-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5168 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 870 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 946 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1076 TS. Phạm Sỹ Nam
Chào các em, hôm nay chúng ta tiếp tục với chuyên đề Tiến hóa sinh học.
Loài sinh học và các cơ chế cách ly.
1. Loài sinh học
1.1. Khái niệm loài sinh học
Loài là một hoặc một nhóm quần thể bao gốm các cá thể có khả năng giao phối với nhau sinh ra con cái có sức sống và sức sinh sản và được cách ly với nhóm quần thể khác.
* Hạn chế:
- Trong tự nhiên, đôi khi rất khó nhận biết hai loài có thực sự cách ly sinh sản với nhau hay không.
- Tiêu chuẩn cách ly sinh sản không thể áp dụng để phân biệt hai loài sinh sản vô tính hoặc các loài tự thụ phấn nghiêm ngặt.
Tiêu chuẩn cách ly sinh sản vẫn là tiêu chuẩn chính xác nhất và áp dụng chủ yếu cho các loài giao phối.
1.2 Các tiêu chuẩn để phân biệt hai loài thân thuộc
a) Tiêu chuẩn hình thái
Hai loài khác nhau thường có sự gián đoạn về tính trạng, có sự khác nhau về hình thái.
b) Tiêu chuẩn địa lý - sinh thái
Hai loài khác nhau thường phân bố ở những khu vực địa lý khác nhau.
c) Tiêu chuẩn sinh lý - sinh hóa
Hai loài khác nhau có các đặc điểm sinh lý và sinh hóa khác nhau, cụ thể là sự khác nhau về cấu trúc, chưc năng protein, ADN, ARN.
Áp dụng chủ yếu và chính xác nhất đối với các loài sinh sản vô tính.
d) Tiêu chuẩn cách ly sinh sản
Hai loài giao phối có sự cách ly sinh sản với nhau.
Cách ly sinh sản về bản chất là cách ly di truyền, nghĩa là sự khác nhau về bộ máy di truyền giữa hai loài.
Tiêu chuẩn này đề phân biệt hai loài khác nhau hoặc để phân biệt hai quần thể có cùng một loài hay không đặc biệt, các loài khác nhau về hình thái.
Đối với các loài giao phối thì tiêu chuẩn cách ly sinh sản là tiêu chuẩn chính xác nhất để phân biệt hai loài.
* Mỗi tiêu chuẩn chỉ có một giá trị tương đối, tùy trường hợp có thể áp dụng một tiêu chuẩn hoặc nhiều tiêu chuẩn để phân biệt hai loài.
1.3. Sơ đồ cấu trúc loài
Loài là một hệ thống quần thể có phân bố liên tục hoặc gián đoạn, khi phân bố gián đoạn thì tạo thành các nòi.
- Nòi địa lý là các nòi phân bố ở các khu vực địa lý khác nhau.
- Nòi sinh thái là hai nòi là các nòi phân bố ở các ổ sinh thái khác nhau, thích nghi ở các điều kiện sinh thái khác nhau.
- Nòi sinh học là những nòi kí sinh ở các vật chủ khác nhau hoặc trên các bộ phận khác nhau của cơ thể vật chủ.
2. Các cơ chế cách ly
2.1. Cách ly địa lý
Cách ly địa lý là những trở ngại về mặt địa lý (sông, núi, biển...) ngăn cản các cá thể của hai quần thể gặp gỡ và giao phối với nhau.
2.2. Cách ly sinh sản
Cách ly sinh sản là những trở ngại ngăn cản hai loài giao phối với nhau hoặc ngăn cản việc sinh ra con lai có sức sống và sức sinh sản.
a) Cách ly trước hợp tử
Cách ly trước hợp tử là sự ngăn cản các cá thể của hai quần thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản sự hình thành hợp tử.
- Các hình thức:
- Cách ly nơi ở: Hai loài sống trong cùng một khu vực địa lý nhưng ở 2 ổ sinh thái khác nhau nên không gặp gỡ và giao phối với nhau.
- Cách lý tập tính: Mỗi loài có tập tính giao phối khác nhau nên chúng không giao phối với nhau.
- Cách ly thời gian (cách ly mùa vụ): Mỗi loài có một mùa sinh sản khác nhau nên chúng không giao phối với nhau.
- Cách ly cơ học: Hai loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau, không thể giao phối với nhau.
b) Cách ly sau hợp tử
Cách ly sau hợp tử là sự ngăn cản sự hình thành con lai hoặc sinh ra con lai không có sức sống và sức sinh sản.
- Các hình thức:
- Giao phối với nhau tạo thành hợp tử nhưng hợp tử chết.
- Hợp tử phát triển thành con lai nhưng con lai không có sức sống.
- Sinh ra con lai có sức sống nhưng không có khả năng sinh sản.