ Có hiện tượng liên kết gen giữa kiểu gen quy định màu sắc thân và chiều dài cánh
3. Cơ sở tế bào học:
Gen quy định màu sắc thân và chiều dài cánh cùng nằm trên 1 cặp NST và di truyền cùng nhau.
4. Sơ đồ lai:
Quy ước: B: thân xám > b: thân đen
V: Cánh dài > \(v\): cánh cụt
P(t/c): Thân xám, cánh dài x Đen, cụt
\(\frac{BV}{\overline{BV}}\) \(\times\) \(\frac{bv}{ \overline{bv}}\)
Gp: \(\underline{BV}\) \(\downarrow\) \(\underline{bv}\)
F1: 100% \(\frac{BV}{\overline{\ bv \ }}\) (xám, dài)
♂ F1 x phân tích: \(\frac{BV}{\overline{\ bv \ }}\) \(\times\) \(\frac{bv}{ \overline{bv}}\)
GF1: \(\frac{1}{2} \ \underline{BV} \ : \ \frac{1}{2}\ \underline {Bv}\) \(\downarrow\) \(\underline {bv}\)
Fb: \(\frac{1}{2}\frac{BV}{\overline{ \ bv \ }} : \frac{1}{2}\frac{bv}{\overline{ \ bv \ }}\)
1 xám, dài : 1 đen, cụt
5. Nội dung quy luật:
- Các gen cùng nằm trên 1 NST thì phân li cùng nhau và hình thành nhóm gen liên kết.
- Số nhóm gen liên kết = bộ NST đơn bội
- Số nhóm gen liên kết = số tính trạng liên kết